Các nội dung của quản trị nhân sự

Một phần của tài liệu biến động nhân sự tại bộ phận beverage khách sạn renaissance riverside saigon thực trạng và những giải pháp (Trang 37)

1.2.1.4.1. Hoạch định nhu cầu nhân sự

Là quá trình nghiên cứu nhằm xác định nhu cầu về nhân sự, đề ra các chính sách và thực hiện các chương trình đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ số lượng nhân viên với các phẩm chất, năng lực phù hợp để thực hiện công việc có năng suất và hiệu quả cao. Hoạch định tốt giúp doanh nghiệp giải quyết tình trạng thừa, thiếu nhân sự, luôn ở thế chủ động, tránh rủi ro trong sử dụng lao động. Việc phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài và hiện trạng tình hình nhân sự tại doanh nghiệp là nền tảng cho việc dự báo nhu cầu về nhân sự trong tương lai một cách chính xác và có cơ sở để lập kế hoạch hành động và xây dựng chính sách nhân sự hợp lý.

1.2.1.4.2. Phân tích công việc

Là quá trình tìm hiểu, nghiên cứu những công việc cụ thể nhằm xây dựng bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc. Đây là căn cứ cho nhà quản trị hoạch định nhu cầu, tuyển dụng nhân viên, đánh giá hiệu quả hoạt động của nhân viên, đào tạo phát triển, trả lương thưởng hay bố trí đúng người đúng việc.

1.2.1.4.3. Tuyển mộ, tuyển dụng

Là quá trình tìm kiếm, thu hút, lựa chọn, phân loại đánh giá những người được coi là có năng lực phù hợp, tự nguyện ứng tuyển vào làm việc cho doanh nghiệp, tìm ra người có xác xuất thành công cao nhất trong công việc cần tuyển.

Doanh nghiệp có hai nguồn ứng viên chính là nội bộ và bên ngoài. Tùy điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, và yêu cầu công việc mà doanh nghiệp lựa chọn nguồn ứng viên nội bộ hay bên ngoài, hay kết hợp cả hai.

Quy trình tuyển dụng có 10 bước:

Bước 1: chuẩn bị tuyển dụng Bước 2: thông báo tuyển dụng. Bước 3: thu nhận nghiên cứu hồ sơ

Bước 4: phỏng vấn sơ bộ Bước 5: kiểm tra trắc nghiệm Bước 6: phỏng vấn lần hai Bước 7: xác minh điều tra Bước 8: khám sức khỏe

Bước 9: ra quyết định tuyển dụng Bước 10: bố trí công việc

Các doanh nghiệp luôn mong muốn tìm được người phù hợp cho công việc cần tuyển, tuy nhiên không phải lúc nào cũng thành công vì thực tế kết quả kiểm tra, phỏng vấn chỉ mang tính tương đối.

1.2.1.4.4. Đào tạo và phát triển

Đây là hoạt động nhằm trang bị kiến thức căn bản hay huấn luyện nâng cao kỹ năng thành thạo nghề nghiệp cho công nhân viên. Công tác đào tạo giúp nâng cao chất lượng, năng suất lao động, đồng thời tạo ra mối gắn kết giữa doanh nghiệp và người lao động, làm cho họ cảm thấy có trách nhiệm hơn, hăng say hơn trong công việc. Tuy nhiên đào tạo luôn đi kèm chính sách “giữ người” vì nếu không, hiện tượng “chảy máu chất xám” chắc chắn sẽ xảy ra.

1.2.1.4.5. Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên

Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên là việc nhận xét đánh giá cách làm việc trong quá khứ và hiện tại của một nhân viên dựa trên mức đánh giá hiệu quả công việc chung.Công tác đánh giá năng lực thực hiện công việc giúp cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên về mức độ hoàn thành công việc của họ so với tiêu chuẩn và so với những nhân viên khác, giúp họ điều chỉnh sửa chữa các sai lầm trong quá trình làm việc. Việc đánh giá còn có tác dụng kích thích động viên công nhân viên thông qua các thành tích được ghi nhận, các chế độ đãi ngộ hợp lý, giúp tạo môi trường văn hóa hiểu biết nhau giữa nhân viên và nhà quản trị. Ngoài ra, công tác này còn có tác dụng làm căn cứ để xây dựng kế hoạch đào tạo, huấn luyện, hoạch định nhu cầu tuyển dụng nhân viên và cải tiến cơ cấu tổ chức bộ máy.

