Phân tích các bộ phận cấu thành nên tài sản lưu động

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ sử DỤNG tài sản lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN THAN MÔNG DƯƠNG (Trang 47)

Bảng 2.4. Cơ cấu tài sản lƣu động giai đoạn 2010 – 2012

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị (tr.đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (tr.đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (tr.đồng) Tỷ lệ (%) Tiền và TĐT 164.208 34,83 44.882 20,84 3.924 2,62 Các KPT ngắn hạn 270.241 57,32 133.966 62,21 84.990 56,68 Hàng tồn kho 36.916 7,83 32.762 15,21 56.236 37,50 TSNH khác 72 2,00 3.737 1,74 4.801 3,20 Tổng TSLĐ 471.437 100 215.347 100 149.951 100

Nguồn: Số liệu tính toán từ bảng cân đối kế toán

Qua bảng 2.4, ta thấy trong cơ cấu tài sản lưu động thì mỗi năm lại có một khoản mục biến động mạnh và mức độ tăng giảm khác nhau. Năm 2010, khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất 57,32% trong tổng tài sản lưu động, sau đó đến tiền và các khoản tương đương tiền với 34,83%, hàng tồn kho chỉ chiểm tỷ trọng là 7,83%, còn tài sản ngắn hạn khác chỉ chiếm tỷ trọng tương đối khiêm tốn với 2,00%. Sang năm 2011, khoản mục các KPT ngắn hạn vươn lên chiếm tỷ trọng lớn nhất 62,21% và theo sau là tiền và tương đương tiền với 20,84% , giảm 13,99% so với năm 2010, trong khi khoản mục hàng tồn kho tăng khá chiếm 15,21%. Năm 2012, mặc dù tỷ trọng hàng tồn kho có tăng nhưng các KPT ngắn hạn tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất 56,68% tuy có thấp hơn năm 2011, tỷ trọng tiền và tương đương tiền giảm mạnh mẽ chỉ đạt 2,63%.

- Về tiền và tương đương tiền, năm 2010, tiền và tương đương tiền đạt con số 164.208 triệu đồng chiếm 34,83% trong cơ cấu tỷ trọng TĐ. Năm 2011, tiền và tương đương tiền của công ty giảm mạnh còn 44.882 triệu đồng so với mức 164.208 triệu

đồng trong năm 2010 thì đến năm 2012 vẫn tiếp tục xu hướng đó, khoản mục này chỉ còn 3.924 triệu đồng. Trong năm 2010, mức dự trữ tiền và tương đương tiền của công ty là khá lớn và có thể là không hiệu quả vì không có khả năng sinh lời. Tuy nhiên, lượng tiền và tương đương tiền lớn lại là điều kiện giúp công ty luôn duy trì được khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh tức thì. Do vậy, sự sụt giảm đáng kể của khoản mục này trong năm 2011 và 2012 dù có thể tăng khả năng sinh lời khi tiền không được để quá nhiều tại quỹ nhưng ngược lại, sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty. Bởi vì công ty không có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nào nên toàn bộ ngân quỹ có của công ty là tiền và tương đương tiền. Nếu ngân quỹ có ít hơn ngân quỹ nợ thì rõ ràng doanh nghiệp đang bị thâm hụt ngân quỹ, và bị động về vốn bằng tiền.

