11T
- 11TThành lập bộ phận có kinh nghiệm, năng lực và trình độ để kiểm tra rà soát các dự án đã được thẩm định trước khi phê duyệt. Trong điều kiện ngân sách có hạn, cần thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa công tác thủy lợi, nhằm tạo nguồn vốn cho duy tu, bảo dưởng các công trinh thủy lợi nhỏ, coi trọng nguồn huy động, sự đóng góp của địa phương và người hưởng lợi qua thu thủy lợi phí và các khoản tự nguyện khác. Ðồng thời phải đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Luật Ðê điều, Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình Thủy lợi và xây dựng quỹ phòng, chống lụt bão.
- Tăng cường củng cố, sắp xếp tổ chức và nâng cao chất lượng của bộ máy quản lý công trình Thủy lợi một cách toàn diện, xem xét kiến nghị bổ sung đầy đủ nhân sự cho các đơn vị: Phòng Kế hoạch và phòng Quản lý dự án, Công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển thủy lợi Sông Nhuệ.... giúp các đơn vị này hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý và khai thác các công trình Thủy nông, đê điều, phòng, chống lụt bão, xây dựng cơ bản,... nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, tạo ra bước phát triển vững chắc trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa của đất nước.
3.3.3. Giải pháp về tài chính
- Tranh thủ sự hỗ trợ tối đa của TW nhằm đẩy mạnh đầu tư các công trình xây dựng cơ bản, ưu tiên vốn đầu tư cho các công trình trọng điểm, thời gian thi công nhanh gọn, sớm phát huy hiệu quả như: Đê Sông Hồng, hệ
thống thủy nông Hồng Vân, Hệ thống thủy lợi Sông Nhuệ, các công trình kè chống ngập úng và sạt lở… Ðặc biệt, cần chú trọng việc đầu tư xây dựng đồng bộ giữa Hệ thống kênh thủy lợi đầu mối, các cống điều tiết với nạo vét, xây dựng, nâng cấp hệ thống kênh mương nội đồng nhằm phát huy tối đa hiệu suất công trình; tăng cường công tác quản lý chất lượng, tiến độ thi công công trình và quản lý chặt chẽ vốn đầu tư, chống thất thoát lãng phí. Ðồng thời tăng cường hoàn thiện Phòng quản lý xây dựng cơ bản, Ban quản lý DA chuyên ngành, các Ban quản lý dự án …từ khâu sắp xếp tổ chức, bổ sung biên chế nhằm nâng cao năng lực và trách nhiệm cán bộ, công nhân viên chức trong lĩnh vực hoạt động xây dựng cơ bản để quản lý tốt các bước từ chuẩn bị đầu tư, triển khai, thực hiện dự án đến hoàn thành, quyết toán và bàn giao đưa công trình vào hoạt động, phục vụ sản xuất.
Những vấn đề đặt ra cho ngành Thủy lợi huyện Thường Tín trong thời gian tới là rất lớn, đòi hỏi có sự chỉ đạo tập trung của các cấp ủy Đảng và chính quyền từ Thành phố đến cơ sở, đồng thời cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành liên quan mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra
Năm 2010, trước những biến động ngày càng bất lợi của thời tiết do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra như: mưa, bão diễn biến phức tạp hơn, đe dọa đến sản xuất, đời sống của nhân dân. Trong khi đó 1 số hệ thống thủy lợi trọng điểm của huyện đã xây dựng quá lâu và đang xuống cấp trầm trọng, nguồn tài nguyên nước đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trợng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế-xã hội của huyện Thường Tín, Trước tình hình đó, ngành Nông nghiệp & PTNT coi công tác thủy lợi là nhiệm vụ trọng tâm, trước mắt cũng như lâu dài của ngành và xác định nhiệm vụ, mục tiêu của công tác thủy lợi từ nay đến năm 2020 phải thực hiện được 3 nội dung lớn, đó là: Bảo đảm nhu cầu nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; nước sinh
hoạt cho 100% dân nông thôn theo tiêu chuẩn hợp vệ sinh; Tăng cường các giải pháp phòng, chống và thích ứng với biến đổi khí hậu, bão lụt, nước sông dâng cao, giảm thiểu tổn thất do thiên tai gây ra; bảo đảm an toàn các công trình: cống, đê, kè, phối hợp chặt chẽ với Đơn vị đồng chủ đầu tư của Bộ trong việc triển khai, thực hiện đề án chống nước sông dâng cho vùng hệ thống thủy lợi Sông Hồng; khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công công trình đê Sông Hồng, đồng thời lập dự án đầu tư và hồ sơ thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán để triển khai đúng tiến độ đê Sông Hồng theo quyết định số 1554/QĐ- TTg ngày 17/10/2012 của Thủ Tướng Chính phủ; khắc phục những hạn chế, yếu kém và phát huy tốt hiệu quả công tác quản lý khai thác, sử dụng công trình thủy lợi, phát huy triệt để công suất của hệ thống ... nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nửa trong quá trình thúc đẩy phát triển sản xuất nông- ngư nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng nông thôn mới.
