Kết quả hoạt động SXKD của công ty trong giai đoạn 2010-2012

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ sử DỤNG tài sản lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN THAN MÔNG DƯƠNG (Trang 38)

trong phụ lục 01, cho thấy xét trên tổng thể thì năm 2010, tổng LNKTTT đạt mức khá ấn tượng: 105.734 triệu đồng. Tuy nhiên, sang đến năm 2011 thì LNTT lại giảm còn 102.108 triệu đồng. Trong khi năm 2010 là năm mà hầu hết các doanh nghiệp trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thì kết quả ấn tượng trên của LNKTTT được coi như một thành tích của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng lợi nhuận trước thuế được cấu thành từ ba bộ phận chính là lợi nhuận thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác. Tuy nhiên, trong từng năm thì tỷ lệ của các bộ phận cấu thành nên LNKTTT có sự khác biệt rõ rệt. Nhìn chung lợi nhuận khác và lợi nhuận từ hoạt động tài chính đều chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, do đó LNTT của công ty được cấu thành chủ yếu bởi bộ phận lợi nhuận thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện doanh thu và lợi nhuận sau thuế qua các năm

Nguồn:Số liệu tính từ bảng báo cáo tài chính

- Về doanh thu thuần

Nhìn vào biểu đồ 2.1 ta thấy, doanh thu thuần của công ty cổ phần than Mông Dương không ngừng tăng qua các năm trong giai đoạn 2010 – 2012. Mức tăng của doanh thu thuần từ năm 2010 đến năm 2011 ở mức khá cao 253.762 triệu đồng tương đương với tỉ lệ 20,34%, tuy nhiên từ năm 2011-2012 thì tốc độ tăng của DTT chậm lại với tốc độ 4,46% (tăng 67.033 triệu đồng). Doanh thu thuần tăng không những do giá vốn hàng bán tăng ( từ 1.039.336 triệu đồng năm 2010 lên 1.400.128 triệu đồng năm 2012) mà còn do sản lượng tiêu thụ tăng (từ 1,51 triệu tấn năm 2010 tăng lên 1,63 triệu tấn năm 2012). Bởi vì hàng năm, công ty vẫn hoàn thành vượt kế hoạch về doanh thu thuần cả năm, đồng thời, bắt đầu từ năm 2010 trở đi, Bộ tài chính đã chấp thuận phương án tăng giá bán than của Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam cho ba ngành tiêu thụ than lớn nhất là giấy, phân bón và xi măng tăng 20-40% tùy chủng loại (Nguồn: vietpaper.com.vn-lo-trinh-tang-gia-ban-than).

1.247.564 1.501.326 1.568.359 78.924 77.168 26.195 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 1,800,000 2010 2011 2012

Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế

T

ri

ệu

đ

-Về giá vốn hàng bán

Ba năm vừa qua, trong khi doanh thu thuần không ngừng tăng thì cũng là giai đoạn ghi nhận việc tăng liên tục của giá vốn hàng bán từ 1.039.336 triệu đồng năm 2010 tăng lên 1.291.393 triệu đồng năm 2011 và đạt 1.400.128 triệu đồng năm 2012. Cụ thể, GVHB năm 2011 tăng so với năm 2010 là 24,25% và sang đến năm 2012 tiếp tục tăng so với 2011 là 8,42% tuy nhiên với tốc độ tăng chậm hơn 15,83% so với giai đoạn 2010-2011. Sự gia tăng này của giá vốn hàng bán một phần là do sản lượng tiêu thụ hàng năm tăng, một phần khác là do chi phí sản xuất đầu vào đều tăng khi nguyên vật liệu tăng, lãi suất ngân hàng luôn ở mức cao (12-15%).

- Doanh thu hoạt động tài chính

Doanh thu hoạt động tài chính của công ty có sự thay đổi rõ rệt trong giai đoạn 2010-2012. Cụ thể, so với năm 2010 thì năm 2011 thì doanh thu hoạt động tài chính có sự tăng lên nhanh chóng với mức tăng 7.098 triệu đồng tương đương với tốc độc tăng 65,50%. Tuy nhiên, sang đến năm 2012 thì doanh thu hoạt động tài chính lại giảm nhiều so với với năm 2011 với mức gảm 77,64%.

