Thực trạng của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 37)

2.2.2.1. Tình hình doanh nghiệp đăng ký mới, giải thể, phá sản, ngừng hoạt động

Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới có sự gia tăng nhưng quy mô vốn ngày càng nhỏ đi.

Kể từ năm 2011, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới liên tục giảm sau khi đã tăng liên tục từ năm 2005 đến năm 2010. Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tính cho 9 tháng đầu năm 2013 đã tương đương với số doanh nghiệp đăng ký mới của năm 2007. Có thể thấy mặc dù

31

nền kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng rõ ràng vẫn còn nhiều doanh nghiệp tìm thấy cơ hội đầu tư và gia nhập thị trường.

Quy mô vốn đăng ký của các doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm 2013 có xu hướng giảm (tổng số vốn đăng ký đạt 281.359 tỷ đồng, giảm 21,6% so với cùng kỳ năm 2012). Quy mô vốn đăng ký bình quân vào khoảng 4,832 tỷ đồng tỷ đồng trên một doanh nghiệp, tương ứng với vốn của một doanh nghiệp nhỏ.

Xét theo các lĩnh vực, số lượng các DN đăng ký mới tập trung ở các lĩnh vực dịch vụ và giảm dần trong các khối sản xuất. Với quy mô nhỏ, các doanh nghiệp dịch vụ dễ dàng thích nghi với thị trường và linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Biểu đồ 2.3. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giai đoạn 2004 – T9/2013 160864 39959 46663 58907 65318 84531 89187 77548 69874 58231 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 T9/2013

Nguồn: Cục Quản lý Đăng ký doanh nghiệp

Số doanh nghiệp phá sản và giải thể giảm nhưng số doanh nghiệp tạm dừng hoạtđộng tăng cao so với cùng ký năm 2012

Việc các doanh nghiệp phá sản, giải thể và tạm dừng hoạt động tăng cao trong năm 2012 và 2013 phần nào cho thấy sự khó khăn của các doanh

32

nghiệp Việt Nam nói chung cũng như DNNVV nói riêng. Số doanh nghiệp phá sản, giải thể tăng đã làm mất đi một lượng lớn việc làm, khiến cho tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, giảm thu nhập hộ gia đình, từ đó làm giảm chi tiêu và tác động tới cầu hàng hóa. Điều này khiến cho các DN phải đối mặt với việc thu hẹp thị trường và hàng tồn kho tăng cao.

Biểu đồ 2.4. Số doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động 9 tháng đầu năm 2012 và 2013 6883 6742 31669 35717 0 10.000 20.000 30.000 40.000 9T/2012 9T/2013 ngừng hoạt động giải thể

Nguồn: Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh

Bên cạnh đó, số DN tạm dừng hoạt động năm 2013 tăng cao so với năm 2012 có thể được lý giải do tình hình kinh tế chưa có dấu hiệu hồi phục, các DN không có thị trường, không tiêu thụ được sản phẩm, tồn kho cao nên các DN tạm dừng hoạt động (tính chung đến 9 tháng đầu năm 2013 có khoảng 32% DN ngừng hoạt động đã quay trở lại kinh doanh).

Xét theo lĩnh vực, các doanh nghiệp giải thể, tạm dừng sản xuất tăng cao chủ yếu ở khối dịch vụ. Các lĩnh vực giảm nhiều nhất là Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; Quảng cáo và các chuyên môn khác (tăng 32,7%); Thông tin và truyền thông (tăng 27,7%); Dịch vụ lưu trú ăn uống (tăng 22,8%); Vận tải kho bãi (tăng 17,8%); Xây dựng (tăng 8%).

33

2.2.2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Tính đến hết tháng 9/2013, có tới 66% doanh nghiệp trong tổng số khoảng 450.000 doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh không có lãi. So với năm 2012, con số trên đã giảm từ 69% xuống còn 66%. Thực tế đó cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp làm ăn không có lãi, thua lỗ vẫn rất lớn dù Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ, giảm, giãn thuế giúp cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong suốt 1 năm qua.

Theo kết quả của báo cáo động thái doanh nghiệp Việt Nam sáu tháng đầu năm 2013 và các kiến nghị tháng 7/2013 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV nửa đầu năm 2013 xấu hơn nhiều so với năm 2012 nhưng một số yếu tố có dấu hiệu tốt hơn vào nửa cuối năm 2013.

Số lượng đơn hàng trong năm 2013 giảm, phù hợp với bối cảnh các doanh nghiệp đang phải đối mặt với việc thu hẹp thị trường tiêu thụ sản phẩm. Về giá bán bình quân có xu hướng giảm chậm lại và 6 tháng cuối năm 2103. Xu hướng giảm giá bán này có thể do doanh nghiệp sử dụng các biện pháp giảm giá bán, tăng chiết khấu để giải quyết lượng hàng tồn kho đang bị tồn đọng, kích thích nhu cầu.

Có thể thấy, tình hình sản xuất kinh doanh nói chung và lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm được đánh giá là xấu đi rất nhiều so với năm 2012. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do hầu hết các doanh nghiệp đều phải trải qua thời kỳ dài duy trì sản xuất chỉ để trả lãi ngân hàng, do vậy đến nay đã không còn đủ lực để phát triển sản xuất.

Như vậy, so với năm 2012, mặc dù được sự hỗ trợ rất nhiều của các chính sách nhưng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV vẫn sụt giảm. Hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận, doanh thu giảm do thu hẹp thị trường và giá vốn tăng cao.