3.3.4. Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính
Để làm cho công tác thẩm định thêm tiện lợi, nhanh chóng và chính xác , cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ cải cách thủ tục hành chính, khắc phục sự trì trệ trong các cơ quan quản lý nhà nước, đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo nguyên tắc “một cửa”, “một đầu mối”. Khi tiến hành thẩm định dự án, các cơ quan cần tiến hành đồng thời, nếu chấp nhận chẳng hạn đối với dự án nâng cấp, cải tạo đê cần phải tiến hành giải phóng mặt bằng ngay để khi nhận được giấy phép đầu tư có thể đưa dự án vào thực hiện
3.3.5. Giải pháp về xây dựng một quy trình thẩm định hợp lý
Khâu có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thẩm định dự án là thực hiện các công việc thẩm định. Để thực hiện tốt khâu này cần có một quy trình thẩm
định hợp lý, khoa học. Do nhiệm vụ tổng quát của công tác thẩm định dự án là: Thứ nhất: phân tích đánh giá tính khả thi của dự án về các mặt. Thứ hai: đề xuất kiến nghị với nhà nước liệu chấp nhận hay không chấp nhận dự án. Tức công việc thứ nhất chủ yếu là xem xét đánh giá chuyên môn, công việc thứ hai là lựa chọn phương án và điều kiện phù hợp nên để công tác thẩm định được cặn kẽ và chính xác, việc tổ chức thẩm định dự án nên chia các thành viên tham gia thẩm định làm hai khối:
- Khối chuyên môn: gồm các cơ quan chuyên môn hoặc chuyên gia có trình độ chuyên môn cao liên quan đến dự án.
- Khối quản lý: gồm các cơ quan hoặc các chuyên gia về quản lý có hiểu biết chung về chuyên môn nhưng không sâu về chuyên ngành.
Quy trình thẩm định mặc dù đã logic và khá khoa học, song thời gian đang còn bị kéo dài do cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Để có thể rút ngắn thời gian thì trong quá trình thẩm định phòng thẩm định và bộ phận một cửa nên kết hợp một cách chặt chẽ với nhau. Trong thời gian đầu khi nộp hồ sơ bộ phận một cửa nên kiểm tra sơ bộ hồ sơ, xem xét những giấy tờ còn thiếu hay chưa rõ ràng thì đề nghị bổ sung ngay, tránh tình trạng khi hồ sơ chuyển sang phòng thẩm định rồi mới được kiểm tra, nếu thiếu xót lại chuyển sang bộ phận một cửa để yêu cầu bổ sung hồ sơ, điều đó sẽ làm kéo dài thời gian thẩm định hay ảnh hưởng đến bước thẩm định tiếp theo.
Mặt khác, mỗi một dự án có đặc điểm, tính chất, độ phức tạp khác nhau nên cần phải xây dựng những quy trình riêng cho từng loại dự án.
