Nguyên nhân

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ sử DỤNG tài sản lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN THAN MÔNG DƯƠNG (Trang 63)

Nguyên nhân khách quan

- Những biến động khó lường của nền kinh tế đã gây ra nhiều khó khăn cho mọi doanh nghiệp sản xuất. Sức tiêu thụ giảm trong khi chi phí sản xuất đầu vào gia tăng khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Suy thoái kinh tế không chỉ làm giảm sức tiêu thụ than của các doanh nghiệp lớn trong nước như phân bón, hóa chất, xi măng,… mà than xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng dẫn đến giảm về lượng than xuất khẩu. Nguồn vốn dùng cho sản xuất kinh doanh bị thiếu hụt trong khi các nguồn tài trợ ngày càng ít đi và khó khăn trong việc tiếp cận. Bài toán khó lại đặt ra cho mọi doanh nghiệp đó là làm sao để sử dụng hiệu quả mỗi đồng tài sản bỏ vào hoạt động kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất.

- Ngành khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thác than của Việt Nam trong thời gian qua tăng trưởng khá mạnh cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, đó cũng là lý do làm cho trữ lượng than còn lại ngày càng giảm đi dẫn đến khó khăn hơn cho hoạt động khai thác và sản xuất than, khai thác lộ thiên ngày càng giảm và phải chuyển sang khai thác hầm lò. Do đó, lượng TSLĐ cần thiết để đầu tư vào sản xuất kinh doanh tăng cao. Trong khi đó, khả năng tiếp cận vốn, đặc biệt là vốn vay ngân hàng ngày càng trở nên khó khăn do lãi suất cho vay vẫn đang ở mức rất cao. Hơn nữa, trong khi chi phí tài chính tăng cao như vậy thì giá cả nguyên vật liệu đầu vào cũng không ngừng tăng, giá thành sản xuất trên mỗi tấn than thành phẩm ngày càng cao.

- Thị trường tiêu thụ than bao gồm cả xuất khẩu và tiêu thụ trong nước với một số ngành tiêu thụ than chủ yếu là sản xuất xi măng, phân bón và giấy. Nhưng do các ngành này đều là ngành sản xuất kinh doanh mang tính chu kỳ cao, chu kỳ tăng trưởng – suy giảm của ngành gắn với chu kỳ tăng trưởng – suy giảm của nền kinh tế cho nên khi nhu cầu sản phẩm của ba ngành trên cao thì cầu về than tăng mạnh do các doanh nghiệp này đẩy mạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, khi nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới có nhiều biến động thì thị trường có những biểu hiện chững lại do nhu cầu giảm mạnh. Theo như kết quả nghiên cứu thị trường năm 2012 cho thấy ngành than đang gặp khó khăn về vấn đề tiêu thụ do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, dẫn đến sức tiêu thụ than trong nước và xuất khẩu đều giảm, than tiêu thụ chậm, hàng tồn kho tăng. Do đó, năm 2012 được là một năm khó khăn của cả ngành than nói chung và của công ty cổ phần than Mông Dương nói riêng khi lượng than cung ứng lớn hơn so với nhu cầu thị trường. Cụ thể, than bán cho điện với giá bán chỉ bằng 50% giá thành và với sản lượng bán 13,5 triệu tấn trong năm nay, Vinacomin dự kiến sẽ phải bán than cho điện thấp hơn giá thành là 8.500 tỷ đồng.

- Lãi suất cho vay hiện ở mức quá cao cho công ty phải dành một phần khá lớn lợi nhuận để chi trả lãi và gốc vay. Điển hình nhất là năm 2012 khi mà chi phí tài chính mà toàn bộ là chi phí lãi vay là 42.290 triệu đồng trong khi năm 2011 chỉ là 31.663 triệu đồng và năm 2010 là 9.119 triệu đồng, từ đó làm cho lợi nhuận thuần giảm 10,95% so với năm 2010. Từ năm 2011 trở đi, đối mặt với tình hình khó khăn của thị trường tài chính, công ty phải chịu khá nhiều sức ép, nhất là sức ép do lãi suất tăng quá cao, chi phí tài chính tăng mạnh, lợi nhuận giảm sút, tỷ suất lợi nhuận TSLĐ suy giảm.

- Sản xuất khai thác than đặc biệt là khai thác hầm lò khá nguy hiểm nếu công tác an toàn lao động không được đặt lên hàng đầu. Các công trình hầm lò được xây dựng, chỉ cần một sự bất cẩn dẫn đến một sai sót nhỏ nào đó hay công tác kiểm tra giám sát sản xuất không được chú trọng, khâu thăm dò, khảo sát địa chất làm không tốt cũng có thể gây ra sập lò, gây thiệt hại cả về người và của, ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Điển hình là vào ngày 13/08/2010, vụ sập lò ở Mông Dương đã chôn vùi 4 người trong đó có cả 1 phó quản đốc.Vụ sập lò này xảy ra tại công trường khai thác giai đoạn 2, không chỉ làm chậm tiến độ sản xuất của công ty, gây ách tắc sản xuất nghiêm trọng còn làm thiệt hại cả về người và của. Ngoài ra, do đặc điểm sản xuất của công ty là khai thác than ngoài trời hay dưới độ sâu hàng trăm mét dưới lòng đất nên chịu khá nhiều tác động của điều kiện tự nhiên. Trong khi đó, nước ta là nước nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều dẫn đến tài sản cố định của công ty cũng hao mòn nhanh hơn nếu không được bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên và kịp thời. Từ đó, cũng góp phần ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng TSLĐ của công ty.

