Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu điều tra, đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội nghề cá tại huyện đảo phú quý – tỉnh bình thuận (Trang 43)

Sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh trong những năm gần đây tại Phú Quý khá phát triển. Sản phẩm sản xuất công nghiệp chủ yếu tập trung vào chế biến hải sản đông lạnh xuất khẩu. Ngoài ra, còn sản xuất nƣớc đá, các loại hình rèn tiện, hàn mộc khác. Toàn huyện hiện có 12 doanh nghiệp tƣ nhân, 03 công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên thu mua và chế biến hải sản xuất khẩu; 04 doanh nghiệp tƣ nhân chuyên sản xuất nƣớc đá… Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo giá cố định ƣớc đạt 126.029 triệu đồng, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2008.

Hoạt động cung ứng điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân rất đƣợc Ủy ban nhân dân huyện quan tâm. Cho đến nay, gần 100% số hộ trong toàn huyện đều sử dụng điện để thắp sáng.

Tóm lại, trong những năm qua, thực trang phát triển kinh tế của ngƣời dân trên đảo đã có nhiều đổi thay. Từ đầu năm 2002-2005, tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm trên 13%. Từ chỗ đạt sản lƣợng đánh bắt hải sản trên dƣới 3.000 tấn/năm trong thập kỷ 90, đến đầu những năm 2000, sản lƣợng đã đạt từ 11 đến 12 ngàn tấn/năm, thu nhập bình quân đầu ngƣời nay đã tăng lên 500 USD/năm...

Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của xã hội và một số huyện đảo khác nhƣ Phú Quốc, Cát Bà v.v cho thấy mức sống của ngƣời dân trên đảo Phú Quý vẫn còn kho khăn. Tốc độ phát triển kinh tế chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và thế mạnh của địa phƣơng. Cơ cấu kinh tế, kết cấu hạ tầng kinh tế - văn hóa - xã hội còn thiếu yếu tố vững chắc; đời sống văn hóa của nhân dân còn nghèo, trình độ dân trí chƣa cao...

nhƣng cần phải thấy rằng: những gì đã đạt đƣợc từ những ngày thành lập huyện (33 năm) là sự nỗ lực không ngừng của ngƣời dân gắn bó với huyện đảo. Những thành tựu đó là nền tảng, là cơ sở vững chắc để nhân dân Phú Quý thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu phát triển huyện đảo trong tƣơng lai.

Với thế mạnh về kinh tế biển, Phú Quý đã xác định cơ cấu kinh tế của địa phƣơng trong giai đoạn tiếp theo là “Ngƣ nghiệp - công nghiệp - dịch vụ - nông, lâm nghiệp”. Phú Quý đã có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc, các tổ chức quốc tế đƣợc đầu tƣ phát triển trên các lĩnh vực kinh tế nhƣ khai thác, chế biến, nuôi trồng, bảo vệ nguồn lợi, giao thông vận tải và du lịch biển... ở khu kinh tế đặc thù này. Hiện tại huyện đang tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế thủy sản. Phú Quý sẽ từng bƣớc hình thành trung tâm khai thác đánh bắt xa bờ nhằm đạt chỉ tiêu sản lƣợng hải sản khai thác 14.000 tấn. Huyện khuyến khích đầu tƣ phát triển năng lực sản xuất, chuyển đổi ngành nghề mới, sắp xếp lại thuyền nghề, làm tốt khâu hậu cần nghề cá; vận động thành lập tổ hợp tác tiến tới chuẩn bị các điều kiện để thành lập hợp tác xã nghề cá, củng cố hợp tác xã ở các loại hình hiện có; phát triển đồng bộ khai thác, đánh bắt, nuôi trồng, thu mua, chế biến xuất khẩu và bảo vệ tốt nguồn lợi biển. Đồng thời, Phú Quý cũng tiến hành quy hoạch lại khu công nghiệp chế xuất, tiếp tục khuyến khích và kêu gọi đầu tƣ phát triển thu mua, chế biến hải sản theo công nghệ cao, nâng cao chất lƣợng và khả năng cạnh tranh xuất khẩu hàng hải sản. Việc chế biến hải sản gắn với bảo vệ tốt vệ sinh môi trƣờng, từng bƣớc di dời các cơ sở chế biến trong khu dân cƣ đến nơi quy hoạch; khuyến khích đầu tƣ cơ sở sửa chữa và đóng mới tàu thuyền.

Một phần của tài liệu điều tra, đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội nghề cá tại huyện đảo phú quý – tỉnh bình thuận (Trang 43)