Khai thác hải sản:

Một phần của tài liệu điều tra, đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội nghề cá tại huyện đảo phú quý – tỉnh bình thuận (Trang 38)

Kinh tế biển là ngành có thế mạnh hàng đầu trên đảo Phú Quý. Cho đến nay, tổng số tàu thuyền trên toàn huyện hiện có là 1.384 chiếc/71.494CV; so với cùng kỳ tăng 256 chiếc/17.1CV (bảng 3.1). Trong đó thuyền khai thác 1.288 chiếc/36.528cv/5.453 lao động; tàu dịch vụ hậu cần có 121 chiếc, trong đó thu mua có 87 chiếc, dịch vụ hậu cần ven bờ 34 chiếc. Phát triển thuyền từ 90CV trở lên đƣợc 09 chiếc, tăng 6 chiếc so với cùng kỳ. Tính đến tháng 8/2010, theo số liệu thống kê của UBND huyện số lƣợng tàu thuyền toàn huyện là 1.343 chiếc, giảm so với năm 2009, chủ yếu là tàu thuyền công suất nhỏ. Trong những năm gần đây, sản lƣợng khai thác gần bờ suy giảm, ngƣời dân đã ý thức đƣợc cần phải vƣơn khơi để có sản lƣợng và thu nhập cao hơn. Vì vậy, trong những năm gần đây, công tác đóng mới những tàu có sông suất lớn đánh bắt thủy sản xa bờ đã đƣợc chú trọng, riêng trong năm 2010 đã có 12 tàu thuyền có công suất trên 90cv của huyện đã đăng ký.

Bảng 3.1. Số lượng tàu thuyền, công suất, lao động tham gia khai thác hải sản tại huyện đảo Phú Quý, năm 2009

Khu vực Số lƣợng tàu thuyền Công suất (CV) Lao động (ngƣời) Số lƣợng tàu thuyền so với cùng kỳ năm 2008

1. Xã Tam Thanh 422 28.804 1.769 tăng 89 chiếc

2. Xã Ngũ Phụng 584 12.313 1.997 tăng 97 chiếc

3. Xã Long Hải 378 30.377 1.687 tăng 70 chiếc

Toàn huyện 1.384 71.494 5.453 tăng 256 chiếc

Để tăng cƣờng sự an toàn trên biển, hiệu quả trong khai thác và tiêu thụ sản phẩm, từ năm 2008 các ngƣ dân trên đảo đã hình thành "Tổ đoàn kết" khai thác thuỷ sản trên biển nhằm hỗ trợ nhau trong khai thác, vận chuyển, cứu hộ, cứu nạn. Ông Ngô Văn Chức, chủ của ba tàu cá 90, 220 và 320 sức ngựa ở thôn Phú Long, xã Long Hải, huyện đảo Phú Quý, cho biết: Ban đầu, "Tổ đoàn kết" do ông làm Tổ trƣởng chỉ có ba tàu, nay đã là 12 tàu, năm nào, các tàu trong tổ cũng có thu nhập tốt.

Trong năm 2009, sản lƣợng khai thác hải sản của toàn huyện đạt 21.100 tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2008 và đạt 95,9% kế hoạch của huyện. Số tàu thuyền có công suất lớn khai thác hải sản xa bờ dần dần phát triển thay thế số thuyền có công suất nhỏ. Những thành tựu về khoa học kỹ thuật trong khai thác thủy sản cũng đƣợc áp dụng ngày càng phổ biến, đã góp phần tăng sản lƣợng khai thác thủy sản hàng năm.

Tuy nhiên trong những năm gần đây, mặc dù phƣơng tiện và lao động đánh bắt hải sản đã đƣợc tăng cƣờng với tốc độ cao nhƣng sản lƣợng khai thác lại tăng chậm, năng suất khai thác tính theo đầu công suất và lao động giảm. Nhƣ ở xã Tam Thanh, mặc dù so với năm 2008, số tàu thuyền đã giảm 13 chiếc nhƣng công suất đã tăng thêm 5.378CV (tăng 18,67%) nhƣng sản lƣợng khai thác thủy sản chỉ tăng 8,08%. Điều này chứng tỏ hiệu quả đánh bắt hải sản của huyện đảo đang bị suy giảm đáng kể. Vì vậy, cần phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản và tăng cƣờng năng lực tàu thuyền theo hƣớng đánh bắt xa bờ.

Một phần của tài liệu điều tra, đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội nghề cá tại huyện đảo phú quý – tỉnh bình thuận (Trang 38)