Giải pháp từ phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 62)

Doanh nghiệp là chủ thể thực sự tham gia và chịu tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp phụ thuộc vào sức cạnh tranh, tính năng động và sáng tạo của chính bản thân

56

họ. Do vậy, các DNNVV hơn ai hết cần nhanh chóng, chủ động chuẩn bị những hành trang cần thiết, tạo dựng một cách căn bản năng lực hội nhập kinh tế quốc tế, sẵn sàng nắm bắt các thời cơ và đương đầu với các thách thức trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

3.2.2.1. Nhận thức rõ về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và những cam kết hội nhập

Ngay từ thời điểm hiện tại, từng ngành hàng, từng hiệp hội và từng doanh nghiệp cụ thể phải chủ động phân tích, tìm hiểu về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến mình như thế nào, có những tác động tích cực, tác động tiêu cực gì. Phải nắm bắt và hiểu rõ được luật pháp thế giới có liên quan, các thông tin về các thị trường trên thế giới để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước mức độ cạnh tranh ngày càng tăng do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại. Có như vậy thì các doanh nghiệp mới có thể đưa ra những đối sách phù hợp nhất.

3.2.2.2. Xây dựng chiến lược thương hiệu

Trong tiến trình hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp muốn tồn tại và cạnh tranh trên thương trường thì phải nhanh chóng xây dựng cho sản phẩm doanh nghiệp của mình một thương hiệu mạnh. Thương hiệu đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp và xúc tiến thương mại, tạo cơ hội cho doanh nghiệp thâm nhập và chiếm lĩnh mở rộng thị trường.

Thương hiệu giúp bán giá cao hơn so với các sản phẩm cùng loại chưa có thương hiệu và tạo được lòng tin đối với khách hàng. Trong khi các doanh nghiệp trong nước mới bất đầu xây dựng thương hiệu, lại còn bị hạn chế chi phí xây dựng thương hiệu, thì các doanh nghiệp nước ngoài đã có nó từ lâu và chỉ việc mang vào Việt Nam mà không phải bỏ ra một đồng chi phí nào. Có thể nói, thương hiệu là tài sản vô hình nhưng cũng là tài sản vô giá của doanh nghiệp. Theo nhận định của các công ty tư vấn tiếp thị, ngoài chuyện ngân

57

sách hạn hẹp thì kinh nghiệm của doanh nghiệp trong nước về xây dựng và quảng bá thương hiệu cũng không nhiều.

Trong thương trường đầy cạnh tranh, có được một thương hiệu mạnh trở thành yếu tố sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Dù không có nhiều tiềm lực tài chính như các công ty tên tuổi trên thế giới, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vẫn đang nỗ lực để đầu tư cho thương hiệu theo điều kiện riêng của mình.

Một điều không thế phủ nhận, hội nhập cùng sự phát triển của bản thân thương hiệu đã cho người tiêu dùng Việt Nam cơ hội được sử dụng các dịch vụ tiện ích hơn, chất lượng hơn và các chính sách chăm sóc khách hàng ưu đãi hơn. Điều này cũng tạo nên sự cạnh tranh và vươn lên mạnh mẽ của những thương hiệu Việt Nam.

3.2.2.3. Tận dụng những cơ hội mới về nguồn nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ

Nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào ổn định cùng với thiết bị công nghệ hiện đại là cơ sở để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và do đó tác động mạnh đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Về công nghệ, các DNNVV cần phát huy sự năng động linh hoạt vốn có của mình để nắm bắt và tận dụng các cơ hội đi tắt đón đầu về công nghệ. Trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp khi tiếp cận với công nghệ hiện đại là vốn ít, tuy nhiên các DNNVV có nhiều cơ hội để vượt qua trở ngại này. Đó là tận dụng sự hỗ trợ về tài chính của Nhà nước; tận dụng sự liên doanh hợp tác, chuyển giao công nghệ từ các công ty nước ngoài; tận dụng các hình thức thuê tài chính, thuê vận hành; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu; tham gia thường xuyên vào các hội chợ công nghệ…

Đặc biệt, các DNNVV cần xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử. Thực tế đầu tư cho các công nghệ này không hề tốn kém nhưng mang lại hiệu quả rất cao,

58

tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả quản lý cho doanh nghiệp, mặt khác lại vừa có thể nắm bắt nhanh chóng và khai thác hiệu quả thông tin của thị trường, điều khiển các công việc kinh doanh một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.