- Về các khoản phải thu, có thể nói năm 2010 là năm có giá trị các KPT ngắn hạn cao nhất trong giai đoạn 2010 – 2012 với 270.241 triệu đồng chiếm ty lệ tương ứng 57,32%. Có thể đây chính là chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp, nhằm tạo điều kiện cho khách hàng, nâng cao doanh thu bán hàng của công ty, từ đó làm gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, bên cạnh việc nâng cao doanh số thì công ty cũng đồng thời phải đối mặt với tình trạng vốn bị ứ đọng lâu trong khâu thanh toán, khả năng quay vòng vốn kém, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sang năm 2011, mặc dù giá trị các KPT ngắn hạn giảm còn 133.966 triệu đồng so với năm 2010, nhưng tỷ trọng các KPT ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng lên đến 62,21% trong tổng tài sản ngắn hạn. Đặc biệt là khi năm 2011, doanh thu thuần của công ty vẫn tăng so với 2010 mà các KPT ngắn hạn lại giảm thì đây cũng có thể coi là một thành tích của doanh nghiệp trong những nỗ lực nhằm hạn chế vốn bị ứ đọng. Năm 2012, các khoản phải thu tiếp tục giảm xuống còn 84.990 triệu đồng, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu TSLĐ với 56,68%. Có thể thấy rằng, công ty đang cố gắng giảm thiểu các khoản phải thu ngắn hạn nhằm huy động vốn đầu tư cho nhu cầu TSLĐ trong năm của mình.

- Về hàng tồn kho, mặc dù, tỷ trọng hàng tồn kho của công ty chỉ chiếm vị trí thứ 3 nhưng đây là thành phần quan trọng trong cơ cấu TSLĐ. Năm 2010 khoản mục này đạt 36.916 triệu đồng tương đương với tỷ trọng 7,83%, sang năm 2011 giá trị HTK giảm còn 32.762 triệu đồng tuy nhiên tỷ trọng lại lên tới 15,21%. Nguyên nhân do, tổng TSNH năm 2011 giảm mạnh so với năm 2010, từ 471.437 triệu đồng xuống còn 215.347 triệu đồng, tương ứng với mức giảm 54,32%. Sang đến năm 2012, cả về mặt giá trị và tỷ trọng khoản mục này đều tăng lên đột ngột, lên tới 56.236 triệu đồng chiếm 37,50% tỷ trọng TSLĐ. Nếu như giai đoạn vừa qua, giá trị các khoản mục tiền và tương đương tiền cùng với các KPT ngắn hạn có xu hướng giảm thì hàng tồn kho lại giảm trong năm 2011 và tăng trong năm 2012, không theo một chiều hướng cụ thể nào. Do vậy, đây cũng là vấn đề mà công ty cần quan tâm giải quyết nhằm giảm thiểu tình trạng ứ đọng vốn trong khâu lưu kho, làm khả năng quay vòng của hàng tồn kho.

Mặc dù qua các năm 2010–2012 giá trị TSLĐ có xu hướng giảm đi từ 471.437 triệu đồng giảm xuống còn 149.951 triệu đồng. Tuy nhiên cơ cấu thành phần của TSLĐ có sự biến động không rõ ràng, trong đó khoản mục tiền và tương đương tiền chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ, hàng tồn kho của công ty ngày càng tăng lên rõ rệt, tuy nhiên trong đó chỉ tiêu các khoản phải thu ngắn hạn vẫn giữ tỷ trọng cao nhất. Có thể thấy từ năm 2010 đến năm 2102 tổng TSLĐ của công ty có xu hướng giảm nhanh, và chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ trong tổng tài sản vì công ty đang theo đuổi chính sách quản lý TSLĐ theo trường phái cấp tiến.

2.2.5. Phân tích các chỉ số đánh giá tổng hợp chung về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động

2.2.5.1. Suất hao phí của tài sản lưu động so với doanh thu

Bảng 2.5. Suất hao phí của tài sản lƣu động so với doanh thu thuần

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 2010 2011 2012 +/- (%) +/- (%)

Doanh thu thuần 1.247.564 1.501.326 1.568.359 253.762 20,34 67.033 4,46

TSLĐđ 207.460 471.437 215.347 263.977 127,24 (256.090) (54,32)

TSLĐc 471.437 215.347 149.950 (256.090) (54,32) (65.397) (30,37)

TSLĐbq 339.449 343.392 182.649 3.943 1,16 (160.743) (46,81)

Suất hao phí của

TSLĐ so với DTT 0,27 0,23 0,15 (0,04) (14,81) (0,08) (34,78)

