III. Tổ chức bài giảng và chương trình tập huấn
3. Nhu cầu học viên
3.1.2 Xác định mục tiêu tập huấn Mục tiêu tập huấn là gì?
Mục tiêu tập huấn là gì?
Mục tiêu đào tạo là một mô tả ngắn và rõ ràng về điều mà học viên có thể thực hiện được nhờ kết quả của đào tạo. Mục tiêu đào tạo cần phải gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của học viên. Một mục tiêu học tập được coi là tốt khi nó đạt được tiêu chí cụ thể và có thể đo lường được. Và mục tiêu học tập cũng chính là cơ sở để thiết kế chương trình đào tạo và đánh giá đào tạo.
Nhìn chung, mục tiêu cần được viết ra và nêu rõ với học viên. Điều quan trọng là kiểm tra lại mục tiêu (qua trao đổi trực tiếp) với học viên vào ngay thời điểm ban đầu trước khi thực hiện đào tạo, vì đây là cơ hội để cho học viên làm rõ và có những thay đổi, điều chỉnh cần thiết.
Tại sao phải cần thiết xây dựng mục tiêu tập huấn cho mỗi chương trình bài giảng?
1. Mục tiêu tập huấn là nền tảng cho việc lập kế hoạch chương trình bài giảng. Nếu mục tiêu không được xác định rõ ràng thì không có một cơ sở rõ ràng để lựa chọn hay xây dựng một chương trình bài giảng tốt về nội dung và phương pháp. Cũng như bạn không biết mình đang đi đâu thì làm sao bạn có thể đi tới đích? Do vậy, đưa ra được mục tiêu học tập giúp bạn có thể quyết định và chỉ ra một cách
chính xác những gì bạn mong muốn các học viên đạt được sau chương trình bài giảng.
2. Có được mục tiêu tập huấn bạn có thể kiểm tra được kết quả học tập. Lý do thứ hai là chúng ta phải xác định được những mục tiêu rõ ràng cần phải đạt được để xem trên thực tế, những mục tiêu đã được hoàn thành đến đâu. Nếu bạn không biết bạn muốn đi đâu thì làm sao bạn có thể biết bạn đã đi đến được những đâu?
3. Mục tiêu tập huấn giúp cho học viên có định hướng học rõ ràng. Mục tiêu học tốt giúp cho học viên biết những gì đang diễn ra. Với mục tiêu học tập rõ ràng, học viên có thể tham gia tích cực hơn vào quá trình học và không phải đoán xem những gì họ đạt được sau khoá học.
Mục tiêu chi tiết được xây dựng như thế nào?
Một mục tiêu tập huấn hữu ích có thể giải đáp cho cả ba câu hỏi:
1. Thực hành:Học viên có thể làm gì sau khoá học?
2. Các điều kiện: Học viên thực hiện nhiệm vụ trong những điều kiện nào?
3. Tiêu chí: Làm thế nào để đạt được tiêu chí đề ra?
Một số ví dụ về các động từ có thể được sử dụng để đo lường về mục tiêu:
Lĩnh vực Động từ phù hợp
Kiến thức nêu, xác định, liệt kê, gọi tên, viết, nhắc lại, giải thích, nói về, tạo ra, báo cáo, xây dựng, minh họa, phân loại, so sánh, mô tả, rút ra
Kỹ năng thực hiện, thể hiện, sử dụng, thiết kế, chuẩn bị, hành động, minh họa, tổ chức, thực hành, trình bày, cho thấy