3.2.2.4. Tăng cường hợp tác, mở rộng liên kết giữa các doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh

Với xuất phát điểm thấp, năng lực cạnh tranh không cao, các DNNVV chắc chắn sẽ không đủ chống chọi lại với những doanh nghiệp lớn, những công ty xuyên quốc gia khi mở cửa thị trường, tự do hóa thương mại và đầu tư. Vì vậy, để tồn tại được, các doanh nghiệp phải tăng cường các mối liên kết kinh tế. Để liên kết tốt, cần phải tập hợp lại trong một tổ chức kinh doanh mạnh, chẳng hạn như một hiệp hội ngành hàng hay hiệp hội theo vùng lãnh thổ để phối hợp hoạt động. Để nâng cao vai trò và hoạt động hiệu quả của các hiệp hội các doanh nghiệp thành viên phải nâng cao nhận thức, tích cực tham gia xây dựng và điều hành các hiệp hội mà mình tham gia.

Để mở rộng các mối liên kết kinh tế, trên địa bàn từng tỉnh thành phố, các DNNVV cần phải chủ động hợp tác với các doanh nghiệp lớn. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ và vừa không phải là hạn chế lẫn nhau mà hoàn toàn ngược lại, doanh nghiệp lớn có thể giúp các DNNVV trong việc hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp, chiến lược sản phẩm, đào tạo nhân sự, công nghệ; còn DNNVV có thể làm thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Việc liên kết giữa các doanh nghiệp sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh của tất cả các doanh nghiệp và cũng làm gia tăng cơ hội tồn tại và thành công của mỗi doanh nghiệp.

3.2.2.5. Chủ động áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Một trong những thách thức, cản trở lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam khi gia nhập thị trường thế giới chính là các rào cản kỹ thuật

59

trong thương mại. Các quốc gia, các tổ chức kinh tế, thương mại trong khu vực đều có những quy định liên quan đến tiêu chuẩn về hàng hóa và dịch vụ. Khi hội nhập kinh tế quốc tế, dù muốn hay không muốn các DNNVV Việt Nam cũng phải chấp hành các quy định này. Do đó, các doanh nghiệp cần phải chủ động áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tùy theo yêu cầu, quy định của luật pháp các nước và tùy theo khả năng của từng doanh nghiệp, đặc điểm của từng ngành mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng các tiêu chuẩn như: ISO, IEC, ITU, TQM, GMP… Bên cạnh đó cần phải tìm hiểu và đáp ứng tốt các yêu cầu về vệ sinh, an toàn, các yêu cầu về bao bì…

Các tiêu chuẩn này về ngắn hạn có thể là một thách thức đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nhưng chúng sẽ mang lại lợi ích thiết thực về lâu đài nhằm giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững.

3.2.2.6. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Một trong những điểm yếu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chính là vấn đề nguồn nhân lực, thiếu đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, công tác quản trị doanh nghiệp còn lạc hậu, thiếu tính khoa học và toàn diện. Vì vậy, để nâng cao trình độ nguồn nhân lực, doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp sau:

- Đào tạo một nguồn nhân lực giỏi về nghiệp vụ, thông thạo về ngoại ngữ, am hiểu sâu sắc về công việc của công ty, có kiến thức kinh doanh quốc tế và khả năng khai thác thông tin trên internet.

- Tổ chức các lớp học nghiệp vụ ngắn và dài hạn để đào tạo sâu hơn về chuyên môn, những khóa học này cần mở rộng cho mọi nhân viên đều có điều kiện tham gia. Mời các chuyên gia nước ngoài về giảng dạy để nhân viên có điều kiện trau dồi cả về nghiệp vụ lẫn ngoại ngữ.

- Đối với những người có tài năng, có trình độ chuyên môn sâu rộng, tâm huyết với công việc, cần có chế độ đãi ngộ hợp lý để có thể khuyến khích

60

và phát huy tài năng của họ. Đồng thời tổ chức việc đào tạo có trọng điểm theo những tiêu chuẩn nhất định để tạo lập đội ngũ nhân viên nòng cốt cho doanh nghiệp.

