Không chỉ tập trung phát triển năng lực đánh bắt, khai thác hải sản từ biển, ngƣời dân trên đảo Phú Quý còn chú trọng khai thác lợi thế vùng ven biển, mặt biển, hồ chắn để mở rộng diện tích nuôi thuỷ sản và đƣa thêm nhiều đối tƣợng nuôi mới vào thực tế sản xuất. Năm 2009, toàn huyện có 103 cơ sở nuôi trồng bằng lồng bè và hồ chắn ven biển với tổng diện tích nuôi là 19.596m2 mặt biển, tổng đàn giống nuôi lên tới 85.000 con. Năm 2010, có 119 cơ sở nuôi tổng bằng lồng bè, tổng diện tích nuôi 17.241m2. Sản lƣợng thu hoạch bình quân hàng năm từ 150 đến 200 tấn, chủ yếu là cá mú cọp và mú đỏ có giá trị kinh tế cao, đƣợc thị trƣờng trong và ngoài nƣớc tiêu thụ mạnh.
Bảng 3.2. Diện tích nuôi qua các năm (m2)
Hình thức nuôi Năm
2008 2009 2010
Lồng bè 13.413 15.232 13.077
Hồ chắn 4.364 4.164 4.164
Tổng cộng 17.777 19.596 17.241
So với năm 2008, sản lƣợng nuôi trồng thủy sản đã giảm nguyên nhân đƣợc xác định là dịch bệnh do môi trƣờng vùng nuôi bị ô nhiễm. Hình ảnh nuôi trồng thuỷ sản bằng Lồng bè đƣợc thể hiện tại hình 3.4.
Việc nuôi hải sản đối với ngƣời dân không đƣợc bồi dƣỡng và tập huấn cũng có nhiều bất lợi, mặt khác việc đầu tƣ con giống cùng kỹ thuật nuôi phức tạp và rủi ro cao dẫn đến các hộ nuôi tập chung chủ yếu là cá mú, dễ nuôi và có giá trị kinh tế. Nguồn giống chủ yếu đƣợc cung cấp từ Khánh Hòa và Vũng Tàu. Theo phỏng vấn đối với cá mú giống có chiều dài 10cm giá biến động từ 31.000 ÷ 31.500 đồng/con giống. Nguồn thức ăn chủ yếu là cá tạp đƣợc thu mua từ các tàu đánh cá, giá giao động trong khoảng 11.000 ÷ 12.000 đồng/kg. Cá thƣơng phẩm trung bình khoảng 0,8 kg/con mất khoảng 5 kg thức ăn và thời gian nuôi khoảng hơn 01 năm. Xu hƣớng biến động sản lƣợng nuôi cá biển giai đoạn 2006 – 2009 đƣợc thể hiện tại hình 3.5.
0 20 40 60 80 100 120 140 2006 2007 2008 2009 Năm Sả n lượn g (t ấn )
Hình 3.5. Biến động sản lượng cá biển nuôi tại đảo Phú Quý giai đoạn 2006 – 2009
Theo ông Trần Quỳnh, thôn Tân Hải, một trong những ngƣời đầu tiên ở đảo Phú Quý nuôi cá mú trong lồng bè cho biết: Là ngƣời đi biển nhiều năm, khi thấy nghề khai thác nguồn lợi từ biển khó khăn do ngƣ trƣờng bị khai thác cạn kiệt, rồi giá xăng, dầu tăng cao, đầu tƣ mua sắm dụng cụ đi biển tốn kém... ông đã nảy ra ý nghĩ đầu tƣ nuôi cá mú trên biển. Năm 2002, gia đình ông đầu tƣ hơn 250 triệu đồng làm bè nuôi cá. Ông mua cá mú còn nhỏ của bà con ngƣ dân khai thác tự nhiên, đƣa vào lồng nuôi với mật độ từ 50 đến 100 con/ô lồng. Từ khi thả cá giống, đến khi xuất bán (hơn một năm), trọng lƣợng trung bình mỗi con đƣợc khoảng 0,8kg. Mỗi kg cá mú hiện nay thƣơng lái mua tại lồng bè ở đảo khoảng từ 250.000 đến 350.000 đồng/kg. Trong lồng bè nhà ông Quỳnh có gần 15.000 con cá mú. Năm 2008, gia đình ông lãi hơn 600 triệu đồng. Năm 2009 lợi nhuận trên 700 triệu đồng. Theo ông Quỳnh, nuôi cá mú lồng
không khó, quan trọng nhất là phải biết chăm sóc cá đúng quy trình kỹ thuật. Nguồn thức ăn cho cá mú là cá tạp mua ngay tại chỗ. Một tuần phải tắm cho cá một lần bằng nƣớc ngọt pha với thuốc theo hƣớng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Lồng bè, lƣới vây phải thƣờng xuyên vệ sinh sạch sẽ...
Theo quan sát, vị trí đặt lồng bè tại Lạch Dù tránh đƣợc sóng to, gió lớn, bão. Tuy nhiên, số lƣợng tàu thuyền đậu rất đông nên lƣợng dầu nhớt, chất thải sinh hoạt từ các tàu thải ra rất lớn và rong tảo biển phát triển mạnh nên khi tảo chết phân hủy sẽ gây ô nhiễm nguồn nƣớc dẫn đến tình trạng chết cá cục bộ. Theo phỏng vấn ở trên, ngƣời nuôi cá mú sử dụng thức ăn là cá tạp, do vậy lƣợng thức ăn thừa sẽ gây ô nhiễm môi trƣờng, nên hạn chế cho cá ăn bằng cá tạp mà phải bổ sung thêm thức ăn công nghiệp vừa tiết kiệm chi phí, nguồn cung dồi dào và hạn chế ô nhiễm môi trƣờng nƣớc và ít gây bệnh cho cá. Mặt khác, lƣợng cá tạp chủ yếu đƣợc cung cấp từ tàu lƣới kéo, mặc dù huyện không có tàu lƣới kéo nên việc mua cá tạp làm thức ăn cho cá mú gặp khó khăn do phụ thuộc vào các tàu lƣới kéo tỉnh khác khi vào neo đậu tại cảng Phú Quý cung cấp, do vậy giá thành thức ăn sẽ cao.