Những khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn hiện

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 44)

nay

2.2.3.1. Vấn đề hàng tồn kho

Áp lực giải quyết hàng tồn kho là một thách thức lớn được đặt ra với các DNNVV trước khi bước vào năm 2013. Chỉ số hàng tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 10 ước tính tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2012 và có xu hướng giảm từ đầu năm 2011 cho đến nay. Mặc dù lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng có xu hướng giảm dần (từ khoảng 20% vào năm 2011 xuống còn khoảng 10% vào năm 2013).

Xét theo các ngành, theo số liệu của Tổng cục Thống kê tính đến thời điểm 1/10/2013, những ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hoặc giảm là: Sản xuất trang phục (tăng 7,8%); Dệt (tăng 2,7%); Sản xuất sản phẩm từ kim loại (giảm 13,7%). Tuy nhiên vẫn còn một số ngành có chỉ số hàng tồn kho tăng cao như: Sản xuất đồ uống (tăng 165,5%); Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (tăng 23,3%); Sản xuất, chế biến thực phẩm (tăng 23,2%); Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan (tăng 19,6%)

Một chỉ tiêu khác về hàng tồn kho là tỷ lệ tồn kho (tức là tỷ lệ giá trị hàng tồn kho so với giá trị sản xuất hàng tháng của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo). Theo tổng cục Thống kê, trong điều kiện sản xuất và tiêu thụ bình thường, tỷ lệ tồn kho an toàn là khoảng 65%. Từ năm 2012 tới nay, tỷ lệ tồn kho có xu hướng giảm dần (từ mức 90% xuống còn 70%) cho thấy áp lực hàng tồn kho với các doanh nghiệp đã được giảm bớt, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn khá cao, chưa đạt ở mức an toàn.

38

2.2.3.2. Vấn đề tiếp cận và mở rộng thị trường

Thị trường tiêu thụ nội địa phục hồi chậm, các doanh nghiệp FDI chiếm ưu thế trong lĩnh vực xuất khẩu.

Thị trường nội địa: Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phản ánh sức cầu tiêu dùng, có thể nói chỉ số này phản ánh được phần nào thị trường tiêu thụ nội địa của doanh nghiệp. Theo Tổng cục Thống kê, tính đến 30/9/2013 tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 1.932 nghìn tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2012, loại trừ yếu tố giá tăng 5,3%. Theo dõi chỉ số giá này cho thấy trong những tháng đầu năm 2013, chỉ số này đang có dấu hiệu phục hồi song vẫn ở mức thấp (chỉ tăng trên 10% trong khi trung bình các năm trước đạt trên 20%). Nếu loại trừ yếu tố giá, mức tăng trưởng này còn thấp hơn nhiều. Điều này cho thấy niềm tin của người tiêu dùng vẫn chưa được cải thiện đáng kể, tốc độ tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp vẫn ở mức thấp.

Thị trường xuất khẩu: Trong những tháng đầu năm 2013, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu hàng tháng tăng trên 15% so với cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại không có sự hồi phục rõ nét, thậm chí ở một vài tháng còn có sự suy giảm (đặc biệt là tháng 2/2013), đến tháng 9 kim ngạch xuất khẩu giảm 8,2% và kỳ đầu của tháng 10 giảm 8% so với tháng trước. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu dùng trên thế giới còn chậm hồi phục dẫn đến thị trường xuất khẩu của các DN Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. DNNVV Việt Nam còn phải nỗ lực rất nhiều để tăng khả năng cạnh tranh và tìm kiếm chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Trong khi đó, đóng góp vào giá trị kim ngạch xuất khẩu lại xuất phát chủ yếu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với các mặt hàng như: Điện tử, máy tính – linh kiện; hàng dệt may, giày dép… Hoạt động xuất nhập khẩu có dấu hiệu phục hồi lại nằm ở khu vực FDI, các doanh nghiệp trong nước ít có chuyển biến. Thị trường hàng hóa

39

xuất khẩu như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, ASEAN vẫn là những thị trường xuất khẩu chủ yếu của nước ta hiện nay.

2.2.3.3. Vấn đề tiếp cận tín dụng

Trước những khó khăn mà doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp phải trong quá trình vay vốn thì thời gian qua, Chính phủ đã triển khai nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ vốn như bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ tín dụng… Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng chỉ có một số lượng nhỏ doanh nghiệp được hưởng thụ những chính sách hỗ trợ này. Trong đó, chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hoá, doanh nghiệp lớn.

Bảng 2.3: Tỷ lệ khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp

Đơn vị: phần trăm (%) Doanh nghiệp tiếp cận được Doanh nghiệp khó tiếp cận Doanh nghiệp không tiếp cận được Nguồn vốn Nhà nước 32,38 35,24 32,38 Nguồn vốn khác 48,65 30,43 20,92 Tham gia các chương trình xúc tiến thương mại của Nhà nước

5,2 23,12 71,67

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp còn gặp phải những trở ngại như: 55% trở ngại do thủ tục vay; 50% trở ngại yêu cầu thế chấp; 80% tỷ lệ lãi suất chưa phù hợp hay các điều kiện vay vốn hiện nay chưa phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hiện nay, chỉ có 30% các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn từ

40

ngân hàng, 70% còn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác (trong số này có nhiều doanh nghiệp vẫn phải chịu vay ở mức lãi suất cao 15 - 18%). Điều kiện vay vốn hiện nay chưa phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa, rất ít các doanh nghiệp đáp ứng được điều kiện không được nợ thuế quá hạn, không nợ lãi suất quá hạn. Thực tế này dẫn đến việc nhiều DNNVV luôn trong tình trạng thiếu vốn, gây trở ngại lớn cho hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua, khi doanh nghiệp gặp rất nhiều sức ép về thị trường tiêu thụ, hàng tồn kho tăng cao.