- Phát huy vai trò chủ động sáng tạo của nhân viên trong từng doanh nghiệp, cần tích cực lắng nghe ý kiến của nhân viên, khuyến khích họ nêu ra các sáng kiến mới.

- Ngoài ra, một vấn đề hết sức quan trọng là phải không ngừng nâng cao tính trung thực, đạo đức trong nghề nghiệp cũng như kinh doanh của nhân viên. Muốn vậy phải có chế độ thưởng phạt phân minh, kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm gây tổn hại tới tài sản và uy tín của doanh nghiệp. Đồng thời khen thưởng, khuyến khích những người hoàn thành tốt công việc, có sáng tạo, có trách nhiệm trong công việc.

Nguồn nhân lực bao gồm đội ngũ lao động và quản lý doanh nghiệp được coi là yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần phải có sự đầu tư, chú trọng thỏa đáng cho nguồn nhân lực, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển.

61

KẾT LUẬN

Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đã được hình thành và phát triển ngay từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế. Bằng sự phát triển của mình, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có nhiều đóng góp cho sự tăng trưởng, phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế và vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là không thể thiếu được trong tổng thể nền kinh tế. Qua đề tài “Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” đã làm sáng tỏ một số vấn đề có tính lý luận và thực tiễn như sau:

Thứ nhất, đề tài đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai, tiếp cận và phân tích một số vấn đề cơ bản về thực trạng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam cũng như những cơ hội và thách thức mở ra cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Thứ ba, chỉ ra được những khó khăn mà doanh nghiệp nhỏ và vừa đang mắc phải trong thời gian gần đây và nguyên nhân của nó.

Thứ tư, khóa luận đã đưa ra được các giải pháp và kiến nghị nhằm giải quyết các tồn tại và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong phạm vi nghiên cứu và thời gian hạn hẹp, đồng thời do hạn chế về trình độ của tác giả nên không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ: Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2. Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào, Nguyễn Hữu Thắng (2006), Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2008), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

4. Ban kinh tế thế giới – NCSEIF (2013), Báo cáo triển vọng tăng trƣởng kinh tế thế giới năm 2014.

5. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2013), Báo cáo Động thái doanh nghiệp Việt Nam sáu tháng đầu năm 2013, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông.

6. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2011), Báo cáo thƣờng niên doanh nghiệp Việt Nam 2010, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông. 7. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2012), Báo cáo thƣờng niên doanh nghiệp Việt Nam 2011, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông. 8. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2013), Báo cáo thƣờng niên doanh nghiệp Việt Nam 2012, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông.

9. Ủy ban kinh tế của Quốc hội (2012), Kỷ yếu hội thảo Diễn đàn Kinh tế mùa thu.

10. Cục Phát triển doanh nghiệp (2013), “Báo cáo định hướng Kế hoạch phát triển doanh nghiệp năm 2014”, http://business.gov.vn, Ngày 28/08/2013.

11. Cục Quản lý đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), “Tình

hình đăng ký kinh doanh 2013”, http://dangkykinhdoanh.gov.vn, Ngày

63

12. Xuân Bách (2014), “Doanh nghiệp dân doanh “đòi” bình đẳng”,

http://www.nhandan.com.vn, Ngày 29/04/2014.

13. Quốc Chánh (2014), “Cần bệ phóng cho khu vực kinh tế tư nhân?”,

http://www.baomoi.com, Ngày 25/04/2014.

14. Duyên Duyên (2014), “Doanh nghiệp dân doanh đang bị cạnh tranh không lành mạnh bởi doanh nghiệp thân hữu”, http://motthegioi.vn, Ngày 29/04/2014.

15. Nguyên Hà (2011), “Đã có 48.700 doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt

động”, http://doanhnhan.vneconomy.vn, Ngày 01/10/2011.

16. Hồ Hường (2012), “Năm 2011: Số doanh nghiệp giải thể lên tới 7.611”.

http://vcci.com.vn, Ngày 15/03/2012.

17. Cao Quỳnh (2013), “Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ: Vẫn còn rất nhiều khó khăn”, http://baoquangninh.com.vn,

Ngày 07/10/2013.

18. Xuân Thân (2013), “Doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động gia

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)