1.5.1.1. Mục đích phát triển công ty
Với các cá nhân phân tích và sử dụng khác nhau sẽ khai thác báo cáo phân tích
khác nhau. Mục đích phân tích khác nhau sẽ đưa ra các chỉ số khác nhau và có cái nhìn về doanh nghiệp trên từng góc cạnh khác nhau. Các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến giá trị thị trường của doanh nghiệp, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp và từ đó mà họ phân tích theo các giá trị liên quan đến tăng trưởng phát triển của doanh nghiệp. Đối với khách hàng, họ sẽ quan tâm hơn đến khả năng tồn tại, tính thanh khoản của doanh nghiệp,… Chính những mục đích đó làm cho các báo cáo phân tích khá phong phú. 17
phát triển của mình.
1.5.1.2. Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích tài chính nhìn thì thấy khá đơn giản nhưng việc áp dụng chúng vào từng doanh nghiệp cụ thể để cho ra đánh giá chính xác nhất lại là điều không phải dễ dàng. Đối với từng doanh nghiệp khác nhau với đặc thù ngành nghề kinh doanh, đặc điểm sản phẩm, thị trường riêng, nhà phân tích cần linh hoạt lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá phù hợp. Ví như, các doanh nghiệp mới hình thành thì khó có thể áp dụng phương pháp so sánh để thấy xu hướng biến động qua các năm. Hay như doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có tính mùa vụ như bánh kẹo, xây dựng, khi phân tích nhà phân tích cũng cần chú ý, nếu không dễ dẫn đến kết luận thiếu chính xác về tình hình tài chính doanh nghiệp.
Các phương pháp tỷ lệ, so sánh cũng có những nhược điểm nhất định. Nhà phân tích trên cơ sở đó cần có đánh giá thích đáng không chỉ dựa vào cảm quan các chỉ số, cần tìm ra nguyên nhân cho những vấn đề đặt ra. Trong một số trường hợp ta không áp dụng được phương pháp tỷ số vì không có tham chiếu để so sánh. Mặt khác, những tỷ số là những con số tính toán ra do đó nó cũng bị ảnh hưởng một phần bởi ý muốn chủ quan của người lập báo cáo tài chính. Chỉ số trung bình ngành không phải là tham chiếu tốt nhất vì đây không phải là những gì doanh nghiệp hướng tới, một đối thủ cạnh tranh cùng quy mô là một lựa chọn tốt hơn để so sánh.
Khi phân tích, các tỷ số cần được sử dụng linh hoạt và kết hợp với các phương pháp một cách thích hợp nhằm đánh giá đúng nhất tình hình tài chính, những điểm mạnh cũng như điểm yếu của doanh nghiệp. Mặt khác các tỷ số và chỉ tiêu có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Do đó việc phân tích không phải chỉ ra chỉ số này tăng hay giảm mà phải tìm hiểu được lý do tăng hay giảm bằng các mối liên hệ trên. Ví dụ, tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn tăng, nhà phân tích phải chỉ ra sự biến động của tài sản lưu động, thay đổi trong nợ ngắn hạn ra sao, có gì thay đổi trong nợ ngắn hạn, chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp làm ảnh hướng đến tỷ số thanh toán ngắn hạn. Một sự tăng giảm của một chỉ số chưa nói lên được là tốt hay xấu mà cần phải xem xét trên tổng thể hoạt động của doanh nghiệp. Có như vậy, nhà phân tích mới thu được kết quả chính xác nhất, từ đó có những quyết định đầu tư đúng đắn.
1.5.1.3. Chất lượng thông tin sử dụng
Chất lượng thông tin sử dụng là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất
lượng phân tích tài chính, bởi một khi thông tin sử dụng không chính xác, không phù hợp thì kết quả mà phân tích tài chính đem lại chỉ là hình thức, không có ý nghĩa gì. Vì vậy, thông tin sử dụng trong phân tích tài chính là nền tảng của phân tích tài chính và tối quan trọng cho phân tích. Từ những thông tin bên trong đến những thông tin bên 18
ngoài doanh nghiệp. Tình hình nền kinh tế trong và ngoài nước không ngừng biến động, tác động hàng ngày đến điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, tiền lại có giá trị theo thời gian, một đồng tiền hôm nay có giá trị khác một đồng tiền trong tương lai. Do đó, tính kịp thời, giá trị dự đoán là đặc điểm cần thiết làm nên sự phù hợp của thông tin. Thiếu đi sự phù hợp và chính xác, thông tin không còn độ tin cậy và điều này tất yếu ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp.
1.5.1.4. Trình độ cán bộ phân tích
như thế nào để đưa lại kết quả phân tích tài chính có chất lượng cao lại là điều không đơn giản. Nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ thực hiện phân tích. Từ các thông tin thu thập được, các cán bộ phân tích phải tính toán các chỉ tiêu, thiết lập các bảng biểu. Tuy nhiên, đó chỉ là những con số và nếu chúng đứng riêng lẻ thì tự chúng sẽ không nói lên điều gì. Nhiệm vụ của người phân tích là phải gắn kết, tạo lập mối liên hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với các thông tin về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp để lý giải tình hình tài chính của doanh nghiệp, xác định thế mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân dẫn đến điểm yếu trên. Hay nói cách khác, cán bộ phân tích là người làm cho các con số “biết nói”. Chính tầm quan trọng và sự phức tạp của phân tích tài chính đòi hỏi cán bộ phân tích phải có trình độ chuyên môn cao.
