Những tác động chưa tích cực của con người đến môi trường, nguồn lợi và đa

Một phần của tài liệu điều tra, đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội nghề cá tại huyện đảo phú quý – tỉnh bình thuận (Trang 47)

đa dạng sinh học Phú Quý

Áp lực khai thác đang là thách thức đối với nguồn lợi hải sản vùng ven biển Phú Quý. Theo số liệu thống kê của tỉnh Bình Thuận, số lƣợng tàu khai thác hải sản vùng biển Phú Quý tăng mạnh trong 5 năm trở lại đây. Nếu nhƣ năm 2005, huyện Phú Quý có tổng cộng 795 chiếc tàu/18.947 cv thì đến năm 2009 con số này đã tăng lên 1.384 chiếc/71.494 cv (bảng 3.3). Trong đó, số lƣợng tàu khai thác có công suốt <40 cv chiếm tới 78%, đội tàu này phần lớn làm nghề khai thác ven bờ, với các loại nghề nhƣ lặn, mành đèn, lồng bẫy, lƣới kéo v.v.

Bảng 3.3. Số lượng tàu thuyền, công suất và sản lượng khai thác thủy sản tại vùng biển Phú Quý, năm 2005-2009

Các thông tin ĐVT

Năm

2005 2006 2007 2008 2009

1. Số lƣợng tàu Chiếc 795 877 985 1.195 1.384

2. Tổng công suất CV 18.947 28.503 37.036 57.958 71.494 3. Công suất trung bình CV/chiếc 23,8 32,5 37,6 48,5 51,7 4. Sản lƣợng Tấn 12.009 14.745 17.919 18.313 20.690

5. Năng suất Kg/cv 630 520 480 320 290

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận, năm 2010.

Số liệu thống kê qua bảng 3.3 còn cho thấy, tổng sản lƣợng khai thác qua các năm cũng liên tục tăng từ 12.009 tấn (2005) đến 20.690 tấn (2009). Mặc dù, tổng sản lƣợng khai thác hải sản của Phú Quý có tăng trong những năm qua, nhƣng năng suất khai thác (kg/cv) lại có xu hƣớng suy giảm (hình 3.6). Nếu nhƣ năm 2005, mỗi tàu khai thác đƣợc 630 kg/cv thì đến năm 2009 giảm xuống chỉ còn 290 kg/cv. Nghĩa là năng suất khai thác năm 2009 giảm xuống chỉ còn trên 40% so với năm 2005. Qua đó cho thấy nguồn lợi hảu sản vùng biển Phú Quý đã và đang bị suy giảm trong những năm gần đây.

Hình 3.6. Biến động sản lượng và năng suất khai thác hải sản vùng biển Phú Quý, năm 2005-2009

Kết quả khảo sát năm 2010 cũng cho thấy nguồn lợi cá, sinh vật đáy trong các rạn san hô và thảm cỏ biển vùng biển Phú Quý giảm sút nghiêm trọng. Hầu hết các họ cá rạn có kích thƣớc lớn và giá trị thực phẩm cao nhƣ cá song, cá mú, cá hồng, cá trình, cá lƣợng v.v, đều rất hiếm, bắt gặp với tần suất thấp trên các rạn khảo sát. Hầu hết những nhóm cá có trong rạn san hô đều có kích thƣớc nhỏ. Nhóm cá kích thƣớc < 20cm chiếm ƣu thế với khoảng 81% số lƣợng cá thể bắt gặp tại từng điểm rạn khảo sát. Nguồn lợi sinh vật đáy sống trong rạn nhƣ hải sâm, trai tai tƣợng, ốc đụn, cua huỳnh đế, tôm hùm, hải sâm... cũng không còn nhiều.

Chƣa có báo cáo nào thu thập về các thông tin liên quan đến việc sử dụng thuốc nổ và chất độc để đánh bắt xung quanh đảo của chính quyền địa phƣơng. Tuy nhiên, những kết quả phỏng vấn từ ngƣời dân địa phƣơng cho thấy việc sử dụng thuốc nổ, xyanua, chất độc, dùng đèn có công suất cao (khai thác mực và cá) vẫn thƣờng xảy ra trong vùng bởi các ngƣ dân địa phƣơng và các vùng khác đến để khai thác cá rạn và những loài hải sản khác sống trong rạn vẫn thƣờng sảy ra. Phƣơng pháp này ảnh hƣớng rất lớn đến ấu trùng sống trôi nổi và làm cạn kiệt lâu dài nguồn dự trữ hải sản, các hệ sinh thái ven biển tại vùng biển này.

