Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty phần than Mông Dương

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ sử DỤNG tài sản lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN THAN MÔNG DƯƠNG (Trang 41)

2.2.2.1. Về tài sản

Trước hết, chúng ta hãy cùng nhìn lại bảng cân đối kế toán rút gọn phần tài sản của ba năm vừa qua để có cái nhìn khái quát nhất về quy mô tài sản của công ty cổ phần than Mông Dương qua phụ lục 01.

Xét về tổng thể, ta có thể thấy, mặc dù từ 2010 đến 2012, tổng tài sản của công ty liên tục thay đổi, nhưng nếu chỉ nhìn khái quát thì dường như sự thay đổi này vẫn chưa cho thấy một xu hướng cụ thể nào. Bởi vì, nếu như năm 2011 tổng tài sản của công ty giảm 103.540 triệu đồng, tương đương giảm 11,98% so với năm 2010 thì năm 2012 lại ghi nhận sự gia tăng khá ấn tượng của tổng tài sản với mức tăng 167.084 triệu đồng về giá trị tuyệt đối, tương đương tăng 21,97%, mặc dù với mức tăng trưởng còn khá kiêm tốn nhưng đó cũng là dấu hiệu tốt cho công ty.

Trong khi tài sản dài hạn vẫn không ngừng tăng qua các năm thì có thể thấy sự suy giảm của tổng tài sản là do sự sụt giảm đáng kể của tài sản ngắn hạn, mà cụ thể là các khoản phải thu, tiền và tương đương tiền. Do đó, để có thể đưa ra được những đánh giá chính xác về tình hình tài sản của công ty thì nếu chỉ xét về mặt tổng tài sản thôi là chưa đủ mà cần phải đi vào cụ thể từng khoản mục nhỏ hơn trong cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Nhìn chung tài sản ngắn hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tổng tài sản có thể giải thích do công ty cổ phần than Mông Dương là một công ty hoạt động trong ngành khai thác than, ngành nghề chủ yếu là khai thác và sản xuất than nên đòi hỏi lượng tài sản dài hạn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh là rất lớn và lớn hơn so với tài sản ngắn hạn.

Từ số liệu từ phụ lục 01 về tình hình tài sản tại ngày 31/12 các năm 2010– 2012 của Công ty, ta còn có thể xét về tỷ trọng cơ cấu tài sản phục vụ cho việc phân tích thực trạng sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần than Mông Dương ( qua phụ lục 02)

Cùng với sự biến đổi của tổng tài sản, tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của công ty cũng đã có những biến động trong ba năm qua. Cụ thể, qua các năm, tài sản dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng tài sản. Năm 2010, tỷ trọng tài sản ngắn hạn của công ty là 54,56% trong khi tài sản dài hạn chiếm 45,44% trong tổng tài sản. Sang đến năm 2011, tỷ trọng tài sản ngắn hạn của công ty đã giảm xuống còn 28,41%, giảm 26,15% so với năm 2010, đồng nghĩa với việc tỷ trọng tài sản dài hạn lại tăng từ 26,15% lên 71,59%. Năm 2012, cơ cấu tài sản của công ty cổ phần than Mông Dương vẫn tiếp tục biến động theo chiều hướng năm 2011 và năm 2010 với tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản giảm xuống còn 16,16% và tỷ trọng tài sản dài hạn tăng lên 83,84%. Sự giảm dần của tỷ trọng tài sản ngắn hạn là do tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, lãi suất ngân hàng ngày càng tăng cao và biến động, công ty phải sử dụng nguồn tiền mặt và khoản tương đương tiền để chi trả cho các khoản nợ đến hạn và để đầu tư cho hoạt động sản xuất, bên cạnh đó việc thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn cũng được công ty tận dụng triệt để. Vì vậy, chỉ tiêu tiền mặt và các khoản tương đương tiền; các khoản phải thu ngắn hạn giảm đi dáng kể trong tổng tài sản ngắn hạn.

Tóm lại, mặc dù trong những năm vừa qua, cơ cấu tài sản của công ty cổ phần than Mông Dương đã có những thay đổi đáng kể, nhìn chung những sự thay đổi này đang theo một xu hướng khá rõ ràng. Do vậy, chúng ta cũng không thể phủ nhận những cố gắng, nỗ lực của công ty, nhằm giảm vốn ứ đọng trong các khoản phải thu, đồng thời từng bước tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.2.2.2. Về nguồn vốn