1.5.2. Các nhân tố khách quan
1.5.2.1. Hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành
Phân tích tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích. Người ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với các tỷ lệ tương ứng của doanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự mà đại diện ở đây là chỉ tiêu trung bình ngành. Thông qua đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý tài chính biết được vị thế của doanh nghiệp mình từ đó đánh giá được thực trạng tài chính doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. 1.5.2.2. Tác động của môi trường kinh tế, pháp lý
Phân tích tài chính là hoạt động diễn ra tại hiện tại, đánh giá hoạt động của
doanh nghiệp trong quá khứ để dự báo những điều xảy ra trong tương lai. Do đó, sự biến động của môi trường kinh tế, pháp lý sẽ ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tài chính. Những biến động trong nền kinh tế, như lạm phát, suy thoái kinh tế hay những điều chỉnh trong quá trình phục hồi đều ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó tác động tới chất lượng hoạt động phân tích. Nền kinh tế càng có nhiều biến động thì việc dự báo càng khó khăn, thiếu chính xác.
19
Trong nền kinh tế thị trường, Chính phủ điều hành nền kinh tế thông qua hệ
thống pháp luật. Pháp luật có nhiệm vụ tạo lập môi trường pháp lý bình đẳng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế. Những thay đổi trong chính sách tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp từ đó tác động tới hiệu quả hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp đó. Ví như các chính sách tiền tệ, tỷ giá tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của các ngân hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu…Ngoài ra, pháp luật đảm bảo việc doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin, những hành vi lừa đảo, gian lận bị phát hiện và xử lý thích đáng. Những quy định về chuẩn mực kế toán do bộ Tài chính ban hành là cơ sở xây dựng các báo cáo tài chính, nguồn thông tin quan trọng bậc nhất trong phân tích tài chính. Những chuẩn mực càng cụ thể, rõ ràng thì chất lượng các báo cáo càng cao, làm tăng hiệu quả phân tích tài chính, giảm thiểu chi phí, thời gian phân tích.
20
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VÀ TRUYỀN THÔNG COMTEC
2.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Công nghệ và Truyền thông Comtec
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty: Công ty TNHH Công nghệ và Truyền thông Comtec
Địa chỉ: Số 9, ngõ 91/45 Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tel: 04 7734926
Mã số thuế: 0100774014
Công ty TNHH Công nghệ và Truyền thông Comtec được thành lập và hoạt
động theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam. Công ty được Sở Kế hoạch - Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty TNHH số 0100774014 lần đầu ngày 19 tháng 08 năm 1998 và đăng ký thay đổi lần thứ 10 vào ngày 24 tháng 01 năm 2013 tại Phòng đăng ký kinh doanh số 02 Sở Kế hoạch – Đầu tư Thành phố Hà Nội
Vốn điều lệ: 6.000.000.000 đồng (Sáu tỷ đồng Việt Nam)
Người đại diện theo pháp luật của công ty: Ông Vũ Thái Hải (chức danh Giám đốc công ty)
Danh sách thành viên góp vốn:
Công ty Cổ phần Kỹ nghệ và Hạ tầng Telin, mã số thuế: 0103019038 (tỷ lệ vốn góp là 75%)
Bà Lê Thị Tuyết Mai (tỷ lệ vốn góp 5%) Ông Vũ Thái Hải (tỷ lệ vốn góp 20%)
Ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty bao gồm: Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dung (chủ yếu là máy móc, thiết bị điện, điện tử, tin học); dịch vụ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực điện, điện tử tin học; lắp đặt các thiết bị chống sét, máy đo cơ lý hóa; dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng các sản phẩm công ty bán ra; kinh doanh, lắp đặt, bảo dưỡng các thiết bị bảo vệ, thiết bị an toàn (thiết bị báo cháy nổ, báo khói), thiết bị y tế, thiết bị môi trường, thiết bị tự động hóa, thiết bị về giáo dục và dạy nghề; chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ sinh học (phục vụ trong nông nghiệp và ý tế, môi trường và giáo dục); lắp đặt và buôn bán thiết bị viễn thông; buôn bán và lắp đặt các thiết bị quang học và laser.
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
Cơ cấu bộ máy tổ chức công ty TNHH Công nghệ và Truyền thông Comtec
được tổ chức theo mô hình trực tuyến từ chức vụ cao nhất là Giám đốc công ty cho đến các phòng ban và nhân viên trong công ty.