2.2.3.4. Vấn đề nguồn nhân lực và năng suất lao động

Năng suất lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam ở mức thấp nhất trong khu vực

Bên cạnh vấn đề thất nghiệp tăng cao do doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động thì chất lượng lao động trong doanh nghiệp cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp Việt đang phải đối mặt.

Trong những năm trước đây, giá nhân công thấp là điểm thu hút các nhà đầu tư đến Việt Nam thì nay việc thuê nhân công Việt Nam so với các nước trong khu vực đã tăng lên, nên yếu tố năng suất lao động thấp đã ảnh hưởng trầm trọng đến lợi nhuận của các nhà đầu tư, nhất là trong một số ngành nghề như dệt may, da, giày.

Theo thống kê của Hiệp hội Da giày Việt Nam, mức lương bình quân của lao động Việt Nam khoảng 150 USD/tháng, đứng sau lương lao động tại Trung Quốc ( 120 – 180 USD/tháng). Trong khi đó mức lương của Ấn Độ 100 – 120 USD/tháng, Indonesia 70 – 100 USD/tháng. So sánh với mức chênh lệch trên, giá sản xuất tại Việt Nam kém cạnh tranh so với nhiều nước khác chưa kể sức ép tăng lương đối với doanh nghiệp vẫn còn.

Bất cập về trình độ quản lý và chất lượng nguồn lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

41

Theo số liệu thống kê, có tới 55,63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Cụ thể, tiến sĩ chỉ chiếm 0,66%; thạc sĩ 2,33%; tốt nghiệp đại học 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn. Về lực lượng lao động, có tới 75% lực lượng lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật; việc thực hiện chưa đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động đã làm giảm đi chất lượng công việc trong khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, do vậy các doanh nghiệp nhỏ và vừa càng rơi vào vị thế bất lợi.

2.2.3.5. Môi trường kinh doanh không bình đẳng

Quyền tự do kinh doanh của doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân cũng như sự bình đẳng giữa DNNN, doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp dân doanh đã được quy định trong Hiến pháp. Tuy nhiên trên thực tế, sự phân biệt lại thể hiện khá rõ. Theo kết quả khảo sát PCI 2013 của VCCI khẳng định, một bộ phận lớn các doanh nghiệp dân doanh là các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thực sự được đối xử bình đẳng với khối DNNN, doanh nghiệp FDI. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo số liệu thống kê, khoảng một phần ba doanh nghiệp dân doanh cho rằng việc chính quyền tỉnh ưu ái cho DNNN do trung ương quản lý là một trở ngại đối với hoạt động của họ. Ưu ái mà chính quyền tỉnh dành cho các DNNN thể hiện rất đa dạng: Có 27% doanh nghiệp dân doanh cho biết các DNNN có thuận lợi hơn trong tiếp cận đất đai và vay vốn, tín dụng; Khoảng 20% cho biết DNNN dễ dàng hơn trong tiếp cận tài nguyên như khoáng sản; Các DNNN cũng gặp thuận lợi hơn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính (26%) và rõ rệt hơn cả là trong lĩnh vực mua sắm công (35%).

Điều tra của VCCI cũng cho thấy nhiều chính quyền địa phương ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài hơn là phát triển kinh tế tư nhân. Cảm nhận rõ nét nhất là tại những nơi có lượng đầu tư nước ngoài lớn hoặc chính quyền

42

đang tập trung mọi nỗ lực vào thu hút đầu tư nước ngoài. Cũng trong năm 2013, có 32% doanh nghiệp dân doanh trong nước cho biết tỉnh ưu tiên giải quyết các vấn đề, khó khăn cho doanh nghiệp nước ngoài hơn là doanh nghiệp trong nước.

Bên cạnh đó, mối lo ngại lớn khác đối với các doanh nghiệp dân doanh hiện nay là sự cạnh tranh không lành mạnh của những doanh nghiệp thân hữu - những doanh nghiệp lớn có mối quan hệ với cán bộ chính quyền địa phương. Cũng theo báo cáo, có tới 35% doanh nghiệp được khảo sát lo ngại rằng ưu đãi với các công ty lớn là trở ngại cho hoạt động kinh doanh của họ. Khảo sát từ 63 tỉnh/thành phố cho thấy tại tỉnh trung vị có tới 96% doanh nghiệp dân doanh đồng ý cho rằng hợp đồng, đất đai,… và các nguồn lực kinh tế khác chủ yếu rơi vào tay các doanh nghiệp có liên kết chặt chẽ với chính quyền tỉnh. Nơi có tỷ lệ này thấp nhất cũng lên tới 75%.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 44)