Doanh thu hoạt động tài chính của công ty đến từ ba khoản chính là lãi tiền gửi, tiền cho vay; lãi đầu tư trái phiếu, kì phiếu, tín phiếu; cổ tức và lợi nhuận được chia. Sự thay đổi đó nguyên nhân chính là do sự biến động của chỉ tiêu lãi tiền gửi, tiền cho vay với doanh thu năm 2010 đạt 10.837 triệu đồng, tăng lên 17.935 triệu đồng trong năm 2011, tuy nhiên đến năm 2012 thì chỉ tiêu này chỉ là 4.010 triệu đồng. Bên cạnh đó lãi đầu tư trái phiếu, kì phiếu, tín phiếu giảm dần qua các năm với mức 277 triệu năm 2010 và giảm về 0 đồng năm 2011 và năm 2012 nguyên nhân do các năm qua thị trường luôn rơi vào tình trạng thiếu khởi sắc, ế ẩm và trầm lắng hơn. Ngoài ra, năm 2012 tình hình hoạt động công ty không được tốt nên khoản tiền gửi trong ngân hàng được công ty dùng để chi trả cho các khoản khác. Bên cạnh đó việc đầu tư chứng khoán cũng mang lại lợi nhuận thấp cho công ty (giá bán chứng khoán thấp hơn nhiều so với năm 2011).

- Chi phí tài chính

Khác với doanh thu hoạt động tài chính, chi phí tài chính của công ty lại liên tục tăng mạnh qua các năm. Trong đó, chi phí lãi vay luôn chiếm tỷ trọng toàn bộ. Nếu năm 2010, chi phí tài chính của công ty chỉ là 9.119 triệu đồng thì sang năm 2011 đã là 31.663 triệu đồng (tăng 247,22%) và đến 2012 là 42.290 triệu đồng (tăng 33,56% so với năm 2011). Nguyên nhân do công ty phải huy động nguồn vốn vay trung và dài hạn từ ngân hàng và các đối tượng tài chính khác tăng lên để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí tài chính hay chi phí lãi vay tăng quá lớn cho thấy có thể công ty đang phải chịu nhiều sức ép từ phía các chủ nợ, sức ép về tăng lãi suất và sức ép trả phải trả lãi và nợ gốc đúng hạn, làm giảm tính độc lập trong kinh doanh. Hơn nữa, trong hai năm 2011 và 2012, chi phí tài chính tăng lên cao hơn doanh thu hoạt động tài chính rất nhiều (so với năm 2011 thì năm 2012 chi phí tài chính tăng 33,56%

trong khi doanh thu tài chính lại giảm 77,64%) làm cho khoản thua lỗ từ hoạt động tài chính ngày càng tăng và là một nhân tố làm giảm lợi nhuận trước thuế của công ty.

- Về chi phí bán hàng

Giai đoạn 2010 – 2012 vừa qua, cùng với sự gia tăng liên tục của giá vốn hàng bán thì chi phí bán hàng cũng tăng đáng kể từ 16.462 triệu đồng năm 2010, tăng lên 21.661 triệu đồng năm 2011 và đạt mức 23.476 triệu đồng năm 2012. Sự gia tăng của CPBH một phần cũng xuất phát từ sự gia tăng của số lượng hàng tiêu thụ. Tuy nhiên, trong cả 3 năm, tốc độ tăng của chi phí bán hàng luôn cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần (tốc độ tăng về doanh thu thuần năm 2011 so với năm 2010, năm 2012 so với năm 2011 lần lượt là 20,34% và 4,46% trong khi tốc độ tăng của chi phí bán hàng lần lượt là 31,28% và 8,63%). Đây có thể nói là một hạn chế của công ty, cho thấy công tác quản lý chi phí bán hàng của công ty chưa thực sự được tốt. Do đó, chắc chắn sẽ ảnh hưởng làm giảm lợi nhuận thuần của công ty.

- Về chi phí quản lý doanh nghiệp

Trong khi chi phí bán hàng liên tục tăng thì chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng giảm qua các năm trong giai đoạn 2010-2012. Cụ thể, năm 2010 chi phí quản lý doanh ghiệp là 93.555 triệu đồng, sang năm 2011 giảm còn 86.340 triệu đồng và đạt 82.599 triệu đồng năm 2012. Nguyên nhân do công ty đã giảm bớt các khoản phải trả cho nhân viên quản lí; các khoản chi phí vật liệu quản lý cũng giảm: văn phòng phẩm, điện nước; chi phí dự phòng giảm: khoản dự phòng phải thu khó đòi; dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; chi phí khác bằng tiền trong năm 2012 giảm: chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ.

- Về lợi nhuận khác

Mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng lợi nhuận trước thuế, tuy nhiên sự gia tăng của lợi nhuận khác trong năm 2011 cũng đã góp phần làm giảm ảnh hưởng tiêu cực của khoản thua lỗ trong hoạt động tài chính và giúp cho tổng lợi nhuận trước thuế không bị sụt giảm quá nhiều trong năm đó. Tuy lợi nhuận khác có sự tăng đột biến trong năm 2011 với mức tăng 138,31% nhưng lại giảm nhẹ (12,78%) trong năm 2012.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ sử DỤNG tài sản lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN THAN MÔNG DƯƠNG (Trang 38)