Kỹ năng thuyết trình

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro thảm họa trong bối cảnh biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng (Trang 55)

Các nguyên tắc và phương pháp cơ bản Nguyên tắc chung

- Nói cho họ biết bạn định sẽ nói những gì với họ!

- Nói các điều đó ra!

- Nói cho họ nghe những luận điểm bạn đã nói.

Bạn không thể đặc biệt lưu ý người ta về một luận điểm nào đó mỗi một lần thôi, rồi bỏ đấy. Bạn cần chuẩn bị cho người nghe về luận điểm đó, xong bạn cần giảng giải luận điểm đó thật rõ ràng, sau đó bạn cần tóm tắt những điều bạn đã nói

Cấu trúc chung của bài trình bày

Có 3 phần:

- Giới thiệu chủ đề của bài trình bày và các nội dung chính sẽ trình bày.

- Phần chính: cần bố trí theo trình tự đã giới thịêu. Kết thúc phần trước và bắt đầu phần tiếp theo phải có chuyển tiếp.

- Tóm tắt và kết luận: phải ngắn gọn, rõ ràng. Và người nghe đặt câu hỏi và thuyết trình viên trả lời.

phần mở đầu

Những luận điểm trình bày kết luận

I II III

Phần mở đầu của bạn cần có đôi lời về bản thân bạn, về chủ đề, khuôn khổ của bài nói (một phần bao nhiêu của chủ đề), cơ cấu (các luận điểm chính), và có lẽ một minh hoạ, thí dụ, một giai thoại hoặc đùa vui để bắt đầu.

Kết luận cần bao gồm một tóm tắt ngắn các luận điểm chính, lời cảm ơn của bạn đối với cử toạ, bất cứ những lời cuối cùng (thí dụ: kêu gọi hành động).

Để cho bạn được thật thoải mái, bạn hãy viết ra lời mở đầu và những lời kết luận sẽ nói. Bạn cũng có thể định trước, khi lúc nói những lời đó bạn sẽ làm gì

Các luận điểm trình bày:

Để cho người ta dễ dàng hiểu được bạn nói gì, bạn nên tổ chức các luận điểm của bạn thành những luận điểm lớn; mỗi luận điểm lớn đề cập một khía cạnh nhất định của chủ đề (3-5 nhóm) Các nhóm đó không nhất thiết có quy mô tương đương nhau. Một luận điểm lớn có thể có bốn hay năm luận điểm nhỏ, một luận điểm lớn khác thì có thể là chỉ có một hay hai luận điểm nhỏ. Về sau bạn có thể điều chỉnh lại. Đặt cho mỗi luận điểm lớn một tiêu đề.

Khi chuyển từ luận điểm lớn này qua luận điểm lớn khác phải rất lô-gic. Thông thường, ba luận điểm đó được chia thành:

I: Bối cảnh hoặc tình huống

II: Vấn đề (đang tranh cãi), vấn đề (khó khăn), phương pháp (Phân tích) III: Giải pháp, phương án đề xuất

Tất nhiên cũng có nhiều cách phân chia khác để làm cho các luận điểm lớn dễ theo

dõi.

Khi bạn đề cập mỗi luận điểm lớn trong bài trình bày của bạn, cần phải bắt đầu bằng cách chỉ ra những luận điểm nhỏ tạo thành luận điểm lớn. Và khi bạn trình bày hết luận điểm lớn, phải tóm tắt các luận điểm nhỏ và kết luận. Do vậy, cấu trúc của mỗi luận điểm lớn thường là:

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro thảm họa trong bối cảnh biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng (Trang 55)