Bảng 2.1. Cơ cấu và tình hình bi ến động nguồn vốn từ 2010 – 2012

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng (%) A. Nợ phải trả 691.370 80,01 560.472 73,63 715.939 77,18 I. Nợ ngắn hạn 545.727 63,16 355.072 46,71 229.081 24,70 II. Nợ dài hạn 145.643 16,85 205.400 26,92 486.858 52,48 B. Vốn chủ sở hữu 172.721 19,99 200.079 26,37 211.696 22,82 TỔNG NGUỒN VỐN 864.091 100 760.551 100 927.635 100

Nguồn: Số liệu từ bảng cân đối kế toán

Cùng với tổng tài sản, tổng nguồn vốn để hình thành nên tài sản của công ty năm 2010 đạt 864.091 triệu đồng, giảm 103.540 triệu đồng trong năm 2011 (đạt 760.551 triệu đồng) và tăng 167.084 triệu đồng trong năm 2012. Theo đó, tỷ trọng các bộ phận trong tổng nguồn vốn cũng thay đổi không ngừng qua các năm từ 2010 đến 2012.

- Về nợ phải trả

Trong giai đoạn 2010 – 2012, nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn. Năm 2011, cùng với sự sụt giảm về giá trị của nợ phải trả (130.898 triệu đồng) so với năm 2010 thì tỷ trọng của khoản mục này trong nguồn vốn cũng giảm từ 80,01% xuống còn 73,63%. Hệ số nợ của công ty hiện đang ở mức khá cao (dao động từ 0,7 – 0,8), tức công ty đang có được những lợi thế của việc duy trì hệ số nợ cao như: chỉ cần bỏ ra một lượng vốn ít nhưng được quyền quản lý một lượng tài sản lớn, lá chắn thuế lãi vay, khuếch đại tỷ suất lợi nhuận VCSH khi doanh nghiệp làm ăn có lãi,... Tuy nhiên, song song với đó thì việc duy trì tỷ trọng nợ cao cũng dẫn đến nhiều hạn chế như : giảm tính độc lập trong hoạt động kinh doanh, chịu sức ép từ việc nâng lãi suất của các chủ nợ và sức ép phải chi trả lãi vay và nợ gốc đúng hạn, mức độ an toàn trong kinh doanh thấp,... Đặc biệt là khi nguồn vay nợ chủ yếu của công ty là từ các ngân hàng, mà trong giai đoạn vừa qua, lãi suất cho vay của các ngân hàng liên tục biến động và có những thời điểm đạt đỉnh 20-25%/năm, thì sức ép trả lãi lại càng trở thành một vấn đề lớn đối với công ty. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn với tỷ trọng nợ cao như trên không chỉ là trường hợp riêng của công ty cổ phần than Mông Dương mà là tình trạng chung của hầu hết các doanh nghiệp khai thác than khác trong cùng ngành.

Trong cơ cấu nợ thì mức độ vay nợ dài hạn rất ít, tỷ trọng nợ dài hạn trong tổng nguồn vốn năm 2010 là 16,85%. Tuy nhiên, tỷ trọng nợ dài hạn đang gia tăng nhanh chóng, năm 2011 đã lên đến 26,92% (lý do chính là bởi công ty vay dài hạn để đầu tư mua sắm thêm tài sản cố định nhằm tăng cường năng lực hoạt động của TSCĐ) tuy nhiên tỷ trọng nợ dài hạn lại tăng lên mức 52,48% trong năm 2012. Nợ phải trả chủ yếu của công ty là vay và nợ ngắn hạn và vốn chiếm dụng từ người bán. Điều này là nhờ công ty đã có uy tín nhất định đối với bạn hàng và được bạn hàng cho hưởng chính sách

tín dụng ưu đãi. Đồng nghĩa với sự thay đổi về tỷ trọng của nợ phải trả thì tỷ trọng vốn chủ sở hữu cũng thay đổi tương ứng cho phù hợp với kết cấu của nguồn vốn.

- Về vốn chủ sở hữu

Trong cơ cấu vốn chủ sở hữu thì vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2011, công ty đã tăng vốn điều lệ từ 120 tỷ đồng lên đến 150 tỷ đồng dẫn đến nguồn vốn chủ sở hữu năm 2011 là 200.079 triệu đồng chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 năm với 26,37%, thể hiện tính tự chủ về mặt tài chính của công ty. Tuy giá trị vốn chủ sở hữu ngày càng tăng nhưng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn lại gần như thay đổi không theo 1 chiều hướng rõ ràng nào. Cụ thể, năm 2010, tỷ trọng VCSH trong tổng nguồn vốn là 19,99%, đến năm 2011 tăng lên 26,37% nhưng sang năm 2011 lại giảm xuống còn 22,82%.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ sử DỤNG tài sản lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN THAN MÔNG DƯƠNG (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)