Việc khai thác bằng lƣới giã cào ở các vùng nƣớc gần bờ, trên các thảm cỏ biển cũng xuất hiện khá phổ biển ở quanh vùng biển đảo Phú Quý. Phƣơng pháp này đƣợc xem là nguy hại đến thảm cỏ biển và những loài hải sản quý hiếm khác. Việc đánh bắt

những loài quý hiếm và có nguy cơ đe doạ cao nhƣ rùa biển đã và đang xảy ra phổ biến trên đảo. Qua phỏng vấn chính quyền địa phƣơng, hàng năm có khoảng 20 -30 con rùa bị bắt và giết thị trên đảo Phú Quý.

Đảo Phú Quý hiện nay đóng vai trò nhƣ một trung tâm neo đậu và trú ẩn cho tàu thuyền khai thác hải sản. Mật độ thuyền bè rất cao, có lúc lên tới hàng vài nghìn chiếc, chủ yếu là tàu khai thác hải sản, tàu chở khách từ đất liền ra đảo và tàu hàng. Với hoạt động tàu nhƣ vậy, sự ô nhiễm môi trƣờng tại khu vực này luôn là những mối nguy tiềm ẩn.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Quý thời kỳ 2006 - 2020, sẽ xây dựng Phú Quý thành một trong số các vùng kinh tế biển mạnh của Bình Thuận, là trung tâm khai thác, bảo quản, chế biến và đầu mối thƣơng mại về thuỷ sản. Tốc độ tăng trƣởng thời kỳ 2011-2020 khoảng 10-12%, sản lƣợng khai thác tới năm 2020 đạt 30.000 tấn. Với định hƣớng quy hoạch nhƣ trên, nếu trở thành hiện thực, đây cũng là những áp lực trong tƣơng lai nếu việc quy hoạch phát triển không đƣợc kiểm soát chặt chẽ.

3.3.1.2. Nuôi trồng hải sản

Theo phân tích ở trên (mục 3.2.1) cho thấy, nuôi trồng thủy sản cũng là một trong những thế mạnh (sau khai thác) của ngƣời dân huyện đảo Phú Quý. Trong những năm gần đây, mức độ đầu tƣ, quy mô diện tích và sản lƣợng nuôi hải sản trên đảo liên tục tăng. Nếu nhƣ năm 2006 sản lƣợng nuôi biển tại Phú Quý chỉ đạt 59 tấn thì đến năm 2008 tăng lên, đạt 118 tấn. Tuy nhiên, hiện trạng bùng phát nghề nuôi biển tại đây chƣa đƣợc kiểm soát một cách chặt chẽ của các cơ quan chức năng, thiếu quy hoạch. Các hộ tự phát lập lồng cá với mật độ dày đã khiến Lạch Dù (Phú Quý) bị ô nhiễm nặng. Rác thải sinh hoạt của hàng trăm hộ nuôi trên các lồng bè cùng với thức ăn nuôi dƣ thừa hòa tan trong nƣớc biển một lƣợng khá lớn. Tất cả những chất thải đó làm nguồn nƣớc bị ô nhiễm, gây dịch bệnh cho cá, ốc khiến tỷ lệ bị chết tăng lên trong 2 năm gần đây. Đặc biệt trong năm 2009 sản lƣợng nuôi bị giảm do dịch bệnh chỉ còn 92 tấn so với 118 tấn năm 2008.

Trong những năm tới, phát triển nuôi biển Phú Quý vẫn là thế mạnh phát triển kinh tế của ngƣời dân trên đảo. Nếu không quản lý tốt, phát triển nuôi biển sẽ tác động đến khu bảo tồn biển ở các khía cạnh sau: việc đẩy mạnh nhu cầu con giống tự nhiên

phục vụ nuôi trồng sẽ làm gia tăng áp lực khai thác nguồn lợi tự nhiên, nuôi trồng hải sản sẽ làm ô nhiễm môi môi trƣờng do thức ăn dƣ thừa trong các lồng nuôi và do rác thải sinh hoạt của các hộ nuôi thải ra vùng nƣớc. Tất cả những hiện tƣợng đó sẽ tác động xấu đến các hệ sinh thái nhậy cản ven biển Phú Quý nhƣ hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển v.v.

3.3.1.3. Du lịch- dịch vụ

Hiện nay ngành du lịch ở vùng biển đảo Phú Quý vẫn còn trong giai đoạn khởi điểm, chƣa phát triển mạnh nên các tác động bởi các hoạt động này đến khu bảo tồn chƣa thể hiện rõ. Nhƣng trong qui hoạch tổng thể phát triển huyện đảo từ 2011-2020 thì ngành du lịch - dịch vụ đƣợc coi là một trong số những ngành kinh tế thế mạnh của huyện đảo, với giá trị sản xuất năm 2015 đạt 21,7%, tới năm 2020 đạt 23,46%, trong đó số du khách ghé đảo khoảng 6.000 7.000 lƣợt ngƣời/năm. Với mục tiêu phát triển nhƣ trên thì dù ở mức độ nào thì hành động phát triển cũng tác động (trực tiếp hoặc gián tiếp) đến tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học trong khu bảo tồn biển Phú Quý.

