Những nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thường tín thuộc nguồn vốn ngân sách thành phố hà nội (Trang 41)

1. Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách :

+ Đây là những nhân tố thuộc về môi trường chính sách pháp luật.… Những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án.

Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách của Nhà nước, nhân tố này đóng vai trò là khuôn khổ định hướng hoạt động của các cơ quan, trong đó có các các cơ quan, ban ngành, các tổ chức phục vụ cho công tác thẩm định. Những khuyết điểm trong tính hợp lý, tính đồng bộ hay tính tiêu cực của các văn bản pháp lý, chính sách quản lý của Nhà nước đều có thể gây khó khăn, tăng rủi ro đối với kết quả hoạt động của dự án cũng như với hoạt động thẩm định của các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi. Một số bất cập chính do hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý của Nhà nước thường gặp là:

Với các dự án đầu tư có liên quan đến nhiều chính sách mà các chính sách này chưa được hoàn thiện đầy đủ, ổn định, thường thay đổi liên tục dẫn đến tâm lý không an tâm, tin tưởng của các nhà đầu tư.

Hệ thống văn bản pháp luật chưa đầy đủ còn khá nhiều kẽ hở và bất cập làm phát sinh những rủi ro và hạn chế nguồn thông tin chính xác đến các tổ chức.

2. Tác động của yếu tố lạm phát:

Lạm phát là yếu tố bất định có ảnh hưởng tới việc thẩm định dự án. Lạm phát gây nên sự thay đổi về giá cả theo thời gian. Do vậy, nó làm biến đổi Tổng mức đầu tư của dự án. Mức lạm phát không thể dự đoán một cách chính xác vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Các biến số tài chính trong dự án, các yếu tố đầu vào của các chỉ tiêu như NPV, IRR… đều chịu tác động của lạm phát. Do vậy, đánh giá tính hiệu quả của một dự án nào đó, cần phải xác định chính xác, hợp lý giá cả của các yếu tố cấu thành của dự án. Việc tính đến yếu tố lạm phát sẽ làm cho quá trình thực hiện dự án được dễ dàng hơn, hiệu quả thẩm định dự án cao hơn.

1.4.2. Những nhân tố chủ quan:

- Nhận thức của lãnh đạo các cơ quan về công tác thẩm định dự án: Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì nếu lãnh đạo các tổ chức, ban ngành cho rằng công tác thẩm định dự án là không cần thiết đối với các dự án thì sẽ không có việc thẩm định dự án trước khi ra quyết định đầu tư. Công tác thẩm dự án đầu tư chỉ thực sự được quan tâm và nâng cao khi các nhà lãnh đạo các tổ chức nhận thức được ý nghĩa của công tác này đối với hoạt động đầu tư.

- Trình độ cán bộ thẩm định dự án: Năng lực của người tham gia thẩm định dự án có vai trò rất quan trọng vì kết quả thẩm định dự án được dựa trên các kết quả nghiên cứu, phân tích về kỹ thuật, chuyên môn…Năng lực của cán bộ thẩm định dự án ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả mà họ đảm trách. Do

vậy, trong mọi trường hợp, muốn hoàn thiện công tác thẩm định dự án thì trước hết bản thân chất lượng của cán bộ thẩm định phải không ngừng được nâng cao. Họ phải đáp ứng được những đòi hỏi về chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững các văn bản pháp luật, chế độ chính sách của Nhà nước. Ngoài ra, tư cách phẩm chất đạo đức của cán bộ thẩm định cũng là điều kiện không thể thiếu.

- Quy trình nội dung và phương pháp thẩm định dự án có ảnh hưởng rất lớn tới công tác thẩm định dự án. Một quy trình, nội dung và phương pháp phù hợp,. khách quan khoa học và đầy đủ là cơ sở đảm bảo thực hiện tốt công tác thẩm định tài chính dự án. Ngược lại, một quy trình, nội dung và phương pháp thẩm định bất hợp lý, sơ sài chắc chắn sẽ dẫn tới kết quả thẩm định dự án không cao và các tổ chức khó có thể dựa vào đó để ra quyết định đầu tư chính xác.

