Mục tiêu

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thường tín thuộc nguồn vốn ngân sách thành phố hà nội (Trang 73)

sách Thành phố Hà Nội

1. Thẩm định dự án đầu tư phải đảm bảo xem xét, đánh giá toàn diện các

nội dung của dự án

Đây là một yêu cầu quan trọng đối với công tác thẩm định dự án, vì chỉ có đảm bảo được điều đó mới chứng tỏ được rằng: Dự án đầu tư đã được phân tích, đánh giá một cách kỹ lương, khách quan, khoa học, được nhìn nhận từ tổng quát đến chi tiết, đánh giá được tác động của dự án đối với các tác nhân trong nền kinh tế, làm căn cứ đáng tin cậy tham mưu cho cấp có thẩm quyền phê duyệt và ra quyết định đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả. Quán triệt quan điểm này cũng đặt ra yêu cầu đối với Thành phố, các bộ, ngành có liên quan đến công tác thẩm định dự án nói chung (và thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình Thủy lợi nói riêng) phải có một hệ thống quy phạm, tiêu chuẩn, định mức trong từng lĩnh vực, những quy định cụ thể, những yêu cầu về nội dung thẩm định trong từng giai đoạn lựa chọn, đánh giá dự án.

* Sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng; trường hợp chưa có các quy hoạch trên thì phải có ý kiến thoả thuận của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đó.

Trong tổng số các dự án thống kê trong luận văn “Xây dựng KCH kênh tưới chính hệ thống hệ thống Thủy nông Hồng Vân và nhà máy trạm bơm với tổng mức đầu tư kinh phí 500 tỷ đồng; Xây dựng trạm bơm tiêu Đan

Nhiễm kinh phí 120 tỷ; Xây dựng trạm bơm Vĩnh Mộ kinh phí 200 tỷ; xây dựng kè Xâm Dương xã Ninh Sở trên đê Hữu Hồng thuộc sông Hồng địa bàn huyện Thường Tín kinh phí 350 tỷ; KCH kênh tiêu chính trạm bơm Gia Khánh 70 tỷ; Xây dựng trạm bơm Gia Khánh 110 tỷ; xây dựng trạm bơm tiêu Xém xã Tiền Phong kinh phí 150 tỷ; xây dựng trạm bơm Nhân Hiền xã Hiền Giang kinh phí 100 tỷ; Cải tạo, nâng cấp mặt đê tả sông Nhuệ đoạn từ cầu Chiếc đến chùa Đậu kinh phí 180 tỷ”

* Theo số liệu tổng kết đánh giá của bộ phận thẩm định huyện Thường Tín toàn bộ các dự án xây dựng đều phù hợp với quy hoạch phát triển và được đóng góp ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của các cơ quan quản lý nhà nước về từng lĩnh vực dự án có liên quan

Công tác thẩm định đã xem xét đến sự phù hợp với quy hoạch ngành nhưng chủ yếu tuân theo nội dung cơ bản của luật và thông tư, nghị đinh hướng dẫn;

Luận văn này đề xuất đến sự tổng hợp về hàm lượng khoa học của cơ quan thẩm định đối với dự án đầu tư xây dựng được giao quyền thẩm định.

* Nội dung thuyết minh của dự án thực hiện theo quy định sau:

- Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất kinh doanh; hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác.

- Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất.

a) Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư, đền bù và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có;

b) Các phương án thiết kế để lựa chọn phương án tối ưu; c) Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động;

d) Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án. - Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng, chống cháy, nổ và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng.

- Tổng mức đầu tư của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn; các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án.

* Sự phù hợp với Báo cáo đầu tư xây dựng công trình đã được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư đối với dự án phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình.

* Sự phù hợp của thiết kế cơ sở về quy hoạch xây dựng, quy mô xây dựng, công nghệ, công suất thiết kế, cấp công trình; các số liệu sử dụng trong thiết kế, các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng; các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật so với yêu cầu của dự án.

* Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với phương án kiến trúc đã được lựa chọn thông qua thi tuyển đối với trường hợp có thi tuyển phương án thiết kế.

Các dự án có thi tuyển thiết kế xây dựng công trình thì việc thi tuyển thiết kế công trình xây dựng phải được tiến hành trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Phương án thiết kế được chọn là căn cứ để lập thiết kế cơ sở của dự án. Kinh phí tổ chức thi tuyển được tính trong tổng mức đầu tư của dự án. Đối với công trình không phải thi tuyển thiết kế thì tổ chức tư vấn được chọn phải căn cứ vào nhiệm vụ thiết kế đã được chủ đầu tư phê duyệt để

lập một số phương án thiết kế giúp chủ đầu tư lựa chọn phương án thiết kế tối ưu làm cơ sở lập thiết kế cơ sở. Kinh phí cho việc thực hiện các phương án thiết kế được tính trong kinh phí thiết kế cơ sở của dự án.