Nguồn: Số liệu tính từ báo cáo tài chính 2009-2012

Qua bảng 2.5 ta thấy suất hao phí của TSLĐ so với doanh thu thuần của công ty trong giai đoạn 2012–2012 có xu hướng giảm với tốc độ giảm ngày càng tăng. So với năm 2010 thì chỉ tiêu này đã giảm 14,81% vào năm 2011, và giảm tới 34,78% trong năm 2012. Suất hao phí của TSLĐ so với doanh thu thuần qua các năm trung bình ở mức 0,22 lần, tức để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần 0,22 đồng TSLĐ. Nguyên nhân do sự chênh lệch giữa tốc độ thay đổi của doanh thu thuần so với tốc độ thay đổi của TSLĐ, năm 2011 mặc dù DTT tăng với tốc độ mạnh (20,38%) nhưng TSLĐbq lại có sự tăng nhẹ (1,16%) so với năm 2010, sang năm 2012 thì DTT chỉ tăng với 4,46% bên cạnh đó thì TSLĐbq lại giảm khá nhanh (46,81%).

Để tạo ra mức doanh thu thuần như năm 2011 thì công ty có thể tiết kiệm được một lượng TSLĐ là: (0,15-0,23)*1.568.359 = 125.468,72 triệu đồng. Như vậy, nếu chi phí sử dụng vốn không thay đổi thì công ty tiết kiệm được chi phí tài chính là 125.468,72 triệu đồng, điều này góp phần làm tăng khả năng sinh lời của công ty. Để duy trì suất hao phí TSLĐ so với doanh thu thuần ở mức thấp và ổn định thì công ty phải quản lý và có chính sách dự trữ tiền mặt, hàng tồn kho và các khoản phải thu một cách hợp lý và hiệu quả vì bất kể sự gia tăng nhỏ nào trong suất hao phí cũng khiến các loại chi phí gia tăng và làm giảm hiệu quả sinh lời của doanh nghiệp.

2.2.5.2. Suất hao phí của tài sản lưu động so với lợi nhuận sau thuế

Biểu đồ 2.3. Suất hao phí của TSLĐ so với lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2010 – 2012

Nguồn: Số liệu được tính toán từ bảng báo cáo tài chính

Suất hao phí của TSLĐ so với lợi nhuận sau thuế của công ty giai đoạn 2010 – 2012 có sự biến động theo một xu hướng cụ thể. Nếu như năm 2010, công ty cần 4,3 đồng TSLĐ để tạo ra 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì sang năm 2011 đã tăng lên 4,45 đồng TSLĐ, và đạt 6,97 đồng năm 2012. Lợi nhuận sau thuế năm 2010 có giảm nhẹ so với năm 2011, nhưng TSLĐbq năm 2010 lại tăng nhẹ so với năm 2011. Năm 2012 lợi nhuận sau thuế giảm mạnh so với năm 2011 từ 77.168 triệu đồng xuống còn 26.195 triệu đồng, đồng thời TSLĐbq cũng giảm từ 343.392 triệu đồng xuống còn 182.649 triệu đồng, do tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế (66,05%) mạnh hơn tốc độ giảm của TSLĐbq (44,81%) đã làm cho hiệu suất sử dụng TSLĐ so với lợi nhuận sau thuế đạt mức 6,97 lần. Năm 2012, lợi nhuận sau thuế giảm mạnh là do trong năm giá vốn hàng bán tăng cao, đồng thời doanh thu tài chính giảm mạnh và các khoản mục chi phí tăng cao.

Nhìn chung, suất hao phí của TSLĐ so với lợi nhuận sau thuế trung bình qua 3 năm là 5,24 lần và đang có xu hướng tăng lên chứng tỏ mức độ sinh lời từ TSLĐ chưa thực sự tốt. Để giảm suất hao phí của TSLĐ so với lợi nhuận thì yêu cầu công ty phải có kế hoạch kinh doanh tốt hơn, đồng thời cũng có kế hoạch quản lý và sử dụng TSLĐ hợp lý hơn.

