Y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội

Một phần của tài liệu điều tra, đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội nghề cá tại huyện đảo phú quý – tỉnh bình thuận (Trang 34)

Cùng với quá trình đổi mới của đất nƣớc, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của nhân dân huyện đảo cũng không ngừng đƣợc cải thiện, nâng cao với bƣớc chuyển biến rõ rệt. Bộ mặt huyện đảo ngày càng khởi sắc. Hiện nay, toàn huyện không có hộ đói. Hàng năm đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động. Phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “xoá đói giảm nghèo”, xây nhà tình nghĩa, làm nhà tình thƣơng....ngày càng đƣợc mở rộng dƣới nhiều hình thức.

Sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao đƣợc xã hội hóa có bƣớc phát triển đáng kể. Đặc biệt là ngành giáo dục, y tế có sự phát triển vƣợt bậc. Hệ thống trƣờng học từ mẫu giáo đến phổ thông trung học đƣợc đầu tƣ xây dựng, từng bƣớc kiên cố hóa hệ thống trƣờng lớp, cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập cho học sinh. Với phƣơng châm Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm. Nhân dân đã đóng góp hàng trăm triệu đồng để xây dựng một số phòng học ở các xã. Đến năm 2009, hệ mẫu giáo có 3 trƣờng, 46 lớp với 49 giáo viên. Số trƣờng tiểu học đã tăng lên 6 trƣờng với 101 lớp, 97 phòng học và 131 giáo viên. Hệ trung học cơ sở có 3 trƣờng, số lớp tăng gấp đôi so với năm 2002 (62 lớp) với 31 phòng học và 116 giáo viên. Hệ Trung học phổ thông vẫn chỉ có 1 trƣờng với số lớp tăng gấp 3 (18 lớp), 14 phòng học và 36 giáo viên. Tổng số học sinh năm học 2009 – 2010 là 6.818 cháu.

Để tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa về giáo dục - đào tạo, huyện đã thành lập hội khuyến học ở huyện và 2 xã Long Hải, Ngũ Phụng. Lực lƣợng giáo viên ngày càng đƣợc tăng cƣờng, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên. Trong 10 năm qua, các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu làm tốt công tác phổ cập giáo dục. Năm 1999, huyện đã đƣợc tỉnh công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học – chống mù chữ, năm 2006 đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và năm 2007 đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Trong 10 năm đã có 136 giáo viên bậc tiểu học đạt chuẩn trở lên, 100% giáo viên bậc trung học cơ sở có trình độ cao đẳng, đại học.

Cơ sở vật chất của ngành y tế cũng đƣợc xây dựng từ tuyến cơ sở đến huyện. Đến năm 2010, huyện có 1 bệnh viện và 3 trạm xá, số giƣờng bệnh tăng lên 65 giƣờng với 96 cán bộ y tế. Công tác khám, điều trị bệnh và phòng ngừa dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ chiến sỹ, nhân dân đƣợc thực hiện tốt hơn. Duy trì thực hiện tốt

các chƣơng trình y tế quốc gia, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền phòng chống các loại dịch bệnh và vận động nhân dân giữ gìn tốt vệ sinh môi trƣờng, vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ động hơn trong công tác phòng và điều trị các bệnh xã hội nhƣ lao, phong, sốt xuất huyết, tay chân miệng, hô hấp cấp xảy ra. Cho tới nay, tuy tỷ lệ sinh con thứ 3, tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng có giảm nhƣng so với những năm trƣớc có khả quan hơn.

Loại hình văn hóa dân gian có nhiều câu cao dao, tục ngữ, hò vè đƣợc kết tinh từ trong cuộc sống lao động. Hát bộ là một thể lọai văn nghệ dân tộc đƣợc nhân dân trên đảo ƣa thích. Hàng năm vào các dịp cúng tế Xuân – Thu, nhân dân trên đảo tổ chức hát bộ, sinh họat vui chơi mang nhiều ý nghĩa.

Ở đây từ lao động trong cuộc sống, những chiếc gùi, cái khung củi (ảnh hƣởng của ngƣời Chăm) nghề tơ lụa, buôn bán (của ngƣời Hoa) và những kỹ thuật trồng trọt, đánh bắt hải sản (của ngƣời Kinh) đều vẫn còn lƣu giữ.

Trong quan hệ xã hội do chịu ảnh hƣởng của một nền kinh tế tự nhiên trong một thời gian dài nên sự phân hóa giai cấp ở Phú Quý không sâu sắc nhƣ những nơi khác. Sinh họat ngƣời dân mang tính cộng đồng tƣơng trợ lẫn nhau. Đối với một địa thế biệt lập, cách trở nhƣ đảo Phú Quý thì những nhu cầu văn hóa còn thiếu thốn. Bên cạnh đó là nghề nghiệp và cuộc sống đứng trƣớc nhiều nguy hiểm thử thách, con ngƣời càng thấy mình nhỏ bé hơn trƣớc thiên nhiên. Vì vậy, Phật giáo nhanh chóng đƣợc ngƣời dân Phú Quý đón nhận với niềm tin mãnh liệt, và Phật giáo trở thành tôn giáo chính thống. Bên cạnh Phật giáo là sự linh thiên hiển hách của Thần Nam Hải, đây là hai sức mạnh vô hình trong ngƣời dân đảo Phú Quý. Từ bao đời nay Phật giáo và tín ngƣỡng thờ Thần Nam Hải là đời sống tin thần quan trọng, trong sinh hoạt của cộng đồng nhân dân trên đảo Phú Quý.

Một phần của tài liệu điều tra, đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội nghề cá tại huyện đảo phú quý – tỉnh bình thuận (Trang 34)