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức công ty TNHH Công nghệ và Truyền thông
Comtec
GIÁM ĐỐC
Phó Giám đốc thường trực Phó Giám đốc kinh doanh
Phòng thiết bị đo viễn thông Phòng tài chính-Kế toán Phòng thiết bị điện-điện tử Phòng xuất-nhập khẩu Phòng thiết bị trường học Phòng kỹ thuật Phòng thiết bị tự động hóa Phòng dự án Phòng thi công
(Nguồn: Phòng tài chính-Kế toán)
Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Công nghệ và Truyền thông Comtec bao gồm
Giám đốc, 02 Phó Giám đốc, các phòng ban và 52 nhân viên thuộc các bộ phận khác nhau.
Giám đốc Công ty là Ông Vũ Thái Hải, là người có chức danh có thẩm quyền
lớn nhất trong công ty và là người đại diện theo pháp luật của công ty, có quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Phó Giám đốc Công ty bao gồm 02 người, đó là Bà Lê Hồng Hà và Ông
Nguyễn Anh Tâm. Hai người này giữ chức vị lần lượt là Phó Giám đốc thường trực và Phó Giám đốc kinh doanh của Công ty. Hai Phó Giám đốc sẽ giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty theo sự phân công của Giám đốc; chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động.
Giám đốc và Phó Giám đốc trực tiếp quản lý 52 nhân viên thuộc các bộ phận, phòng ban theo các chức năng ngành nghề sau: Phòng thiết bị đo lường viễn thông; phòng thiết bị điện tử, thiết bị chống sét; phòng thiết bị trường học; phòng thiết bị và hệ thống tự động hóa; phòng kỹ thuật; phòng dự án; phòng kế toán tài chính; phòng xuất nhập khẩu và đội thi công, lắp đặt công trình.
22
2.1.3. Tình hình lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ và Truyền thông Comtec thông Comtec
Về chế độ đãi ngộ: Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, Công ty TNHH Công nghệ và Truyền thông Comtec đã cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người lao động yên tâm, gắn bó lâu dài. Chính vì vậy, các chế độ đãi ngộ luôn được công ty chú trọng và được thể hiện qua một số điều sau:
Cán bộ công nhân được hưởng các chế độ tiền lương, tiền thưởng theo quy chế rõ ràng. Công ty luôn chú trọng đến việc xây dựng hệ thống lương, thưởng, phúc lợi, đãi ngộ cho nhân viên của mình phù hợp với từng thời kỳ và từng giai đoạn phát triển, đảm bảo tính linh hoạt, công bằng, tương xứng với mức độ cống hiến của từng người. Cán bộ công nhân viên được ký hợp đồng lao động, trích nộp cho người lao
động đầy đủ các chế độ theo pháp luật quy định như: Bảo hiểm xã hội(24%), bảo hiểm y tế (4,50%), bảo hiểm thất nghiệp(2%), kinh phí công đoàn(2%).
Mỗi năm công ty đều tổ chức các cuộc thăm quan, du lịch cho cán bộ công
nhân viên vào dịp hè để toàn thể nhân viên và ban lãnh đạo được gần và hiểu nhau hơn.
Vào các ngày lễ, tết trong năm, công ty đều thưởng bằng tiền hoặc hiện vật cho các cán bộ công nhân viên. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần (sinh nhật, ốm đau, hiếu hỷ, quốc tế phụ nữ…) của toàn thể cán bộ công nhân viên.
Về số lượng lao động: Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 55 người,
đều đang trong độ tuổi lao động.
Hầu hết các cán bộ, nhân viên của công ty đều có trình độ Đại học và trên Đại học, con số đạt tới 85%, trong đó phần lớn là các kỹ sư điện - điện tử, viễn thông, kỹ sư chế tạo máy.
Ngoài ra phải kể đến đội ngũ thi công lắp đặt công trình. Với con số 10 người, họ đã đảm nhiệm và thực hiện các công trình được giao một cách hoàn hảo.
Về chế độ đào tạo: Đối với nhân viên mới trước khi vào làm việc, các nhân
hoạt động của công ty, chế độ của người lao động và đào tạo chuyên môn theo vị trí tuyển dụng. Đối với nhân viên đã được kí hợp đồng lao động hàng năm công ty tổ chức các lớp nâng cao tay nghề cho người lao động. Hàng năm, công ty còn tổ chức các khóa học ngắn ngày để nhân viên được học hỏi thêm các kỹ thuật công nghệ mới nhằm tăng trình độ lao động đáp ứng trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng cao của xã hội.
23
2.1.4. Quy trình kinh doanh của công ty
Sơ đồ 2.2. Quy trình mua bán hàng hóa
Bước1: Đặt hàng Bước 2: Mua hàng Bướ c 4: Chào hàng Bước 3: Báo giá Bước 5: Ký hợp đồng Bướ c 6: Giao hàng
Bước 8: Bảo hành bảo trì Bước 7: Thanh lý hợp đồng
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Mô tả cụ thể trong quy trình hoạt động kinh doanh của công ty:
Bước 1: Công ty gửi cho người bán các thông số kỹ thuật và các tình năng,yêu
cầu về chủng loại thiết bị, hàng hóa cho người bán hàng. Người bán sau khi xem xét thấy có thể đáp ứng được hàng cho công ty Comtec sẽ đưa ra giá cả cho máy móc thiết