2.2.5.3. Tỷ suất sinh lợi nhuận tài sản lưu động (ROCA)

Chỉ tiêu ROCA là một trong những thước đo phổ biến về khả năng sinh lời của doanh nghiệp thông qua việc đánh giá suất sinh lời TSLĐ trong kỳ. Khả năng sinh lời TSLĐ (ROCA) trong 3 năm vừa qua của công ty biến động theo xu hướng giảm dần.

0.00 2.00 4.00 6.00 8.00

năm 2010 năm 2011 năm 2012

4,3 4,45

6,97 lần

Bảng 2.6. Tỷ suất lợi nhuận TSLĐ (ROCA) giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 2010 2011 2012 +/- Tỷ lệ (%) +/- Tỷ lệ (%)

Lợi nhuận sau thuế 78.924 77.168 26.195 (1.756) (2,22) (50.973) (66,05)

TSLĐđ 207.460 471.437 215.347 263.977 127,24 (256.090) (54,32)

TSLĐc 471.437 215.347 149.950 (256.090) (54,32) (65.397) (30,37)

TSLĐ bình quân 339.449 343.392 182.649 3.943 1,16 (160.743) (46,81)

ROCA (%) 23,25 22,47 14,34 (0,78) (3,35) (8,13) (36,18)

Nguồn: số liệu tính toán từ báo cáo tài chính

Cụ thể, năm 2011, ROCA của công ty là 22,47% tức là cứ 100 đồng tài sản lưu động bỏ vào sản xuất trong kỳ tạo ra 22,47 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm so với năm 2010 là 0,78% trong khi 100 đồng tài sản bỏ vào sản xuất trong năm 2010 lại mang về cho công ty 23,25 đồng lợi nhuận sau thuế. Với xu hướng đó, sang đến năm 2012, ROCA của công ty lại giảm xuống còn 14,34% tức là đã giảm 8,13% so với năm 2011. Sự biến đổi trên của tỷ suất sinh lời TSLĐ là do giai đoạn vừa qua cả lợi nhuận sau thuế và TSLĐ đều có sự thay đổi theo chiều hướng khác nhau. Nếu như từ năm 2010 đến năm 2012, chứng tỏ sự giảm sút của lợi nhuận sau thuế thì TSLĐ lại tăng nhẹ trong năm 2011 rồi lại giảm mạnh trong năm 2012.

Qua các số liệu tổng hợp và số liệu thực tế ta thấy, năm 2010, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 78.924 triệu đồng, cao nhất trong 3 năm 2010 - 2012 là do sự gia tăng khá ấn tượng của kết quả từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Năm 2010, sản lượng than sản xuất và tiêu thụ là 1,51 triệu tấn trên sản kế hoạch là 1,35 triệu tấn, bằng 112% kế hoạch năm. Đồng thời, năm 2010, công ty có sản lượng than sạch tăng cao, lên đến 72,40%. Chỉ tính trong vòng 9 tháng đầu năm 2010, lợi nhuận lũy kế đã tăng 98% so với cùng kỳ năm 2009 (Nguồn: mongduongcoal.com). Theo số liệu công ty cung cấp, lợi nhuận tăng cao là do giá bán than tăng, thời tiết thuận lợi nên sản xuất đạt 84,60%, tiêu thụ đạt 93,20%, doanh thu 9 tháng đạt 100,90% so với kế hoạch cả năm. Kết thúc 3 quý đầu năm, công ty đã hoàn thành 104% kế hoạch doanh thu và 148% kế hoạch lợi nhuận trước thuế. Đó chính là nguyên nhân tại sao cả năm 2010, lợi nhuận của công ty lại cao như vậy. Sang đến năm 2012, do tình trạng suy thoái kinh tế thế giới cũng như trong nước đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống kinh tế, xã hội cũng như sản xuất kinh doanh, do vậy ngành than nói chung và công ty cổ phần than Mông Dương nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn. Sản lượng than tiêu thu than trong năm giảm mạnh, do các ngành điện, vật liệu xây dựng, xi măng…đều cắt giảm sản xuất. Bên cạnh đó, giá than trên thị trường trong và ngoài nước đều giảm sâu, từ 25- 35%.