Nguyên nhân chủ quan

Ngoài những nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng chung của toàn ngành và toàn nền kinh tế thì còn có những nguyên nhân từ chính bản thân công ty làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của công ty, đó là:

- Công tác quản trị các khoản phải thu tuy đã đạt được những thành tích nhất định nhưng vẫn còn nhiều tồn tại. Trong những năm vừa qua, do khó khăn của nền kinh tế nên trong năm 2011 công ty đã thực hiện chính sách tín dụng thương mại nới lỏng nhằm thu hút khách hàng. Tuy nhiên, chính sách này chưa đạt được hiệu quả cao khi mà mặc dù giai đoạn vừa qua, doanh thu thuần tăng liên tục nhưng cùng với đó là vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán khi các khoản phải thu tăng nhanh cả về giá trị và tỷ trọng trong tổng tài sản lưu động và tổng tài sản toàn doanh nghiệp. Sang năm 2012, do tình hình tài chính khó khăn nên công ty đã thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng nhằm thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn nhằm tăng nguồn vốn. Chính điều này làm giảm hiệu suất sử dụng TSLĐ và tác động không tốt tới hiệu quả sử dụng TSLĐ của công ty. Và nếu công ty không có kế hoạch thu hồi các khoản phải thu hợp lý thì có thể sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vốn để quay vòng phục vụ cho hoạt động sản xuất dẫn đến hoạt động kinh doanh của công ty sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng.

- Hàng tồn kho nhiều nhưng chủ yếu lại là chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang và nguyên vật liệu, mức dự trữ thành phẩm không nhiều làm cho hiệu suất sử dụng hàng tồn kho nói chung và hiệu suất sử dụng tài sản lưu động nói riêng thấp.

- Công ty đã liên tục đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc, xây dựng hệ thống hầm lò phục vụ khai thác trong những năm qua nhưng lại chưa tính toán kỹ hiệu quả do những tài sản này mang lại, đồng thời cũng chưa chú trọng làm tốt khâu nghiên cứu và khảo sát địa chất khu mỏ. Do đó, một số tai nạn sập lò nghiêm trọng đã xảy ra làm thiệt hại về người, phá hỏng hệ thống khai thác, giảm TSLĐ công ty, gây ách tắc sản xuất, tổn thất không nhỏ về cả vật chất và tinh thần đối với đội ngũ công nhân viên nói riêng và với cả công ty cổ phần than Mông Dương nói chung.

- Công tác quản lý chi phí còn nhiều hạn chế. Trong khi công tác quản lý chi phí sản xuất trực tiếp đạt được nhiều thành tích khả quan trong bối cảnh giá cả đầu vào đều tăng thì chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng lại có dấu hiệu bị tiêu dùng lãng phí khi các loại chi phí này đang có chiều hướng gia tăng. Bộ máy nhân viên gián tiếp cồng kềnh, hoạt động thiếu hiệu quả do cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng. Do đó, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty giảm sút khi số tiền bỏ ra chưa thu được kết quả tương xứng.

- Đội ngũ công nhân trực tiếp tham gia sản xuất chưa được tiếp tục nâng cao tay nghề cũng như trình độ chuyên môn. Bộ máy giám sát, quản lý, thực hiện còn chưa thực sự phát huy hiệu quả cao.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trên cơ sở lý thuyết đã được phân tích ở chương 1, chương 2 của khóa luận không chỉ cho chúng ta một cái nhìn khái quát nhất về cơ cấu tổ chức, đặc điểm sản xuất kinh doanh cùng tình hình và kết quả kinh doanh trong 3 năm trở lại đây của công ty cổ phần than Mông Dương mà quan trọng hơn là đã đi sâu vào phân tích thực trạng về tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty. Từ đó, chúng ta rút ra được những thành tích, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó, làm cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp mang tính khả thi ở chương 3, giúp công ty nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của mình.

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN MÔNG DƢƠNG 3.1. Định hƣớng phát triển của công ty

3.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020

Theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 do Chính phủ xây dựng thì tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phát triển các lĩnh vực kinh tế xã hội hài hòa với phát triển và bảo vệ môi trường là những tư tưởng quan trọng nhất và cũng là những nét mới trong tư duy phát triển hiện đại. Nội dung chiến lược bao gồm :

- Dựa trên sự phát triển nhảy vọt của khoa học - công nghệ, hình thành nền kinh tế tri thức, sử dụng các công nghệ tiết kiệm nguyên liệu năng lượng, thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế xanh.

- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân.

