g. Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế
1.2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế
Thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động giám sát của CQT đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế (đăng ký thuế, kê khai thuế, ...), chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của NNT, nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh. Thanh tra, kiểm tra thuế nhằm mục đích phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi VPPL thuế.
Kiểm tra thuế là một trong bốn chức năng cơ bản của QLT theo mô hình chức năng. Bên cạnh việc tôn trọng kết quả tự tính, tự khai, tự nộp của NNT, CQT thực hiện các biện pháp giám sát hiệu quả vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện, vừa đảm bảo phát hiện, ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật thuế. Kiểm tra một biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu
nhằm phát hiện, ngăn ngừa vi phạm, giúp NNT kịp thời chấn chỉnh, khắc phục các hành vi vi phạm pháp luật thuế.
Kiểm tra thuế được thực hiện theo một trình tự nhất định. Kiểm tra thuế được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến NNT, đánh giá việc chấp hành pháp luật của NNT, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Qua việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT nếu phát hiện sai sót thì yêu cầu NNT giải trình, bổ sung để chứng minh tính chính xác, trung thực các chỉ tiêu đã kê khai. Trường hợp NNT không giải trình, bổ sung hoặc không chứng minh được tính chính xác, trung thực của việc khai thuế thì CQT tiến hành kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.
Công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại DN phải theo nguyên tắc:
- Thanh tra, kiểm tra thuế phải dựa vào các quy định của pháp luật và tuẩn thủ theo pháp luật; coi pháp luật là cơ sở pháp lý và chuẩn mực để kết luận vấn đề kiểm tra, thanh tra, tránh mọi biểu hiện chủ quan, tùy tiện trong quá tình tiến hành và kết luận kiểm tra, thanh tra.
- Thực hiện phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến NNT, đánh giá việc chấp hành pháp luật của NNT, xác minh và thu thập chứng cứ để xác dịnh hành vi VPPL thuế.
- Không làm cản trở hoạt động bình thường của các DN, các cơ quan tổ chức cá nhân có liên quan.
Về công tác thanh tra thuế
Kiểm tra và thanh tra thuế tuy là hai khái niệm gần nhau, cùng với mục đích phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm các hành vi vi phạm Pháp luật thuế; cùng cách thức và phương pháp tiến hành là xem xét hoạt động thực tế của người nộp thuế, qua đó phân tích, đánh giá, tính toán dữ liệu và các minh, phát hiện xử lý hành vi vi phạm. Tuy nhiên về cơ bản thanh tra thuế chỉ
được cơ quan Thuế có thẩm quyền thanh tra tại trụ sở người nộp thuế, theo các hình thức: Thanh tra thuế được thực hiện căn cứ vào kế hoạch thanh tra hàng năm và thanh tra đột xuất.
Kế hoạch thanh tra hàng năm được lựa chọn dựa trên tiêu chí phân tích đánh giá rủi ro chuyên sâu; lựa chọn các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn, ngành nghề đa dạng và đặc biệt nhằm so sánh đánh giá mức độ đóng góp ngân sách nhà nước của từng loại hình doanh nghiệp trên toàn tỉnh để hoạch định công tác thuế lâu dài.
Thời gian tiến hành cuộc thanh tra thuế được thực hiện trong vòng 30 ngày làm việc.
Thực hiện thanh tra thuế trong các trường hợp: DN có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng thì thanh tra định kỳ một năm không quá một lần; DN có dấu hiệu VPPL về thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế. [13, tr.49].
Về công tác kiểm tra thuế
Kiểm tra thuế là việc cơ quan thuế tiến hành kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, tìa liệu trong hồ sơ thuế nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế.
Thời gian tiến hành cuộc kiểm tra thuế chỉ được thực hiện trong thời gian 5 ngày làm việc.
Kiểm tra thuế được thực hiện dưới hai hình thức: Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế và kiểm tra tại trụ sở của NNT.
- Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế: để đánh giá sự tuân thủ pháp luật về thuế của NNT, CQT thường xuyên tiến hành kiểm tra các hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế. Công chức thuế thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung kê khai trong hồ sơ thuế với cơ sở dữ liệu của NNT và tài liệu có liên
quan về NNT để phân tích, đánh giá tính tuân thủ hoặc phát hiện các trường hợp khai chưa đầy đủ dẫn tới việc thiếu thuế hoặc trốn thuế, gian lận thuế.
Trường hợp phát hiện trong hồ sơ chưa đủ tài liệu theo quy định hoặc khai chưa đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định thì CQT thông báo cho người nộp thuế biết để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định [13, tr.45-46].
- Kiểm tra tại trụ sở NNT: cơ quan thuế sẽ tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT trong các trường hợp NNT không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo thông báo của CQT; không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng mình được số thuế đã khai là đúng; hoặc CQT không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp; các trường hợp thuộc diện kiểm tra hồ sơ trước khi hoàn thuế [14, tr.46-48].