Nguyên nhân của những khó khăn mà doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 49)

gặp phải

Nguyên nhân của những khó khăn mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt trong năm 2013 có thể được chia thành hai nhóm: Nguyên nhân trực tiếp (nguyên nhân ngắn hạn) xuất phát từ những tác động của kinh tế trong nước và quốc tế năm 2013 và nguyên nhân gián tiếp (nguyên nhân sâu xa trong dài hạn) xuất phát từ nội tại bản thân doanh nghiệp và từ nội tại của nền kinh tế.

2.2.4.1. Nguyên nhân trực tiếp

Bước vào năm 2013, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải tiếp tục giải quyết những khó khăn, tồn đọng của năm 2012. Đó là vấn đề về nợ xấu, hàng tồn kho, lãi suất tăng cao và thị trường thu hẹp.

Trong bối cảnh đó, sau một thời gian dài phải chịu đựng mức lãi suất cao, cùng với sự giảm sút niềm tin của thị trường, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều đã cạn kiệt nguồn lực để tiếp tục mở rộng và phát triển sản xuất. Việc doanh nghiệp bị phá sản, giải thể, ngừng hoạt động tăng cao khiến

43

người lao động bị mất việc, thu nhập bị giảm từ đó làm giảm chi tiêu của hộ gia đình. Điều này khiến cho cầu thị trường bị thu hẹp, các doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm, lượng hàng tồn kho tăng cao.

Vòng luẩn quẩn này được tiếp tục lặp lại khi hàng tồn kho tăng cao dẫn đến chi phí tăng, làm tăng giá thành sản phẩm, sản phẩm không bán được làm giảm doanh thu của doanh nghiệp và từ đó làm giảm khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Điều này khiến vấn đề nợ xấu lại trở nên trầm trọng hơn.

Bên cạnh đó, các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2013 có sự phục hồi chậm, thậm chí nửa đầu năm 2013 khu vực EU vẫn còn phải đối mặt với khủng hoảng nợ công. Điều này đã khiến thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu bị thu hẹp, đặc biệt là các doanh nghiệp thủy sản và dệt may.

Tuy nhiên, có một thực tế là trong khi các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu thì các doanh nghiệp FDI lại vẫn có sự tăng trưởng ấn tượng trong lĩnh vực xuất khẩu. Điều này có thể được lý giải là do các doanh nghiệp FDI có nhiều lợi thế về bạn hàng cũng như khả năng marketing, mở rộng mạng lưới bán hàng trên toàn cầu. Nhưng nguyên nhân được nhiều chuyên gia đề cập đến là do sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Chỉ riêng việc cá tra, sản phẩm gần như là độc quyền của Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá tại thị trường Mỹ đã cho thấy một nghịch lý là: Mặc dù độc quyền nhưng các doanh nghiệp Việt Nam không biết liên kết với nhau để áp đặt giá lên thị trường mà lại cạnh tranh với nhau bằng cách giảm giá không lành mạnh, từ đó làm giảm chất lượng sản phẩm.

2.2.4.2. Nguyên nhân gián tiếp

44

Sự bất ổn vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam đã xuất hiện từ năm 2008 và kéo dài cho đến nay. Trong một thời gian dài, nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư đã dẫn đến lạm phát tăng cao. Trong hai năm gần đây, dưới tác động của các chính sách bình ổn kinh tế vĩ mô, lạm phát đã được giữ ở mức dưới hai con số nhưng sự ổn định này chưa có dấu hiệu bền vững vì chỉ cần một động thái tăng giá các yếu tố đầu vào (điện, nước, xăng…) là ngay lập tức chỉ số CPI tăng. Mặt khác để duy trì lạm phát thấp nền kinh tế đang phải đối mặt với sự suy giảm tổng cầu và niềm tin tiêu dùng, khiến cho sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra không tiêu thụ được, hàng tồn kho tăng cao và doanh nghiệp đóng cửa hàng loạt.

Kể từ năm 2007 đến nay, nhiều thị trường hoạt động mang tính đầu cơ cao, đặc biệt là thị trường bất động sản (BĐS) và thị trường chứng khoán, thị trường vàng. Mặc dù chưa có một bằng chứng cụ thể nào nhưng không thể phủ nhận tính lan tỏa của BĐS và chứng khoán đến các ngành khác trong nền kinh tế Việt Nam. Đã có thời kỳ hàng loạt các tập đoàn không hoạt động trong lĩnh vực này nhưng đã mở rộng sang cả kinh doanh BĐS và tài chính. Đây cũng là nguyên nhân gây nên nợ xấu tăng cao trong toàn hệ thống tín dụng.

Môi trường kinh doanh chưa tạo được động lực để tự thân các doanh nghiệp phải thực hiện tái cấu trúc

Môi trường kinh doanh của Việt Nam trong suốt một thời kỳ dài, mặc dù đã có những cải cách đáng kể về mặt thể chế, vẫn bị đánh giá là kém cạnh tranh và thiếu hấp dẫn các nhà đầu tư. Các chính sách của nước ta hiện nay thường mang tính ngắn hạn, xử lý trước mắt mà chưa mang tính dài hạn.

Thủ tục hành chính vẫn là rào cản chủ yếu làm giảm sức cạnh tranh của môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn quen với tâm lý lách luật hoặc vi phạm luật vì có thể tạo được mối quan hệ với cơ quan quản lý.

45

Thủ tục đầu tư và các thủ tục có liên quan đang là rào cản chủ yếu trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Theo khảo sát của VCCI bằng việc lấy ý kiến của các doanh nghiệp, thủ tục đầu tư và thủ tục có liên quan tới xây dựng luôn là những cản trở trong môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam.

Mặt khác trong tương quan so sánh trên thế giới và khu vực, đặc biệt là khu vực ASEAN, môi trường đầu tư kinh doanh đang ngày càng giảm sức cạnh tranh. Do vậy, để tiếp tục tăng cường năng lực cạnh tranh trên lĩnh vực thu hút đầu tư trong và ngoài nước thì Luật Đầu tư sửa đổi và các văn bản có liên quan phải đảm bảo được tính hấp dẫn, công bằng, minh bạch và thống nhất cho các nhà đầu tư.

Các doanh nghiệp thiếu chiến lược phát triển dài hạn, nhiều doanh nghiệp hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay

Suốt một thời gian dài, các doanh nghiệp Việt Nam thường quen với kiểu làm ăn chụp giật. Nhiều doanh nghiệp được thành lập chỉ để làm sân sau cho các đại gia hoặc chỉ với mục đích trục lợi như kê khai khống để được hoàn thuế giá trị gia tăng. Chính vì vậy, khi nền kinh tế có biến động, những doanh nghiệp này chưa thích nghi kịp và dễ bị giải thể, ngừng hoạt động.

Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương thì trước năm 2012, có đến 90% doanh nghiệp Việt Nam khởi nghiệp với số vốn tự có nhỏ, chủ yếu hoạt động dựa vào vốn đi vay. Do vậy, khi nền kinh tế có biến động, lãi suất ngân hàng tăng cao, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, lợi nhuận không đủ trả lãi ngân hàng, bị rơi vào nhóm nợ xấu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của tình trạng tăng trưởng tín dụng thấp năm 2013. Một số doanh nghiệp có nhu cầu tiếp cận tín dụng nhưng do chưa trả hết nợ cũ đến hạn nên không được các ngân hàng chấp nhận hồ sơ vay vốn.

46

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 49)