Tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Kiên Giang:

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại ngân hàng phát triển việt nam - chi nhánh kiên giang (Trang 35)

* Mơi trường kinh tế:

Mơi trường kinh tế sẽ chi phối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo thuận lợi hay bất lợi vì nếu nền kinh tế ổn định, phát triển sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển và tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Trong những năm qua tình hình kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển. Các ngành kinh tế trọng điểm đều cĩ mức tăng trưởng khá. Trong những năm qua, các ngành, các cấp đều cĩ sự phối kết hợp tốt, khắc phục khĩ khăn, huy động tốt các nguồn lực và khơng cĩ yếu tố khách quan nào tác động tiêu cực gây ảnh hưởng đến sản xuất, điều này thể hiện rất rõ qua tốc độ tăng trưởng và phát triển cũng như sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tích cực.

Trong giai đoạn 2007 - 2012, nền kinh tế Kiên Giang cĩ bước tăng trưởng tương đối tốt thể hiện qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:

Bảng 2.1: Số liệu GDP tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2007 – 2012:

Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 GDP (tỷ đồng) 13.487 15.182 16.777 18.792 21.099 23.590 Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) 13,18 12,57 10,51 12,00 12,28 11,81

GDP bình quân đầu người (USD) 746 830 906 1.003 1.117 1.238

ĐVT: tỷ đồng

Biểu đồ 2.1: Quá trình tăng trưởng GDP của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2007 – 2012

ĐVT: %

Năm

Nền kinh tế Kiên Giang đang trên đà phát triển tốt, nhất là qua 5 năm thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 2006 - 2010, Đảng bộ và quân dân trong tỉnh đã cĩ nhiều cố gắng, nỗ lực phấn đấu để đạt được những thành tích quan trọng như: nền kinh tế vẫn duy trì được khả năng tăng trưởng cao, năm 2011 đạt 12,28% và năm 2012 đạt 11,81%; quy mơ tổng sản phẩm nền kinh tế của tỉnh năm 2011 đạt 21.099 tỷ đồng và 2012 đạt 23.590 tỷ đồng (gấp 1,5 lần năm 2008), GDP bình quân đầu người năm 2011 đạt 1.117 USD và năm 2012 đạt 1.238 USD (giá 94) (gấp 1,5 lần với năm 2008);

Cơ cấu kinh tế tỉnh Kiên Giang trong những năm qua vẫn duy trì được sự ổn định, nơng, lâm, ngư nghiệp vẫn đĩng vai trị chủ đạo, ngành cơng nghiệp cần được đầu tư nhiều hơn nữa để tương xứng với tìm năng của tỉnh, bên cạnh dịch vụ du lịch ở Kiên Giang cũng là một thế mạnh cần được đầu tư. Cuối năm 2012, tỷ trọng nơng, lâm, ngư nghiệp chiếm 43,80%; cơng nghiệp, xây dựng chiếm 23,80%; dịch vụ chiếm 32,50%. Cụ thể:

Bảng 2.2. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2007 - 2012

Đơn vị tính: % Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Cơ cấu GDP

- Nơng, lâm, ngư nghiệp - Cơng nghiệp, xây dựng - Dịch vụ 43,60 26,20 30,20 47,40 23,20 29,40 43,40 24,60 32,00 42,60 24,40 33,00 46,50 23,30 30,20 43,80 23,80 32,40

“Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang”

ĐVT: %

* Ngành nơng - lâm-thủy sản:

Lĩnh vực nơng – lâm – thủy sản cĩ sự chuyển dịch tương đối rõ nét, hiệu quả sử dụng đất được tăng lên, đã chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuơi trồng thủy sản. Đất nơng nghiệp sử dụng hiệu quả hơn, cơ cấu vật nuơi từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hĩa gắn với thị trường. Sản lượng lúa năm 2008 đạt 3.387.234 tấn, tăng 1.199.241 tấn so với năm 2001. Nuơi trồng thủy sản phát triển khá nhanh, năm 2008 diện tích nuơi trồng 107.523ha, sản lượng 110.230 tấn, so với năm 2001 diện tích tăng 2,9 lần và sản lượng tăng 6,5 lần. Riêng diện tích tơm nuơi đạt 81.255ha, sản lượng 28.601 tấn, trong đĩ nuơi tơm cơng nghiệp và bán cơng nghiệp 1.428ha tập trung chủ yếu ở vùng tứ giác Long Xuyên. Sản lượng khai thác tăng từ 311.618 tấn năm 2006 lên 318.255 tấn năm 2008.

* Cơng nghiệp:

Cơng nghiệp của tỉnh phát triển chủ yếu ở 2 lĩnh vực truyền thống là sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nơng hải sản. Sản lượng sản xuất xi măng năm 2008 đạt trên 4.605.000 tấn tăng gấp 2 lần năm 2001. Chế biến thủy sản thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngồi tỉnh đầu tư vào khu cảng cá Tắc Cậu, cơng suất trên 114.764 tấn với cơng nghệ hiện đại.