1.2.1.4.6. Quản trị tiền lương

Tiền lương luôn là vấn đề nhạy cảm trong đời sống. Theo tổ chức lao động quốc tế: tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất luận tên gọi hay cách tính như

thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo một hợp đồng viết tay hay bằng miệng, cho một công việc đã được thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc cho những dịch vụ đã làm hoặc sẽ làm.

Các hình thức trả lương:

Theo thời gian: nhân viên được trả lương theo thời gian làm việc tính bằng giờ, ngày, tuần, tháng, năm. Thường được sử dụng đối với lao động không lành nghề hoặc có tính chất không ổn định.

Theo nhân viên: nhân viên có trình độ tay nghề, kỹ năng khác nhau thì có mức lương khác nhau. Kiểu trả lương này kích thích nhân viên nâng cao trình độ lành nghề, đáp ứng nhu cầu đào tạo phát triển của công ty.

Theo kết quả thực hiện công việc: là hình thức trả lương dựa trên kết quả đạt được của nhân viên thông qua sản lượng, trong đó lương được tính bằng cách lấy sản phẩm thực tế nhân đơn giá, ngoài ra ở một số doanh nghiệp ngoài lương căn bản còn có hoa hồng tính phần trăm trên tổng số sản phẩm bán được, thường thấy ở bộ phận kinh doanh.

Theo chức danh công việc: hình thức này dành cho các chức danh trưởng phòng, giám đốc trở lên gồm có lương căn bản, thưởng ngắn hạn cho thành tích đạt được những mục tiêu ngắn hạn của công ty, thưởng dài hạn thông qua việc chia cổ phần như cho phép mua các loại cổ phần của công ty với giá đặc biệt và những phúc lợi khác như bảo hiểm, kế hoạch nghỉ hưu, xe công ty…

1.2.1.4.7. Quan hệ lao động

Quan hệ lao động được thiết lập thông qua hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

1.2.2. Quản trị nhân sự trong khách sạn

1.2.2.1. Khái niệm quản trị nhân sự trong khách sạn

Sự quản lý nhân sự trong khách sạn là một trong những công việc quản lý quan trọng của khách sạn. Đó là việc làm thế nào và bằng cách nào để có thể phân bổ nhân lực đầy đủ, phù hợp với cấu trúc tổ chức của khách sạn, đảm bảo hoạt động liên

tục thông suốt. Chẳng hạn một khách sạn có 1.500 phòng thì phải thâu nhận khoảng 1000 nhân viên cho tất cả các bộ phận. Đó không phải là một việc nhỏ. Tuy nhiên điều đó được lập đi lập lại ở những khách sạn nghỉ mát và khi khai trương một khách sạn mới, vào thời điểm bắt đầu vào mùa đông khách.

Như vậy, quản trị nhân sự trong khách sạn là sự phối hợp một cách tổng thể các hoạt động hoạch định, tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát triển, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tài nguyên nhân sự của khách sạn nhằm đạt được mục tiêu chiến lược hiện tại và định hướng trong tương lai.

Bố trí nhân sự là chức năng chủ yếu xảy ra liên tục cho tất cả các khách sạn. Bên cạnh đó, do tính chất đặc thù của ngành khách sạn, tỷ lệ ban điều hành và nhân viên nghỉ việc tương đối cao. Ở nhiều thành phố lớn, tỷ lệ 33% số lương nhân viên được tuyển thay cho số nghỉ việc vẫn được xem là thấp. Với tỷ lệ đó có nghĩa là trong một năm, 1/3 nhân công của khách sạn phải được “thay đổi”.Vì thế trong hầu hết các khách sạn, công việc thâu nhận, bố trí các nhân viên mới được diễn ra liên tục. Do đó, đối với khách sạn việc tuyển dụng bố trí nhân viên diễn ra tốt đẹp (tức là đã tạo được sự hội nhập cho một số lượng lớn cho nhân viên mới vào trong guồng máy hoạt động chung của khách sạn để hoạt động một cách nhịp nhàng) là một thành công tuyệt vời.

