Hai chỉ tiêu định lương cơ bản để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của NHPT Việt Nam, đĩ là: Doanh số cho vay và tốc độ tăng doanh số. Doanh số cho vay thể hiện quy mơ tuyệt đối của hoạt động tín dụng, cịn tốc độ tăng doanh số thể hiện khả năng mở rộng quy mơ và hình thức cho vay qua các thời kỳ. Doanh số cho vay lớn và tốc độ cho vay tăng nhanh cho thấy khả năng mở rộng tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên, như trên đã phân tích, đĩ mới chỉ là điều kiện chứ chưa thể khẳng định chất lượng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng Phát triển mà cần phải kết hợp nghiên cứu, phân tích các chỉ tiêu khác, bao gồm:
- Tổng vốn huy động: Đây là chỉ tiêu biểu hiện quy mơ số vốn mà Ngân hàng Phát triển huy động từ các nguồn: ngân sách, vay nợ nước ngồi,... trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu này biểu hiện khả năng cho vay của Ngân hàng. Nếu tổng vốn huy động cao, khả năng cho vay lớn và ngược lại. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần kết hợp với các chỉ tiêu định lượng khác để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Chẳng hạn, nếu tổng vốn huy động của Ngân hàng cao, trong khi doanh số cho vay nhỏ, tốc độ tăng doanh số cho vay chậm thì chất lượng hoạt động của Ngân hàng khơng cao.
- Hiệu suất sử dụng vốn: Hiệu suất sử dụng vốn nĩi lên khả năng cho vay vốn so với tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng cĩ thể ngày càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần kết hợp với các chỉ tiêu khác để đánh giá một cách tổng quát, khơng chỉ dựa trên cơ sở chỉ tiêu trên để đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Bởi vì, đánh giá như vậy là phiến diện, sẽ dễ dẫn đến đánh giá sai. Chẳng hạn, tỷ lệ nợ quá hạn cao trong khi hiệu suất sử dụng vốn cũng cao thì chất lượng hoạt động tín dụng của NHPT chưa chắc đã cao, thậm chí cịn thấp.
- Tỷ lệ nợ quá hạn: Chỉ tiêu này phản ánh khái quát về tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng trong quá trình cho vay. Chỉ tiêu này càng thấp thì chất lượng hoạt động của Ngân hàng càng tốt và ngược lại. Bởi vì, chỉ tiêu này cao sẽ chứng tỏ Ngân hàng đang gặp nhiều rủi ro. Tuy nhiên, trong thực tế, do những rủi ro trong hoạt động tín dụng nĩi chung và hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Ngân hàng Phát triển là khơng thể tránh khỏi. Vì vậy, chấp nhận một tỷ lệ nợ quá hạn nhất định được coi như giới hạn an tồn. Theo khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ này nên ở mức dưới 5% là cĩ thể chấp nhận được.
- Tỷ lệ nợ xấu: là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu(nhĩm 3,4,5) và tổng dư nợ của NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Tỷ lệ này càng thấp càng tốt. Chỉ tiêu này phán ánh tốt nhất chất lượng tín dụng của NHTM.
- Chỉ tiêu lãi treo: là tỷ lệ phần trăm giữa lãi treo và tổng dư nợ của NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Lãi treo là số lãi phải thu nhưng chưa thu được của các khoản nợ được phân loại vào nhĩm 2,3,4,5.
Hoạt động tín dụng của NHPT Việt Nam là một hoạt động tín dụng chính sách cho ĐTPT, khơng vì mục đích lợi nhuận, hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt
Nam chủ yếu hoạt động và tổ chức thực hiện cho vay đầu tư theo định hướng và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ, hàng năm, vì mục đích tín dụng ĐTPT của Nhà nước đã được quy định rõ: tín dụng ĐTPT của Nhà nước nhằm hỗ trợ các dự án ĐTPT của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn, các lĩnh vực mà khơng cĩ sự ưu đãi đầu tư của Nhà nước thì sẽ khơng phát triển được, hoặc các lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà ít cĩ hiệu quả kinh tế trực tiếp, nên chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phát triển là một khái niệm tổng hợp, vừa mang tính cụ thể, vừa mang tính trừu tượng, nĩ được biểu hiện qua các chỉ tiêu liên quan đến nhiều đối tượng: Ngân hàng Phát triển, bên đi vay của Ngân hàng và quan trọng nhất là tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Để đánh giá một cách chính xác chất lượng hoạt động tín dụng ĐTPT của Ngân hàng Phát triển thì phải đánh giá tồn bộ các chỉ tiêu đĩ trong một hệ thống cả trên tầm vi mơ cũng như vĩ mơ. Đồng thời, cũng cần căn cứ vào định hướng, chủ trương ĐTPT trong từng lĩnh vực, ngành hay chương trình, dự án cụ thể để cĩ sự đánh giá mức độ ưu tiên cho chỉ tiêu này hay chỉ tiêu khác, cho đối tượng này hay đối tượng khác [6].
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:
Tác giả đã đưa ra khái nhiệm về tín dụng ĐTPT của Nhà nước, sự cần thiết của nghiệp vụ tín dụng này đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là các tiêu chí để đánh giá hiệu, quả chất lượng hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước gồm các tiêu chí định tính và định lượng.
* Các chỉ tiêu định tính gồm cĩ:
- Hoạt động tín dụng phải bảo đảm để Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện được chức năng mà Nhà nước đã giao, đồng thời phải mang lại thu nhập cho NHPT đủ để trang trải các khoản chi phí liên quan và hạn chế thấp nhất nguy cơ rủi ro như khơng thu hồi được vốn cho vay hoặc thu hồi chậm.
- Khả năng sử dụng vốn vay cĩ hiệu quả của bên đi vay.
- Đĩng gĩp cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của vùng, địa phương và cả nước.
* Chỉ tiêu định lượng gồm cĩ:
- Doanh số cho vay. - Tốc độ tăng doanh số.
Tuy nhiên, như trên đã phân tích, đĩ mới chỉ là điều kiện chứ chưa thể khẳng định tính hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam mà cần phải kết hợp nghiên cứu, phân tích các chỉ tiêu khác, bao gồm:
- Tổng vốn huy động. - Hiệu suất sử dụng vốn. - Tỷ lệ nợ quá hạn.
Các chỉ tiêu này sẽ làm cơ sở cho tác giả phân tích chất lượng hoạt động tín dụng ĐTPT tại NHPT Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI NHPT VIỆT NAM - CHI NHÁNH KIÊN GIANG