* Thương mại – dịch vụ, du lịch:

Thị trường xuất khẩu được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh với các mặt hàng chủ lực là gạo và thủy sản, kim ngạch xuất khẩu 2008 đạt 491 triệu USD bằng 4,5 lần năm 2001. Lượng khách du lịch tăng nhanh từ 1.182.908 lượt khách năm 2001 lên 3.450.000 lượt khách năm 2008 và khoảng 5.600.000 lượt khách năm 2012. Số cơ sở kinh doanh du lịch cũng tăng đáng kể, nhiều dự án du lịch đã và đang triển khai đầu tư. Năng lực vận tải đường khơng, đường bộ, đường thủy tăng nhanh về số lượng, chất lượng phục vụ tăng cao.

* Các khu cơng nghiệp:

Kiên Giang cĩ 5 Khu cơng nghiệp nằm trong danh mục các Khu cơng nghiệp Việt Nam được Chính phủ cho phép thành lập đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 với tổng diện tích là 759ha, gồm:

- Khu cơng nghiệp Thuận Yên, thị xã Hà Tiên (141ha): đã hồn tất hồ sơ lập quy hoạch chi tiết và đã được UBND tỉnh phê duyệt. Hiện nay, UBND đã giao cho Cơng ty TNHH Thuận Yên làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN với

tổng kinh phí đầu tư dự án khoảng 500 tỷ đồng. Cơng tác bồi thường, giải phĩng mặt bằng giai đoạn I đã thực hiện xong với diện tích 113,15ha, kinh phí chi trả bồi thường: 18 tỷ đồng. Hiện nay, Ban quản lý các Khu cơng nghiệp đang phối hợp với Hội đồng đền bù giải phĩng mặt bằng của thị xã Hà Tiên tổ chức chi trả đền bù cho các hộ dân cịn lại. Về triển khai đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật: tổng giá trị đầu tư là 26.528 tỷ đồng, trong đĩ vốn ngân sách nhà nước: 18.828 tỷ đồng (vốn trung ương: 17.454 tỷ đồng, vốn địa phương: 1.374 tỷ đồng), vốn nhà đầu tư: 7.700 tỷ đồng.

- Khu cơng nghiệp Thạnh Lộc, huyện Châu Thành (250ha): được sự thống nhất của UBND tỉnh cho điều chỉnh lại quy hoạch tổ hợp Khu cơng nghiệp Thạnh Lộc, lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu cơng nghiệp và lập lại hồ sơ chuẩn bị đầu tư Khu cơng nghiệp. Cơng ty Phát triển Hạ tầng–đơn vị được UBND tỉnh quyết định giao làm chủ đầu tư – đã thực hiện xong việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết, thơng qua Hội đồng kiến trúc, đang trình UBND tỉnh phê duyệt. Hiện Cơng ty đang tiến hành lập dự án đầu tư với diện tích 150ha và phương án bồi thường giải phĩng mặt bằng giai đoạn I, diện tích 120ha, kinh phí 413 tỷ đồng (trong đĩ vốn cần được hỗ trợ từ ngân sách tỉnh để giải phĩng mặt bằng và đầu tư hạ tầng, trả lãi vay, trả vốn vay là 263,55 tỷ đồng). Dự kiến sẽ triển khai chi trả bồi thường, giải phĩng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng trong 2 năm 2011- 2012.

- Các Khu cơng nghiệp cịn lại (Khu cơng nghiệp Tắc Cậu, huyện Châu Thành, diện tích 68ha; Khu cơng nghiệp Xẻo Rơ, huyện An Biên, diện tích 200ha; Khu cơng nghiệp Kiên Lương II, huyện Kiên Lương, diện tích 100ha): Ban quản lý các Khu cơng nghiệp đang thực hiện cơng tác lập quy hoạch chi tiết và chuẩn bị đầu tư đối với Khu cơng nghiệp Xẻo Rơ, huyện An Biên và Khu cơng nghiệp Kiên Lương II. Hiện nay, quy hoạch chi tiết Khu cơng nghiệp Xẻo Rơ đã được UBND tỉnh phê duyệt xong. Riêng Khu cơng nghiệp Tắc Cậu đã chuyển giao xong nhiệm vụ quản lý từ Sở Nơng nghiệp & PTNT về Ban quản lý các Khu cơng nghiệp. Đồng thời, đang xúc tiến việc kêu gọi đầu tư vào các Khu cơng nghiệp và cĩ một số nhà đầu tư đến tìm hiểu nhưng đến nay vẫn chưa cĩ nhà đầu tư nào chính thức đăng ký thực hiện dự án đầu tư. Bên cạnh đĩ, gắn với 5 Khu cơng nghiệp cịn cĩ 4 khu dân cư-tái định cư với tổng diện tích 148ha và 1 khu dịch vụ-thương mại với diện tích 69ha. Ngồi ra, Thủ tướng Chính phủ cho phép Tập đồn Tân Tạo lập đề án quy hoạch Khu cơng nghiệp Kiên Lương với diện tích dự kiến khoảng 2.600ha để báo cáo các bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng

Chính phủ xem xét, quyết định. Giai đoạn 2010-2015 theo Nghị của đại hội Đảng Bộ tỉnh lần thứ IX, tỉnh Kiên Giang phải tập trung đẩy mạnh tổ chức triển khai cho được 2 Khu cơng nghiệp Thuận Yên và Thạnh Lộc đi vào hoạt động.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại ngân hàng phát triển việt nam - chi nhánh kiên giang (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)