- Thông tin là cơ sở cho những phân tích, đánh giá, là "nguyên liệu" cho quá trình tác nghiệp của cán bộ thẩm định. Nguồn thông tin quan trọng nhất trước hết là từ hồ sơ dự án. Nếu thông tin trong hồ sơ dự án thiếu hoặc không rõ ràng, cán bộ thẩm định có quyền yêu cầu những người lập dự án cung cấp thêm hoặc giải trình những thông tin đó. Bên cạnh các thông tin về dự án, để việc thẩm định được tiến hành một cách chủ đông, có những đánh giá khách quan, chính xác hơn thì khả năng tiếp cận, thu thập các nguồn thông tin khác và khả năng xử lý thông tin của cán bộ thẩm định đóng vai trò quyết định. - Tổ chức điều hành: Thẩm định dự án đầu tư là tập hợp nhiều hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau và với các hoạt động khác. Kết quả thẩm định sẽ phụ thuộc nhiều vào công tác tổ chức quản lý điều hành, sự phối hợp nhịp nhàng của cán bộ trong quá trình thẩm định. Khác với các nhân tố khác, việc tổ chức điều hành tác động một cách gián tiếp tới công tác thẩm định. Công

tác tổ chức điều hành được thực hiện một cách chặt chẽ, khoa học và sẽ khai thác tối đa mọi nguồn lực phục vụ hoạt động thẩm định dự án.

U

Kết luận chương 1:U Dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn Ngân

sách Thành phố Hà Nội là một quá trình gồm các công tác, nhiệm vụ có liên quan với nhau, được thực hiện nhằm tạo ra sự phát triển của một vùng, một miền. Các dự án này có thể do các cơ quan chức năng của Thành phố Hà Nội đề xuất hoặc do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Dự án được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách của Thành phố. Lợi ích của dự án phục vụ cho một bộ phận cộng đồng không phải vì mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy, cần có hệ thống thẩm định dự án tốt nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia và chắc chắn mục tiêu của dự án. Có quy trình thẩm định chính thức, khoa học khách quan, minh bạch sẽ giúp người quyết định đầu tư tránh được những sai lầm mang tính chủ quan trong việc lựa chọn đầu tư. Những vấn đề lý luận cơ bản về dự án và thẩm định dự án đầu tư sẽ giúp chúng ta xem xét, đánh giá thực trạng, kết quả thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng Ngân sách Thành phố Hà Nội của huyện Thường Tín; Từ đó, rút ra những kinh nghiệm thành công và thất bại trong việc thực hiện thẩm định dự án đầu tư sử dụng Ngân sách Thành phố Hà Nội ở huyện Thường Tín.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THƯỜNG

TÍN THUỘC NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội

2.1.1. Về điều kiện tự nhiên

Thường Tín2T2Tlà một2T2T25Thuyện25T2T2Tnằm phía Nam của Thành phố2T2T25THà Nội25T, một huyện của tỉnh2T2T25THà Tây25T2T2Ttrước đây.

Thường Tín có diện tích: 127,59 kmP

2

P

, gồm 28 xã: Chương Dương, Dũng Tiến, Duyên Thái, Hà Hồi, Hiền Giang, Hòa Bình, Khánh Hà, Hồng Vân, Lê Lợi, Liên Phương, Minh Cường, Nghiêm Xuyên, Nguyễn Trãi, Nhị Khê, Ninh Sở, Quất Động, Tân Minh, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thư Phú, Tiền Phong, Tô Hiệu, Tự Nhiên, Vạn Điểm, Văn Bình, Văn Phú, Văn Tự, Vân Tảo và 1 thị trấn: Thị trấn Thường Tín.

U

Địa giới và địa lýU:

- Địa giới: Phía đông giáp các xã2T2T25TMễ Sở25T2T2T, Thắng Lợi huyện2T2T25TVăn Giang25T2T2Tvà giáp các xã Tân Châu,2T2T25TTứ Dân25T, Hàm Tử, Dạ Trạch, Bình Minh, huyện2T2T25TKhoái Châu25T2T2Tcủa tỉnh2T2T25THưng Yên25T2T2Tvới ngăn cách tự nhiên là 25Tsông Hồng25T

Phía Nam giáp huyện2T2T25TPhú Xuyên25T (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phía Tây giáp huyện2T2T25TThanh Oai25T, ngăn cách bởi sông Nhuệ Phía Bắc giáp huyện2T2T25TThanh Trì25T

Địa lý: Về đất đai đa phần diện tích đất đai là đồng bằng được bồi đắp bởi hai 2 dòng sông chính là2T2T25Tsông Hồng25T2T2Tvà2T2T25Tsông Nhuệ25T.

