Kỹ năng quan sát:

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro thảm họa trong bối cảnh biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng (Trang 46)

Tầm quan trọng của kỹ năng quan sát đối với THV

- Việc quan sát học viên, đặc biệt là những giao tiếp không lời của học viên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định phản ứng của học viên với lớp học cũng như mối quan hệ giữa các học viên và học viên cũng như giữa học viên với THV như thế nào. Dựa vào những thông tin này, THV có thể sẽ có những thay đổi hay can thiệp để học viên học tốt hơn. Những thay đổi đó có thể về nội dung, phương pháp giảng dạy hay những hoạt động tăng cường sự đoàn kết giữa các học viên, tạo không khí vui vẻ, sáng tạo nhằm mục đích học viên sẽ học tập một cách chủ động hơn.

Những nội dung cần quan sát trong lớp học:

- Mức độ hứng thú của học viên:

VD: Khi học viên hứng thú cao họ thường: mắt nhìn chăm chú, thường xuyên phát biểu ý kiến, thảo luận nhóm sôi nổi, hỏi lại THV khi cần thiết. Ngược lại, khi kém hứng thú họ thường ngồi dựa vào lưng ghế, mắt nhìn lơ đãng; Ngồi thay đổi tư thế liên tục trong giờ học; Luôn liếc nhìn đồng hồ; Ngủ gật; Nói chuyện riêng; giữ im lặng hoặc thờ ơ khi làm việc nhóm.

- Mức độ hiểu bài của học viên:

Khi học viên hứng thú học và hiểu bài thường có các biểu hiện: Đóng góp ý kiến xây dựng bài; Nét mặt vui vé, hứng thú; Tham gia nhiệt tình và sáng tạo trong các bài tập tình huống. Ngược lại, học viên sẽ rất thụ động và ngồi im khi được giao bài tập; Quay sang người khác mà không chịu tự làm bài tập; Thái độ rất lơ đãng.

- Mối quan hệ hỗ trợ tương tác trong lớp học:

Nếu các học viên quan hệ tốt họ thường nói chuyện với nhau trong giờ giải lao; Cùng nhiệt tình tham gia vào các bài làm việc nhóm; Giải thích cho nhau những nội dung chưa rõ.

Mối quan hệ với THV được thể hiện thông qua mức độ cộng tác khi được giao nhiệm vụ; Mạnh dạn đưa các câu hỏi hay các vấn đề khó khăn; Trao đổi, chuyện trò với THV khi có thể…

Xử lý tình huống quan sát trong tập huấn:

- Khi quan sát thấy những biểu hiện không mong muốn trong tập huấn, THV có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để điều chỉnh. Điều quan trọng là phải biết kết hợp nhuần nhuyễn kỹ năng quan sát và các kỹ năng khác như kỹ năng hỏi, kỹ năng lắng nghe để suy đoán nguyên nhân một cách chính xác nhất và đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp như: Điều chỉnh tốc độ (giảng, thực hành); Thêm, bớt thời gian làm bài tập của học viên; Thêm bớt khối lượng bài; Điều chỉnh nội dung, phương pháp tập huấn; Cải thiện các mối quan hệ.

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro thảm họa trong bối cảnh biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng (Trang 46)