Để có cái nhìn cụ thể hơn về sự biến động của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, ta phân tích hai nhân tố chính ảnh hưởng chỉ tiêu này thông qua mô hình Dupont:

Bảng 2.7. Ảnh hƣởng của ROS và hiệu suất sử dụng TSLĐ lên ROCA

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm

2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 +/- Tỷ lệ (%) +/- Tỷ lệ (%)

Doanh thu thuần 1.247.564 1.501.32

6 1.568.359

253.76

2 20,34 67.033 4,46 Lợi nhuận sau thuế 78.924 77.168 26.195 (1.756) (2,22) (50.973) (66,05) TSLĐbq 339.449 343.392 182.649 3.943 1,16 (160.743) (46,81) ROS sau thuế (%) 6,32 5,14 1,67 (1,18) (18,67) (3,47) (67,51) HS sử dụng TSLĐ

(lần) 3,68 4,37 8,59 0,69 18,75 4,22 96,57

ROCA 23,25 22,47 14,34 (0,78) (3,35) (8,13) (36,18)

Nguồn: Số liệu tính toán từ bảng báo cáo tài chính

Qua bảng 2.7, ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) của công ty giảm rõ rệt và hiệu suất sử dụng TSLĐ lại tăng khá nhanh trong 3 năm 2010 – 2012. Năm 2010, tỷ suất sinh lời trên doanh thu đạt mức cao nhất mặc dù hiệu suất sử dụng tổng tài sản lại nhỏ nhất nhưng vẫn làm cho ROCA đạt mức cao. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao là do năm 2010, công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch chỉ tiêu về sản lượng than sản xuất và tiêu thụ, dẫn đến vượt kế hoạch về lợi nhuận năm mặc dù chi phí đầu vào cao.

Tuy nhiên, sang năm 2011, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm 1,18% so với năm 2010 và chỉ còn 5,14%, nhưng hiệu suất sử dụng TSLĐ lại tăng 0,69 lần so với năm 2010 và kết quả là ROCA của công ty chỉ giảm 0,78% so với năm 2010. Năm 2011, dù công ty vẫn hoàn thành kế hoạch về sản xuất làm cho lợi nhuận gộp tiếp tục tăng nhưng do sự gia tăng đột biến của chi phí tài chính làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế giảm và giảm lợi nhuận sau thuế. Năm 2012, do lợi nhuận sau thuế giảm đột ngột và doanh thu thuần chỉ tăng nhẹ nên dẫn theo hệ quả ROS của công ty giảm chỉ còn 1,67%. Mặc dù hiệu suất sử dụng TSLĐ tăng cao nhưng vẫn không đủ bù đắp cho sự giảm sút của ROS, do vậy ROCA năm 2012 giảm 8,13% và chỉ đạt 14,34%. Mặc dù vậy, xuất phát từ những phân tích lợi nhuận và doanh thu ở trên ta có thể thấy việc giảm tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chưa hẳn đã là một tín hiệu xấu của doanh nghiệp. Bởi vì trong năm 2011 và 2012 vừa qua, giá cả các loại vật tư đều tăng cao do lạm phát cộng với chi phí tài chính lớn do lãi suất ngân hàng tăng đã ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận của công ty. Qua phân tích mô hình Dupont ta thấy khả năng sinh lời trên TSLĐ của công ty đang có xu hướng giảm qua các năm, điều này chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố chính là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và hiệu suất sử dụng TSLĐ.

Tóm lại, sự biến động của chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên TSLĐ giai đoạn 2010- 2012 tuy có sự suy giảm dần, do xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là do

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ sử DỤNG tài sản lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN THAN MÔNG DƯƠNG (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)