a. Thành công
3.2.4. Hoàn thiện việc xử lý các vi phạm
Cơ quan thuế cần tăng cường phối hợp với cơ quan công an, phòng Tài chính – Kế hoạch đôn đốc người nộp thuế vừa thực hiện đăng ký thuế vừa xin cấp giấy chứng minh nhân dân và vừa xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế kịp thời, khắc phục tình trạng mất chứng minh nhân dân, thiếu hồ sơ đăng ký thuế như thời gian qua. Phối hợp với cơ quan quản lý thị trường thường xuyên đôn đốc các hộ kinh doanh thực hiện đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.
Cương quyết xử lý vi phạm pháp luật thuế đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế, một số trường hợp gởi tờ khai chậm trong 1 – 2 ngày thì thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về thuế với hình thức cảnh cáo nhằm nhắc nhở người nộp thuế kê khai thuế đúng thời gian quy định, tuyệt đối tránh trường hợp vận dụng, xử lý để người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế như trường hợp nộp hồ sơ khai thuế đúng thời hạn.
Hoàn thiện công tác cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã lợi dụng cơ chế đăng ký kinh doanh thông thoáng để thành lập doanh nghiệp, xin ra kinh doanh nhưng chây ỳ, nợ đọng thuế rồi sau đó xin nghỉ kinh doanh, vừa gây khó khăn cho công tác quản lý thuế vừa gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Để kiểm soát và hạn chế được nợ đọng thuế, phấn đấu không để tổng số nợ thuế đến thời điểm 31/12 hàng năm vượt quá 5% so với số thực hiện thu ngân sách, cần phải thực hiện triệt để, quyết liệt các biện pháp sau:
Thứ nhất, Cục thuế tiến hành nghiên cứu và ban hành các quy chế phối hợp giữa các bộ phận trong công tác quản lý nợ thuế (để khắc phục những hạn chế về tổ chức bộ máy), bổ sung những nội dung quy định về thủ tục, trách nhiệm của từng đội thuế trong việc đôn đốc thu nợ thuế.
Thứ hai, cần có các biện pháp tích cực, kiên quyết để cưỡng chế thu tiền thuế nợ như phong tỏa tài khoản, trích tiền từ tài khoản ngân hàng của người nộp thuế, khấu trừ một phần thu nhập của người nộp thuế, kê biên tài sản bán đấu giá để thu đủ tiền thuế nợ, tiền phạt. Đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng cần chuyển hồ sơ cho các cơ quan chức năng để xử lý hình sự theo quy định của luật quản lý thuế, có như vậy mới có tác dụng răn đe, ngăn chặn được các trường hợp vi phạm về sau.
Thứ ba, giao chỉ tiêu thu nợ thuế cho từng cán bộ trực tiếp quản lý nợ, coi đây là tiêu chí để đánh giá, bình xét hoàn thành nhiệm vụ của từng cá nhân. Đồng thời động viên, khen thưởng kịp thời cho những cán bộ, công chức thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thứ tư, thực hiện nghiêm túc việc phát lệnh thu số tiền thuế còn nợ đọng nhằm đảm bảo thu hồi lịp thời số tiền thuế nợ.
Thứ năm, tăng cường công tác phân loại nợ thuế theo phương pháp đánh giá rủi ro để có biện pháp xử lý số thuế nợ đọng. Đối với những khoản nợ do người nộp thuế đã giải thể, phá sản, bỏ trốn mất tích cần lập hồ sơ trình Bộ tài chính làm thủ tục xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, gia hạn nợ thuế đối với người nộp thuế kinh doanh thua lỗ, gặp khó khăn về tài chính những có cam kết trả nợ để khuyến khích người nộp thuế thanh toán hết nợ gốc. Đồng thời, thực hiện gia hạn nộp thuế đối với một số trường hợp thay đổi chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của người nộp thuế. Đối với những khoản nợ có khả năng thu cần áp dụng các biện pháp mạnh như phát lệnh thu qua ngân hàng để trích tiền từ tài khoản ngân hàng của người nộp thuế nhằm đảm bảo thu đủ tiền thuế nợ, tiền phạt. Bên cạnh đó, Cục thuế cần tổ chức bồi dưỡng chuyên sâu theo từng chức năng quản lý cho cán bộ để trang bị kiến thức chuyên sâu, chuyên ngành, kỹ năng thành thạo và kinh nghiệm.