Du lịch biển là hoạt động đƣợc tổ chức thực hiện trên cơ sở khai thác tiềm năng tài nguyên, môi trƣờng du lịch biển. Chính vì vậy, ảnh hƣởng của du lịch biển tại đây sẽ tác động đến kinh tế, văn hóa - xã hội và tài nguyên, môi trƣờng. Tuy nhiên, do vùng ven biển Phú Quý có các hệ sinh thái nhạy cảm, dễ biến đổi bởi các tác động phát triển. Chính vì vậy một số ảnh hƣởng của hoạt động du lịch tới khu bảo tồn biển Phú Quý cần quan tâm bao gồm:

- Khai thác quá mức nƣớc ngầm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đặc biệt vào mùa du lịch. Kết quả sẽ làm tăng khả năng ô nhiễm mặn các bể nƣớc ngầm, làm giảm chất lƣợng nƣớc;

- Nƣớc thải từ các cơ sở lƣu trú, dịch vụ du lịch không qua xử lý làm tăng mức độ ô nhiễm hƣu cơ vùng nƣớc biển ven bờ, ảnh hƣởng đến nuôi trồng thủy sản, bảo tồn tự nhiên v.v.

- Nƣớc biển ven đảo bị ô nhiễm dầu do các hoạt động tàu thuyền vận tải khách du lịch, phƣơng tiện vui chơi giải trí, thể thao nƣớc gây ra;

- Khai thác san hô phục vụ nhu cầu làm hàng lƣu niệm, góp phần làm suy thoái hệ sinh thái rạn san hô, đánh bắt quá mức các loài sinh vật biển quý, hiếm phục vụ nhu cầu ẩm thực ảnh hƣởng đến đa dạng sinh học.

3.3.1.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng

Trong những năm gần đây sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế - xã hội diễn mạnh mẽ trên đảo Phú Quý, đồng thời cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng xá, công trình kinh tế, cầu cảng... cũng đƣợc xây dựng. Sự phát triển cơ sở hạ tầng đã góp phần giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho ngƣời dân trên đảo. Nhƣng về khía cạnh môi trƣờng có thể tạo ra một viễn cảnh không tốt cho Phú Qúy nếu các hoạt động này không đƣợc quản lý và kiểm soát có hiệu quả. Rác thải, chất thải từ các hoạt động xây dựng sẽ làm ảnh hƣởng đáng kể đến môi trƣờng và các hệ sinh thái ven biển. Vì vậy, các hoạt động đầu tƣ phát triển Phú Quý cần đƣợc cân nhắc, thận trọng và có sự phối hợp tốt giữa các bên liên quan để đảm bảo hài hòa mục tiêu phát triển kinh tế với mục tiêu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng biển.

3.3.1.5. Tác động của bão, sóng

Dƣới tác động của sóng, bão, hiện tại toàn đảo có 14 điểm bị xạt lở với tốc độ cao (từ 3 đến 5 mét/năm), chủ yếu nằm ở hƣớng Tây Nam đảo, trong đó 2 tập trung ở 2 xã là Tân Thanh và Ngũ Phụng. Những đoạn bị xâm thực, xạt lở nặng có chiều dài lên đến trên 1,5km. Đến nay nhiều hộ dân ở khu vực này đã phải di dời nhà vào sâu để tránh bị sóng biển.

Chị Nguyễn Thị Thƣờng, ở thôn Quý Thạnh, xã Ngũ Phụng, cho biết: “Biển xâm thực vào gần nhà nên mùa mƣa bão thƣờng xuyên phải che chắn, nhƣng cũng không thể ngăn hết đƣợc”. Bên cạnh việc xâm thực tự nhiên, việc lấy cát ven bờ của một số ngƣời dân cũng trở thành một nguyên nhân gây xói mòn bờ biển.

Biển xâm thực, không chỉ có ngƣời dân chịu tác động khi diện tích đảo bị thu nhỏ lại, mà cả các công trình dân sinh, công cộng, công trình quân sự, quốc phòng cũng bị đe dọa. Ngoài các công trình dân sinh bị hủy hoại, sự xáo trộn lớp trầm tích bề mặt, khuếch tán chất ô nhiễm tích tụ trong môi trƣờng trầm tích ngƣợc trở lại môi trƣờng nƣớc, trầm tích lơ lửng (độ đục cao) trong nƣớc cao gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng, tài nguyên sinh vật và các hệ sinh thái biển nhƣ rạn san hô, cỏ biển Phú Quý.

Một phần của tài liệu điều tra, đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội nghề cá tại huyện đảo phú quý – tỉnh bình thuận (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)