U

Giao thông:U Thường Tín có hệ thống đường2T2T25Tgiao thông25T2T2Tthuận lợi với hai tuyến đường chạy dọc huyện là2T2T25Tquốc lộ 1A25T2T2Tdài 17,2 km và2T2T25Tđường cao

tốc25T2T2TPháp Vân - Cầu Giẽ dài 17 km đến cầu Vạn Điểm đoạn giao cắt với đường 429 (73 cũ); chạy ngang huyện là tuyến đường tỉnh lộ 427 (đường 71 cũ) từ dốc Vân La (Hồng Vân) qua cầu vượt Khê Hồi đến TT Thường Tín sang phía Tây huyện và tỉnh lộ 429 (73 cũ) từ2T2T25TThị trấn Phú Minh25T2T2T(Phú Xuyên) qua gầm cầu vượt Vạn Điểm đến Ngã 32T2T25TĐỗ Xá25T2T2Tgiao với quốc lộ 1A cũ. Trên huyện có tuyến2T2T25Tđường sắt25T2T2TBắc Nam chạy qua với 2 nhà ga là ga Thường Tín và ga Tía. Đường thủy có sông Hồng, với cảng Hồng Vân, cảng Vạn Điểm. Qua sông đi2T2T25TTứ Dân25T,2T2T25TKhoái Châu25T, Phố Nối và2T2T25TThành phố Hưng Yên25T.

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Thường Tín giai đoạn 2006-2012

1. Kinh tế :

Kinh tế của huyện được quy hoạch thành 3 vùng. Vùng 1: phía Bắc huyện sẽ tập trung các cơ sở quốc doanh của Trung ương, tỉnh và các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài và đầu tư phát triển các làng nghề điêu khắc, tre đan xuất khẩu, sơn mài,…Vùng 2 nằm ở giữa huyện - là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất thực phẩm để cung cấp cho nhu cầu địa phương, tạo sản phẩm hàng hóa. Đi đôi với phát triển nông nghiệp, trong vùng 2 còn hình thành một số cơ sở chế biến nông sản, dịch vụ nông nghiệp và một số cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Vùng 3 - phía Nam huyện - là vùng trọng điểm phát triển cây công nghiệp, bên cạnh tiềm năng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động thương mại - dịch vụ khác.

Huyện Thường Tín là vùng đất đang trong quá trình đô thị hoá nhanh nên có nhiều tiềm năng cho việc phát triển kinh tế. Về nông nghiệp, do phải thu hẹp diện tích đất canh tác nên diện tích cây trồng của huyện không tăng nhưng năng suất cây trồng vẫn tăng theo hướng ổn định, nhất là năng suất lúa.

Sản lượng lương thực tăng cũng đã tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển, cơ cấu ngành chăn nuôi cũng thay đổi mạnh theo hướng đàn trâu bò giảm, đàn lợn và gia cầm tăng mạnh.

Ngoài ra, Thường Tín còn là vùng có nhiều làng nghề tồn tại, phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp. Hiện huyện có hàng chục làng nghề được công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề như mây tre đan và chế biến gỗ Ninh Sở, tiện gỗ Nhị Khê, sơn mài, khảm Duyên Thái, thêu, may Quất Động, Thắng Lợi. Nhiều sản phẩm của các làng nghề này đã được bạn bè trong và ngoài nước biết đến.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ 11% trở lên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đạt: nông nghiệp 22%, công nghiệp - xây dựng 45%, dịch vụ thương mại 33%.

2. Văn hoá - Xã hội:

Các lĩnh vực văn hoá xã hội trên địa bàn huyện cũng ngày càng khởi sắc. Hệ thống điện phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống được đầu tư đồng bộ với lưới điện trung áp ở 100% xã. Công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân được nâng cao với 100% các trạm y tế xã có bác sĩ, các chương trình quốc gia đều đạt và vượt chỉ tiêu được giao, mạng lưới y tế thôn được hình thành từ cuối năm 2002 ngày càng đi vào hoạt động hiệu quả. Sự nghiệp giáo dục cũng đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ với việc đảm bảo tốt chất lượng dạy và học, giữ vững phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, duy trì kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở, thực hiện tốt chương trình phổ cập giáo dục phổ thông trung học,...

