Phát triển và đổi mới công nghệ

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Cổ phần Sản xuất- Xuất nhập khẩu dệt may (VINATEXIMEX) sang thị trường EU (Trang 47)

Phát triển và đổi mới công nghệ là khâu trọng yếu để thực hiện chiến lược tăng tốc của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020. Phát triển và đổi mới công nghệ giúp nâng cao năng suất và chất lượng hàng dệt may . Trên thực tế, Việt nam chủ yếu là nhận chuyển giao công nghệ, tuy nhiên ít khi nhận được công nghệ nguồn mà có khi còn nhập khẩu cả những công nghệ lạc hậu từ của các nước phát triển. Sự hạn chế trong công nghệ đã ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm hàng dệt may. Do đó, nhà nước cần có các biện pháp để có thể phát triển công nghệ cho ngành dệt may. Trước mắt là vẫn tiếp nhận công nghệ thông qua chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, phải đảm bảo công nghệ được nhập hoặc chuyển giao phải là công nghệ nguồn, tránh nhập phải công nghệ cũ vừa làm cho sản phẩm chất lượng không cao vừa biến Việt Nam thành kho phế liệu của các nước phát triển. Do đó khâu đánh giá và kiểm tra công nghệ cần được nâng cấp, cần có những đội ngũ chuyên viên đánh giá có chuyên môn cao kêt hợp với các chuyên gia nước ngoài để đánh giá công nghệ có phù hợp với ngành dệt may của Việt Nam không .

Việt Nam là nước đi sau nên có thể áp dụng những thành tựu khoa học của thế giới tuy nhiên khi áp dụng cũng cần phải có chọn lọc những ứng dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của nước ta.

3.4.3.Đào tạo và phát triển nhân lực

Nguồn nhân lực cho ngành dệt may Việt Nam còn yếu tay nghề , đội ngũ lao động có trình độ cao ít và cả đội ngũ lao động sản xuất trực tiếp cũng thiếu hụt. Bên cạnh đó ngành dệt may thiếu những nhà thiết kế chuyên nghiệp có trình độ cao, có khả năng tạo ra các mẫu mã phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng; thiêú đội ngũ cán

bộ quản lý tốt thậm chí thiếu cả những cán bộ, nhân viên am hiểu thị trường Châu Âu.

Với đội ngũ lao động trực tiếp, theo như đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, khả năng sử dụng máy móc thiết bị công nghệ của công nhân may Việt Nam đạt hiệu suất khoảng 70% trong khi ở các nước trong khu vực vào khoảng 90%. Trước tình hình đó, nhà nước cần đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo, chú trọng đến đào tạo đội ngũ thiết kế, đội ngũ quản lý và đội ngũ nhân viên kinh doanh am hiểu thị trường Châu Âu, đầu tư cho thế hệ trẻ để tạo lên một nguồn nhân lực năng động và sáng tạo nhiều nhiệt huyết

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Cổ phần Sản xuất- Xuất nhập khẩu dệt may (VINATEXIMEX) sang thị trường EU (Trang 47)