34

Số doanh nghiệp nộp thuế giảm, nhiều doanh nghiệp có hiện tượng trốn thuế

Một trong những tiêu chí để đánh giá về tình hình hoạt động của các DNNVV năm 2013 là việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ những doanh nghiệp làm ăn có lãi mới phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Bảng 2.2. Tình hình nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011, 2012, 9 tháng/2013 và kế hoạch 2013 Đơn vị: Tỷ đồng Loại hình DN 2011 2012 9T/2013 Dự toán 2013 Tỷ lệ so với dự toán năm 2013 (%) DNNN 59.092 58.643 34.987 75.161 46,5 DN FDI 111.573 127.049 78.310 107.697 72,7 DN ngoài quốc doanh 25.393 28.261 22.143 36.855 60,1 Tổng cộng 196.058 213.953 135.440 219.713 61,6

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính

Sau 9 tháng, số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp chỉ chiếm 61,6% kế hoạch năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2013 gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ cao nên số doanh nghiệp nộp thuế cũng giảm đi nhiều.

Theo kết quả điều tra mới đây của Tổng cục Thuế tại 122 doanh nghiệp FDI thuộc 23 địa phương trên cả nước trong giai đoạn từ 2007 đến 2012 cho thấy nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi nhưng kê khai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

35

lỗ hoặc lợi nhuận rất thấp để trốn thuế. Sau đợt thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế, các doanh nghiệp này buộc phải điều chỉnh giảm lỗ phát sinh và giảm chuyển lỗ với tổng số tiền là 2.252 tỷ đồng. Kiểm tra kết quả kinh doanh trong những năm gần đây đối với 5.531 doanh nghiệp FDI cho thấy có 3.175 doanh nghiệp lỗ lũy kế nhiều năm liền nhưng đa số vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng trưởng doanh thu.

2.2.2.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn

Trong năm 2013, các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với tình trạng thu hẹp thị trường tiêu thụ sản phẩm. Ở trong nước, do lạm phát kéo dài, người dân phải tiết kiệm chi tiêu cùng với chính sách tiết kiệm chi tiêu công nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô đã khiến cho cầu thị trường sụt giảm mạnh.

Ở thị trường quốc tế, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phục hồi rất chậm, môi trường cạnh tranh gay gắt nên việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn.

Có thể nói trong năm 2013, việc tiếp cận với thị trường tiêu thụ sản phẩm của các DNNVV đang gặp rất nhiều khó khăn.

2.2.2.4. Thực trạng lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Cụ thể, về lao động, hàng năm các DNNVV tạo thêm trên nửa triệu việc làm mới; Sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP.

Nhưng trong bối cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp giải thể, phá sản và tạm ngừng hoạt động tăng mạnh trong giai đoạn 2011 – 2013 đã khiến cho số lượng người lao động bị mất việc tăng cao, điều này làm giảm thu nhập của người lao động và dẫn tới việc thắt chặt chi tiêu của người dân.

36

2.2.2.5. Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân chưa được nhìn nhận tương xứng

Cho đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã có trên 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong số đó có trên 3.000 doanh nghiệp nhà nước, gần 8000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn lại phần lớn (97-98%) là doanh nghiệp dân doanh. Doanh nghiệp dân doanh đang đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế.

Về sử dụng nguồn lực và đóng góp cho nền kinh tế. So sánh tỷ lệ sử dụng nguồn lực và đóng góp cho nền kinh tế của khu vực doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân doanh đã cho thấy hai bức tranh tương phản: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2012, DNNN nhận tới 37,8% vốn đầu tư, 43,5% ngân sách trong khi khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước nhận 38,9% vốn đầu tư, chỉ có 27% ngân sách. Nhưng DNNN chỉ đóng góp 32,6% cho GDP và khối ngoài nhà nước góp 49,3% cho GDP.

Khu vực kinh tế tư nhân hiện nay đóng góp đến hơn 2/3 GDP, 3/4 giá trị sản xuất công nghiệp. Cùng với đó là việc thuê tới 86% lực lượng lao động Việt Nam, trong khi doanh nghiệp nhà nước chỉ mang lại 10% số việc làm, con số này đặt trong bối cảnh doanh nghiệp nhà nước chiếm 70% vốn đầu tư của toàn xã hội, 50% vốn đầu tư nhà nước, 60% tín dụng của các ngân hàng thương mại, 70% nguồn vốn ODA, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2011. Thế nhưng lâu nay, vai trò của doanh nghiệp dân doanh chưa được nhìn nhận tương xứng với những kết quả đã đạt được.

Thực trạng trên đã cho thấy, kinh tế nhà nước mà trung tâm là DNNN vẫn được chọn đóng vai trò chủ đạo, được giao nắm ngành chủ chốt của nền kinh tế. Vì thế, trong hầu hết trường hợp, DNNN không phải cạnh tranh mà luôn là người thắng cuộc. Họ được hưởng vị thế độc quyền hay thống lĩnh thị trường, chi phối quyền và cơ hội kinh doanh thông qua quy hoạch và chiến lược phát triển ngành, được ưu ái về nguồn lực và khung khổ pháp lý, chính sách. Những ngành kinh doanh có ưu thế, thị trường và lợi nhuận cao đều tập

37

trung vào tay DNNN, lấn át doanh nghiệp tư nhân, DNNN được ưu thế cao hơn song việc đóng góp là không tương xứng với nguồn lực các DNNN đang sử dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 37)