Thường Tín là vùng đất có lịch sử văn hoá lâu đời, nhiều di chỉ khảo cổ học đã được tìm thấy cho thấy con người đã có mặt tại đây từ thời kỳ đồ đá mới. Tình cờ, trong quá trình sản xuất, người dân xã Thắng Lợi đã tìm được những hiện vật gồm 21 rìu đá được chế tác khá tinh xảo trong một ngôi mộ

bên dòng sông Kim Ngưu. Cách đó 3 km, họ đào được nhiều mộ thuyền tương tự như các hiện vật tại di chỉ xã Châu Can,2T2T36T25T36Thuyện Phú Xuyên25T36T2T36T2Tchứa đựng các đồ tùy táng bằng đồng: mũ, lá chắn, giáo, tên... Tất cả đã được đưa về bảo tàng bảo quản và trưng bày.

Trong năm 2011, các cấp, các ngành trong huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện có kết quả các nhiệm vụ kinh tế xã hội địa phương; Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ước đạt 1.276,8 tỷ đồng, đạt 47,5% kế hoạch năm, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2011. Giá trị xuất khẩu đạt 226,6 tỷ đồng, đạt 46% kế hoạch năm, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; Tổng giá trị thương mại và dịch vụ ước đạt 787,2 tỷ đồng, đạt 48% kế hoạch năm, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước, năng xuất lúa vụ xuân đạt 63,5 tạ/ha; Tổng thu ngân sách nhà nước ước thực hiện 45.601 triệu đồng, đạt 23,46% dự toán năm; tổng thu ngân sách huyện ước thực hiện 471.597,6 triệu đồng; Tổng chi ngân sách huyện ước thực hiện 282.243,53 triệu đồng đạt 48,89% dự toán năm

2.2. Tình hình đầu tư xây dựng các công trình Thủy lợi trên địa bàn huyện Thường Tín thuộc nguồn vốn Ngân sách Thành phố Hà Nội

Ưu tiên đầu tư phát triển các công trình trọng điểm, nâng cao hiệu quả các nguồn lực đầu tư từ ngân sách Thành phố, cải tạo, nâng cấp các công trình hiện có, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với chương trình “Xây dựng nông thôn mới” được áp dụng thí điểm trên địa bàn 15 xã của huyện Thường Tín nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sớm đưa huyện Thường Tín ra khỏi tình trạng khó khăn hiện nay.

Trong bốn năm từ năm 2009 – 2012, nguồn vốn Ngân sách Thành phố Hà Nội đã đầu tư cho dự án: “Cải tạo nâng cấp CT đầu mối và KCH hệ thống kênh trạm bơm Hồng Vân 256.542 triệu đồng trong đó:

- Trong năm 2009 là: 700,0 triệu đồng - Trong năm 2010 là: 800,0 triệu đồng - Trong năm 2011 là: 160.000 triệu đồng - Trong năm 2012 là: 95.042 triệu đồng

Về bố trí, sử dụng các nguồn vốn: Nguồn vốn đầu tư qua huyện (8,2 nghìn tỷ đồng), bao gồm;

+ Vốn đầu tư XDCB tập trung, vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách TW, vốn các chương trình mục tiêu có tính chất XDCB, đầu tư từ ngân sách huyệntập trung hơn cho xây dựng thủy lợi, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống cầu, cống, trạm bơm, kênh mương tưới tiêu của huyện.

+ Vốn đầu tư qua Bộ, ngành (5,1 nghìn tỷ đồng), chủ yếu đầu tư các dự án theo quy hoạch ngành trên địa bàn và hỗ trợ một số công trình trọng điểm của huyện về giao thông, thủy lợi, điện,…

- Về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư: Việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư cho thủy lợi những năm qua đã có tác động tích cực, trực tiếp đến thu hút các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển sản xuất và nâng cao đời

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thường tín thuộc nguồn vốn ngân sách thành phố hà nội (Trang 41)