Giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu thị trường, xúc tiến và quảng bá sản phẩm.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Cổ phần Sản xuất- Xuất nhập khẩu dệt may (VINATEXIMEX) sang thị trường EU (Trang 48)

xúc tiến và quảng bá sản phẩm.

Sự hỗ trợ của nhà nước cho các doanh nghiệp trong công tác này là vô cùng cần thiết vì đây là khâu rất khó khăn với các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Vinateximex. Bộ Công Thương cần tăng cường tổ chức hoặc liên hệ cho các doanh nghiệp dệt may giúp họ tham gia các hội chợ chuyên ngành dệt may, hội chợ hàng tiêu dùng ở Châu Âu và hỗ trợ cho các doanh nghiệp chi phí tham gia hội chợ.

Bên cạnh đó cũng cần cung cấp các thông tin chung về thị trường Châu Âu như quy mô, tốc độ tăng trưởng, xu hướng tiêu dùng, sức mua…của hàng dệt may và các thông tin về đối thủ cạnh tranh lớn hay quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp

Các cơ quan thuộc Chính Phủ sẽ đóng vai trò là cầu nối cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam với các nhà nhập khẩu Châu Âu có nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam. Việc gắn kết này sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giảm được các chi phí tìm kiếm bạn hàng và nhu cầu của họ và có được thông tin xác thực về nhu cầu nhập khẩu hàng của các nhà nhập khẩu Châu Âu.

Lập tổ tư vấn để tư vấn cho các doanh nghiệp về cách điều tra thông tin hiệu quả nhất, giúp đỡ các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc tìm kiếm nguồn thông tin đáng tin cậy từ các dịch vụ cung cấp tin. Với sự giúp đỡ trên của nhà nước, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may chắc chắn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều trong quá trình thực hiện công tác nghiên cứu mở rộng thị trường, xúc tiến và quảng bá sản phẩm; các doanh nghiệp sẽ giảm được các chi phí tài chính và rút ngắn được thời gian, tận dụng được cơ hội kinh doanh.

Kết Luận

Ngành Công nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay đang được coi là ngành mũi nhọn, đóng vai trò chính trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngành dệt may cũng là ngành công nghiệp đem lại giá trị cao nhất , đóng góp khoảng 20% giá trị xuất khẩu của cả nước trong thời gian qua. Hàng dệt may chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản. Mặc dù thị trường EU được coi là thị trường khó tính đối với hàng dệt may nhưng với quy mô thị trường lớn và không còn hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam nên EU là thị trường xuất khẩu tiềm năng đối với doanh nghiệp Việt Nam nói chung và đối với Công ty Cổ Phần Sản Xuất- Xuất Nhập Khẩu Dệt May (Vinateximex) nói riêng.

Giai đoạn 2007-2012 có thể coi là thời gian khởi nghiệp của Công ty Vinateximex, được thành lập trên nền tảng sáp nhập Công ty XNK Dệt May và Công ty Dịch vụ Thương mại số 1 (2006) và cổ phần hóa (năm 2007), trong giai đoạn này công ty còn tồn tại nhiều vấn đề trong hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. Qua thời gian thực tập tại Công ty Vinateximex từ những kiến thức em đã học được trên nhà trường và những kiến thức thực tế mà em tìm hiểu được, em đã thực hiện chuyên đề” Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Cổ phần Sản xuất và XNK ( Vinateximex) sang thị trường EU. Nội dung chuyên đề đã nêu ra thực trạng, những tồn tại và nguyên nhân, những thành công mà Công ty đã đạt được trong thời gian qua. Thông qua những gì em tìm hiểu được, em đưa ra một số giải pháp đối với Công ty và Kiến nghị nhằm giúp Công ty khắc phục những tồn tại và hạn chế, để Công ty có thể đẩy mạnh hơn nữa hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Cổ phần Sản xuất- Xuất nhập khẩu dệt may (VINATEXIMEX) sang thị trường EU (Trang 48)