* Sự hợp lý của các giải pháp thiết kế trong thiết kế cơ sở.

* Điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập dự án và thiết kế cơ sở theo quy định.

Sau khi có kết quả thẩm định dự án, chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn thiện dự án để tổ chức lập hồ sơ trình duyệt phê duyệt dự án và trình người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

2. Thẩm định dự án đầu tư phải đảm bảo tính khách quan

Một dự án đầu tư dù có được chuẩn bị kỹ càng đến mấy vẫn cứ mang tính chủ quan của người thiết kế lập dự án, bởi người soạn lập thường đứng trên góc độ hẹp để nhìn nhận vấn đề. Vì vậy để đảm bảo tính khách quan cần thiết phải tiến hành thẩm định dự án. Tính khách quan ở đây được đề cập với ý nghĩa: Bám sát thực tế, không có những ý kiến chủ quan, đặc lợi riêng khi phân tích đánh giá dự án. Điều này được đảm bảo khi quá trình tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin một cách đầy đủ, hợp lý và chính xác. Các nội dung dự án được đặt trong môi trường có sự biến động, có thể so sánh được với các dự án tương tự đang hoạt động hoặc dự án khác thay thế để có thể tăng tính cạnh tranh, đảm bảo triển vọng thực sự của dự án. Cũng như khi xem xét tính hiệu quả, không bị chi phối bởi lợi ích trực tiếp của dự án. Vì vậy, đổi mới công tác thẩm định đòi hỏi sự phân định rõ ràng về chức năng, nhưng đồng thời còn là những yêu cầu về sự phối kết hợp một cách chặt chẽ (giữa các cơ quan thẩm định dự án hay giữa cán bộ chuyên trách với chuyên gia tư vấn, phản biện độc lập) nhằm đảm bảo sự lựa chọn dự án vì mục tiêu, hiệu quả chung.

3. Thẩm định dự án đầu tư phải đánh giá đầy đủ những biến động của môi trường bên ngoài đến dự án, đảm bảo tính chuẩn xác

Quán triệt quan điểm này nhằm giúp kết quả thẩm định và quyết định đầu tư tránh được 2 sai lầm:

a. Dự án thực chất không khả thi nhưng vẫn được chấp thuận và cho phép đầu tư. Từ đó việc triển khai, thực hiện dự án dẫn đến những lãng phí, thiệt hại về nguồn lực cho nền kinh tế như: Vốn, tài nguyên, lao động,…vì có thể được sử dụng cho những dự án khác thực sự hiệu quả.

b. Dự án được lập thực chất là khả thi, nhưng do đánh giá không đầy đủ về tiềm năng, hiệu quả của dự án mà bác bỏ, dẫn đến thiệt hại cơ hội - một cơ hội đầu tư có hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vì vậy, cần thiết khi phân tích, đánh giá các nội dung của dự án phải căn cứ, xuất phát từ thị trường, từ nhu cầu thực tế, cũng như xem xét đầy đủ những biến động của môi trường bên ngoài dự án, đảm bảo tính chuẩn xác. Đòi hỏi cán bộ thẩm định có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, am hiểu pháp luật, nắm vững đặc thù của dự án và vận dụng phù hợp các phương pháp thẩm định đối với từng nội dung dự án.

Thẩm định dự án đầu tư phải đảm bảo tính kịp thời, nắm bắt cơ hội đầu tư có hiệu quả

Rút ngắn thời gian từ lúc nhận thức được cơ hội, sự cần thiết đầu tư để soạn lập dự án đến khi đưa dự án vào triển khai, thực hiện được coi là một yêu cầu quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Điều đó đặt ra những đòi hỏi đối với công tác thẩm định:

- Tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật

- Kịp thời phát hiện xử lý những sai sót, yếu kém trong Hồ sơ dự án để điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện dự án.

Trong trường hợp thời gian thẩm định quá ngắn, sẽ không đảm bảo được chất lượng thẩm định. Nhưng ngược lại, nếu thời gian thẩm định quá dài (trong khi không thực sự cần thiết), một mặt không đảm bảo thực hiện theo quy định, mặt khác làm chậm tiến trình thực hiện dự án đầu tư dẫn đến bỏ lỡ cơ hội đầu tư và những thiệt hại kéo theo đó.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thường tín thuộc nguồn vốn ngân sách thành phố hà nội (Trang 73)