- Tái cấu trúc các ngành sản xuất và dịch vụ, trọng tâm là phát triển công nghiệp hỗ trợ các ngành dịch vụ chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có khả năng cạnh tranh để có thể tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

- Tái cấu trúc các doanh nghiệp, tiếp tục đổi mới và đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, phát triển mạnh kinh tế dân doanh, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cải cách hành chính, tham gia sâu rộng vào tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực nhằm phát huy tiềm năng và nội lực của đất nước.

- Coi trọng hơn thị trường trong nước. Phát triển mạnh hệ thống phân phối của các doanh nghiệp nước ta trên thị trường nội địa để có thể làm chủ thị trường này, tạo cơ sở vươn xa, thâm nhập sâu vào thị trường thế giới, mở rộng thị trường xuất khẩu, khai thác có hiệu quả các thị trường có hiệp định mậu dịch tự do.

- Điều chỉnh cơ cấu và nâng cao hiệu quả đầu tư. Nhà nước tập trung đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực và các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội thiết yếu nhất, đồng thời đẩy mạnh huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế.

Để có thể thực hiện các nội dung tái cấu trúc ở trên, vấn đề cần thiết là phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu theo chiều rộng dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và nguồn lao động chất lượng thấp sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu trên cơ sở áp dụng những thành tựu mới về khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao và kỹ năng quản lý hiện đại.

3.1.2. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn hiện nay giai đoạn hiện nay

3.1.2.1. Thuận lợi

- Công ty cổ phần than Mông Dương là công ty con trực thuộc Tâp đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam, dù thực hiện hạch toán kế toán riêng nhưng vẫn là công ty thuộc sở hữu Nhà nước, nguồn vốn của công ty là do Nhà nước cấp. Sản lượng

than khai thác tối thiểu hàng năm của công ty là do Tập đoàn quy định trong hợp đồng giao thầu, khai thác, chế biến và kinh doanh được ký giữa công ty và Tập đoàn. Công ty nhận được sự quan tâm, động viên, tạo điều kiện hỗ trợ của Tập đoàng công nghiệp than khoáng sản Việt Nam. Ít chịu ảnh hưởng từ các biến động về chi phí vì các khoản này sẽ được tập đoàn TKV hỗ trợ hoàn toàn theo điều khoản kí kết theo Hợp đồng. Hơn thế nữa, giá bán và số lượng than bán ra của công ty là do Tập đoàn quy định cho công ty nên công ty hầu như không gặp rủi ro về các khoản phải thu và biến động giá cả sản phẩm bán ra.

- Nhu cầu sử dụng than ngày càng tăng do trong thời gian tới các nhà máy nhiệt điện được đưa vào sử dụng, do đó công ty không cần phải lo lắng về đầu ra.

3.1.2.2. Khó khăn

- Hoạt động khai thác than nhìn chung có thể gặp rủi ro do điều kiện tự nhiên như thời tiết hay địa chất khu mỏ, nhất là đối với hoạt động khai thác hầm lò, khi mà công tác thăm dò, nghiên cứu địa chất không được chú trọng đúng mức. Nhất là khi nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, lượng mưa hàng năm là rất lớn, bão lũ xảy ra bất thường ảnh hưởng đến hoạt động thăm dò, khai thác than, nên công ty cũng không thể lượng hóa hết những rủi ro thiên tai gây ra.

- Trữ lượng than còn lại cho khai thác không còn nhiều. Hiện tại, công ty vừa khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò, nhưng trong một vài năm nữa, trữ lượng than lộ thiên sẽ không còn dẫn đến buộc công ty phải chuyền đổi toàn bộ sang khai thác hầm lò. Khi đó, chi phí sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng lớn hơn, đồng thời, nhằm đáp ứng đòi hỏi của hoạt động khai thác thì lượng vốn đầu tư vào tài sản cố định, bao gồm các công trình hầm lò, máy móc khai thác và phương tiện vận tải, truyền dẫn,… sẽ là rất lớn. Hơn thế nữa, ngay cả trữ lượng than cho khai thác hầm lò cũng không nhiều vì ngành khai thác than là ngành thuộc về khai thác khoáng sản, mà khoáng sản thì chỉ hạn chế chứ không phải là vô tận. Do đó, khi khai thác hầm lò đã gần như làm cạn kiệt nguồn than cho khai thác thì hoạt động của công ty có thể sẽ gặp khó khăn và công ty sẽ phải tính toán đến một phương án tiếp theo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

- Công ty cổ phần than Mông Dương là một công ty con trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam. Hàng năm, công ty khai thác than theo hợp đồng khai thác giữa công ty và Tập đoàn nhằm mục tiêu điều tiết của Chính phủ. Do đó, ngay cả giá bán, sản lượng than bán ra của công ty cũng do Tập đoàn quyết định. Điều này làm giảm đi tính năng động của công ty trong việc tự đề ra kế hoạch sản xuất cho mình, phù hợp với tình hình nguồn vốn, tài sản và năng lực hiện tại của công ty.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ sử DỤNG tài sản lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN THAN MÔNG DƯƠNG (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)