Quản trị hàng tồn kho

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ sử DỤNG tài sản lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN THAN MÔNG DƯƠNG (Trang 32)

Để quản trị HTK tốt cần phối hợp nhiều biện pháp từ khâu mua sắm, vận chuyển, dự trữ vật tư đến dự trữ thành phẩm, hàng hóa để bán. Doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để nâng cao hiệu quả quản lý HTK:

+ Xác định đúng đắn lượng nguyên vật liệu hoặc hàng hóa cần mua sắm trong kỳ và lượng tồn kho dự trữ thường xuyên hợp lí.

+ Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng, người cung ứng thích hợp để đạt các mục tiêu: Giá cả mua vào thấp, các điều khoản thương lượng có lợi cho doanh nghiệp và tất cả gắn liền với chất lượng vật tư, hàng hóa phải đảm bảo.

+ Lựa chọn các phương tiện vận chuyển phù hợp để tối thiểu hóa chi phí vận chuyển, xếp dỡ.

+ Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư hàng hóa. Dự đoán xu thế biến động trong kì tới để có quyết định điều chỉnh kịp thời việc mua sắm, dự trữ vật tư, hàng hóa có lợi cho doanh nghiệp trước sự biến động của thị trường.

+ Tổ chức tốt việc dự trữ, bảo quản vật tư, hàng hóa. Cần áp dụng thưởng phạt tài chính để tránh tình trạng bị mất mát, hao hụt qua mức hoặc vật tu hàng hóa bị kém, mất phẩm chất.

+ Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình dự trữ, phát hiện kịp thời tình trạng vật tư bị ứ đọng, không phù hợp để có biện pháp giải phóng nhanh số vật tư đó. + Thực hiện việc mua bảo hiểm đối với vật tư hàng hóa, lập dự phòng giảm giá HTK. Biện pháp này giúp cho doanh nghiệp chủ động thực hiện bảo toàn TSLĐ.

Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt các biện pháp quản lý dự trữ thì doanh nghiệp có thể tăng khả năng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế mà không cần tăng thêm nhu cầu về hàng dự trữ. Do đó để nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ thì doanh nghiệp phải đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị dự trữ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 của khóa luận đã đi sâu tìm hiểu về khái niệm tài sản lư động và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp, từ đó giúp người đọc có cái nhìn khái quát về nội dung của đề tài.

Trước hết, chương 1 đã làm rõ những vấn đề cơ bản về tài sản như: khái niệm, đặc điểm, phân loại, kết cấu, nguồn hình thành tài sản lưu động và các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản lưu động; cũng như đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Và cuối cùng là một số biện pháp quản trị tài sản lưu động.

Thông qua tài sản lưu động cũng như những vấn đề lý luận liên quan đến tài sản lưu động. Cơ sở lý thuyết này sẽ tạo nền tảng để tìm hiểu, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản tại lưu động Công ty cổ phần than Mông Dương trong chương tiếp theo.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN MÔNG DƢƠNG

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ sử DỤNG tài sản lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN THAN MÔNG DƯƠNG (Trang 32)