1.2.2.2. Chức năng của quản trị nhân sự trong khách sạn

 Thu hút nguồn nhân lực: cũng như những doanh nghiệp có sử dụng lao động khác, quản trị nhân sự trong khách sạn nhằm đảm bảo có đủ số lượng nhân viên với những phẩm chất phù hợp cho từng công việc cụ thể trong khách sạn. Chẳng hạn, nhân viên lễ tân phải có vốn ngoại ngữ tốt, khả năng giao tiếp tốt và xử lý tình huống, nhân viên buồng phòng phải có sức khỏe tốt, chăm chỉ và trung thực…

 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: nhằm nâng cao năng lực của nhân viên khách sạn, với các kỹ năng, tay nghề cần thiết. Gồm có các khóa đào tạo ngắn hạn cung cấp kiến thức về sản phẩm của khách sạn, kỹ năng bán hàng, giải quyết tình huống, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, v.v…

 Duy trì nguồn nhân lực: nhằm kích thích, động viên nhân viên, duy trì, phát triển các mối quan hệ giữa nhân viên và khách sạn, làm cho họ cảm thấy gắn bó hơn với khách sạn, làm việc hăng say hơn và có trách nhiệm hơn. Thông qua một số hoạt động thiết lập và thực hiện chế độ lương, thưởng, thăng tiến, kỷ luật, phụ cấp, phúc lợi xã hội…

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN KHÁCH SẠN RENAISSANCE RIVERSIDE SAIGON

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG KHÁCH SẠN RENAISSANCE RIVERSIDE SAIGON

2.1.1. Lịch sử hình thành

Vào năm 1990, kế hoạch xây dựng khách sạn tại vị trí như ngày nay dựa trên ý tưởng ban đầu về một khách sạn 3 sao chỉ với 12 tầng. Nhưng sau nhiều lần khảo sát về vị trí địa lý, về quy mô và tiềm năng tương lai, các nhà đầu tư nhận thấy rằng khu đất quý giá này hoàn toàn thích hợp và rất lý tưởng cho việc xây dựng một khách sạn 5 sao, cùng với lợi thế cảnh quan sông Sài Gòn và thuận lợi cho du khách khi đi bộ vào trung tâm thành phố. Từ đó, khách sạn 5 sao Renaissance Riverside Saigon được xây dựng, bắt đầu vào năm 1993 đến tháng 7 năm 1999 hoàn thành và chính thức hoạt động vào ngày 14 tháng 10 năm 1999.

Khách sạn Renaisance Riverside Saigon thuộc quyền sở hữu và quản lý của tập đoàn Marriott International, Inn. Renaissance là một trong số những nhánh lớn của Marriott, có mặt khắp nơi trên thế giới. Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ có duy nhất một Renaissance Riversiade Hotel Saigon. Đây là khách sạn sang trọng cao 21 tầng, tầm nhìn hướng bao quát cảnh sông Sài Gòn và thành phố, cùng với hệ thống dịch vụ bổ sung ngày càng phong phú, đa dạng.

2.1.2. Vị trí địa l ý

Tọa lạc tại một trong những khu đất đẹp nhất bên bờ sông Sài Gòn, khách sạn Renaissance Riverside Saigon nằm trong trung tâm buôn bán và thương mại của thành phố HCM. Với cảnh quan tuyệt đẹp, một bên là sông Sài Gòn lững lờ trôi, với những chiếc tàu du lịch nhiều màu sắc, với bến phà ngày ngày đưa đón khách sang sông, một bên là thành phố nhộn nhịp người xe, những tòa nhà cao tầng, rực rỡ ánh đèn lúc về đêm. Từ khách sạn chỉ mất 20 phút ra sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, 10 phút đến chợ Bến Thành, Ủy ban nhân dân thành phố, Nhà hát thành phố, Nhà thờ Đức Bà,…và rất gần các nhà hàng, quán bar, quán cà phê… rất thuận lợi cho du khách thích tự mình khám phá.

Hình 2.1: Khách sạn Renaissance Riverside Saigon Địa chỉ: 8-15 Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

ĐT: 08 8220033

Vị trí địa lý là yếu tố đầu tiên tạo nên lợi thế cạnh tranh cho khách sạn. Đây là vị trí mà rất nhiều khách sạn mơ ước.

2.1.3. Kiến trúc xây dựng

Hầu hết các khách sạn thành phố đều có chung thiết kế hình khối của nhà hộp, nhà cao tầng, tuy nhiên để tạo được sắc thái riêng mỗi khách sạn đều chọn cho mình một kiến trúc đặc trưng, không trùng lắp.

Khách sạn được thiết kế gắn liền với tên gọi Renaissance, theo lối kiến trúc Pháp thời kì phục hưng, sang trọng, trang nhã, không kém phần cầu kì với những đường nét hoa văn độc đáo. Những vật trang trí được chăm chút cẩn thận, mang đậm chất địa phương như tranh thiếu nữ áo dài, nón lá, chậu lúa non, hoa sen, hình chụp bác nông dân, con trâu cày ruộng, hay bác ngư dân đang lưới cá…

2.1.4. Cơ sở vật chất – trang thiết bị kỹ thuật

Hệ thống điện: khách sạn có hệ thống điện được nối với mạng điện quốc gia, cung cấp điện cho toàn bộ khách sạn. Trong trường hợp khách sạn bị cúp điện bất ngờ thì hệ thống máy phát điện sẽ được mở đảm bảo nguồn điện 24/24.

Hệ thống nước: khách sạn trang bị hệ thống lọc nước sạch và hệ thống lọc nước hồ bơi hiện đại nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh cho khách khi sử dụng.

Hệ thống máy lạnh: máy lạnh của khách sạn là hệ thống máy lạnh chung được theo dõi, kiểm tra hàng ngày đảm bảo nhiệt độ luôn ổn định.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy: khách sạn trang bị hệ thống chữa cháy tự động, mỗi tầng, mỗi phòng đều được bố trí các bình chữa cháy – nơi có thể lấy sử dụng được dễ dàng. Mỗi tầng lầu cũng được cung cấp các bảng điện chỉ dẫn lối thoát hiểm khi có sự cố xảy ra.

Hệ thống máy tính: các phòng ban đều được trang bị máy tính, có hệ thống nối mạng ADSL, và mạng nội bộ, tạo sự thuận lợi cho nhân viên trong công việc văn phòng. Ngoài ra còn có hệ thống mạng không dây Wifi phục vụ khách sử dụng Laptop, điện thoại di động.

2.2. SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ 2.2.1. Phòng ngủ

Khách sạn có tổng cộng 349 phòng, được trang bị đầy đủ giường, tủ quần áo, két sắt, bàn làm việc, điện thoại, máy cà phê…

Hình 2.2: Phòng Deluxe và những tiện nghi trong phòng

Kinh doanh phòng ngủ là hoạt động chủ yếu đem lại doanh thu. Do đó, khách sạn có đội ngũ chuyên trách lĩnh vực này, làm sao để nâng cao công suất phòng, có chính sách giá cụ thể cho từng đối tượng khách và theo mùa.

2.2.2. Nhà hàng và Lounge

Khách sạn có tổng cộng 2 nhà hàng và 3 lounge.

Nhà hàng Riverside Café: nhà hàng kiểu Âu với thiết kế nhẹ nhàng, đơn giản nhưng sang trọng, ấm cúng. Chuyên phục vụ các món ăn quốc tế tự chọn (International Buffet) và gọi món theo Menu (Alacat), nằm ngay tầng trệt của nhà

hàng, chỉ cách đường Tôn Đức Thắng một tấm kính trong suốt. Du khách vừa được thưởng thức món ăn ngon vừa được ngắm người xe qua lại.

Hình 2.3: Nhà hàng Riverside Café

Nhà hàng Hoa Kabin: nhà hàng được thiết kế và bày trí theo kiến trúc Trung Hoa đầy ấn tượng, có các phòng riêng thích hợp cho các buổi tiệc gia đình, chiêu đãi khách hàng… Nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn mang đậm hương vị Quảng Đông, Triều Châu, Bắc Kinh… Nhà hàng Kabin đặt tại lầu 1 của khách sạn.

Lobby Lounge: nằm trong khu vực tiền sảnh, phục vụ các loại thức uống, trà, cà phê, các loại bánh ngọt.

Hình 2.5: Lobby Lounge

Atrium Lounge: được đặt tại lầu 5. Đây là sảnh ấn tượng và đặc biệt nhất bởi vị trí nằm giữa giếng trời, là “tâm nhĩ” của khách sạn. Atrium yên tĩnh là nơi thích hợp để làm việc, gặp gỡ bạn bè, đối tác. Buổi tối lại là thiên đường để thưởng thức tiếng đàn Piano, nhăm nhi vài ly rượu. Atrium chủ yếu phục vụ các loại thức uống có cồn, từ bia, rượu mạnh cho đến các loại cocktail được pha chế công phu, cầu kì.

Atrium, Lobby Lounge cung cấp những dịch vụ gia tăng làm cho sản phẩm khách sạn phong phú hơn.

Club Lounge: đặt tại lầu 18, sảnh này chuyên phục vụ các loại thức uống miễn phí cho khách VIP của khách sạn và dịch vụ check-in, check-out nhanh. Tuy không trực tiếp tạo ra doanh thu nhưng Club Lounge góp phần nâng cao giá trị dịch vụ dành cho khách VIP, làm cho khách cảm thấy thật sự thoải mái.

Hình 2.7: Club Lounge

2.2.3. Yến tiệc và hội nghị

Một phần của tài liệu biến động nhân sự tại bộ phận beverage khách sạn renaissance riverside saigon thực trạng và những giải pháp (Trang 37)