Ngoài ra, để công tác thẩm định đạt được kết quả cao hơn nữa thì nên giảm bớt thời gian thẩm định thì phòng thẩm định nên cố gắng hạn chế những thiếu xót trong từng bước thẩm định để không ảnh hưởng đến bước tiếp theo
3.3.6 Giải pháp về xác định các tiêu chuẩn trong phân tích thẩm định, đánh giá dự án.
Để thẩm định đánh giá dự án, vấn đề quan trọng và cần thiết là việc sử dụng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Việc sử dụng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần giải quyết hai vấn đề là định lượng và xác định tiêu chuẩn để đánh giá của các chỉ tiêu đó. Khâu yếu trong công tác thẩm định hiện nay chính là hai vấn đề trên. Để khắc phục mặt yếu kém này, cần phải có một số giải pháp kịp thời và đòi hỏi sự nỗ lực phối hợp của các cơ quan chuyên môn có liên quan:
- Cần nhanh chóng thống nhất về nội dung và phương pháp đo lường một số chỉ tiêu như chỉ tiêu sử dụng đất, tính toán các yếu tố lạm phát trong các chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu và phương pháp tính các chỉ tiêu đánh giá kinh tế, chỉ tiêu đánh giá về các yếu tố xã hội...
- Xây dựng các chỉ tiêu hướng dẫn hoặc các tiêu chuẩn áp dụng cho từng loại hình dự án, đặc biệt là các chỉ tiêu phân tích tài chính.
3.3.7 Giải pháp về phương pháp thẩm định
Một trong những yếu tố làm cho chất lượng thẩm định đạt hiệu quả cao là phương pháp thẩm định. Phòng thẩm định đã sử dụng bốn phương pháp thẩm định: so sánh, quy trình, phân tích độ nhạy và dự báo. Tuy nhiên cần chú trọng trong phương pháp dự báo hơn nữa vì nó giúp cho việc đánh giá dự án trong tương lai được chính xác hơn.
Tùy theo từng dự án mà có thể sử dụng chủ yếu phương pháp nào.
Đối với dự án tương tự mà phòng thẩm định đã thẩm định thì nên quan tâm nhiều đến sử dụng phương pháp so sánh để so sánh với các dự án trước đó.
Đối với các dự án có quy mô, kết cấu mới thì phòng thẩm định cần kết hợp chặt chẽ giữa các phương pháp, đặc biệt chú trọng đến phương pháp dự báo.
Mỗi một dự án có những đặc điểm và mức độ phức tạp khác nhau, cần phải sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp thẩm định để công tác thẩm định được nhanh chóng và chính xác giúp cho việc ra quyết định đúng hơn.
3.4. KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP BỔ SUNG 3.4.1. Đối với Chính phủ
Nhà nước, Chính phủ cần ban hành các văn bản pháp lý thống nhất, đồng bộ, ổn định, bền vững về nội dung, yêu cầu, quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn thẩm định các dự án sử dụng Ngân sách Thành phố Hà Nội; các chế tài yêu cầu bắt buộc phải thực hiện nghiêm ngặt, tránh các quyết định ngoại lệ, cá biệt. Nhà nước sớm ban hành các Luật quản lý đầu tư vốn Nhà nước. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh của luật bao gồm toàn bộ các quy trình quản lý đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn Nhà nước. Trong đó cần quán triệt những nội dung: cần luật hóa công tác quy hoạch, những dự án nằm ngoài quy hoạch dứt khoát bị loại bỏ; cần chống khép kín trong tổ chức bộ máy quản lý đầu tư xây dựng vì thực chất đây là hình ảnh của mô hình Nhà nước vừa là “người mua hàng” (công trình) vừa là “người sản xuất”, vừa là người giao thầu vừa là người nhận thầu nên dễ dẫn đến đấu thầu chỉ là hình thức, không khuyến khích được cạnh tranh.
Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế, chính sách trong quản lý đầu tư. Tránh tình trạng “tuổi thọ” của các văn bản quá ngắn, cấp thực hiện không thể điều chỉnh kịp, ảnh hưởng tiến độ dự án, bị động trong kế hoạch vốn....Tăng cường công tác quy hoạch, tránh tình trạng “độc quyền” quy hoạch...Nâng
cao chất lượng các hoạt động tư vấn trong tất cả các bước như lập dự án đầu tư, thẩm định dự án, thiết kế kỹ thuật, lập tổng dự toán...Khắc phục tình trạng đấu thầu hình thức, hạn chế tình trạng khép kín trong hoạt động đầu tư.
Xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp, trong đó coi trọng việc tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị, phương tiện thẩm định dự án: Hệ thống thông tin liên lạc (điện thoại, Fax, Internet...), các chương trình phần mềm ứng dụng, các kỹ thuật phân tích, tính toán mới, đảm bảo xử lý thông tin kip thời, chính xác và hiệu quả; đồng thời dành một phần kinh phí xứng đáng cho công tác nghiên cứu, điều tra, khảo sát, thu thập số liệu đầu vào để đảm bảo tính khách quan và toàn diện. Đào tạo đỗi ngũ chuyên gia, chuyên viên nhằm nâng cao khả năng nắm bắt, vận dụng các phương pháp hiện đại trong phân tích, đánh giá dự án của đội ngũ cán bộ nói chung và dội ngũ cán bộ thẩm định dự án nói riêng. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thẩm định cần cấp trên trong khi tác nghiệp. Đồng thời, gắn trách nhiệm cá nhân đến cùng đối với kết quả thẩm định dự án của mình.
Các văn bản quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng cần nhất quán, cụ thể, rõ ràng hơn; phải có những yêu cần nội dung thẩm định trong từng giai đoạn đánh giá và lựa chọn dự án, phù hợp với từng thời kỳ, với đặc thù, quy mô và tính chất của dự án; đảm bảo là căn cứ pháp lý đáng tin cậy và thuận lợi cho quá trình áp dụng. Có chế tài rõ ràng và thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, giám sát đối với cơ quan tổ chức, cá nhân thẩm định dự án.
Đề nghị Chính Phủ chỉ đạo, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát lại các văn bản liên quan đến công tác thẩm định dự án đầu tư, bãi bỏ những văn bản, giấy tờ không còn cần thiết; xây dựng quy chế phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong công tác thẩm định.
3.4.2. Đối với các bộ ngành Trung ương
Phân cấp quản lý đầu tư xây dựng kèm theo việc qui định trách nhiệm, quyền hành theo 3 cấp: Cấp có thẩm quyển quyết định đầu tư, chủ đầu tư, các chủ thể tham gia đầu tư xây dựng.
Kiện toàn bộ máy cơ quan chức năng của Bộ chuyên ngành – cấp thẩm quyền quyết định đầu tư với trách nhiệm, quyền hạn của cấp thẩm quyền quyết định đầu tư và của cơ quan quản lý Nhà nước trong quản lý đầu tư và xây dựng. Xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức, qui chế hoạt động của Ban Quản lý dự án theo quy định tại Nghị định 12/CP: Ban QLDA do Chủ đầu tư thành lập, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ đầu tư theo nhiệm vụ và quyền hạn được giao trong trường hợp Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.
Các chủ thể tham gia quá trình thực hiện đầu tư (tư vấn, nhà thầu, nhà thầu cung cấp....) tự xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý dự án của mình, trước hết là bộ máy quản lý điều hành dự án trên công trường, gói thầu. Chủ đầu tư, Bam QLDA phải coi việc kiểm tra đảm bảo về số lượng và chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý điều hành của các chủ thể tham gia thực hiện đầu tư xây dựng trên công trường là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự thành công của dự án.
Tiếp tục nghiên cứu, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan nhằm hoàn thiện và thống nhất nội dung và hình thức các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến QLĐT XD, trong đó có Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng và các văn bản dưới luật.
Nghiên cứu xây dựng một số qui định trong việc phân bổ dự án (hoặc Quy chế phân bổ dự án); xây dựng các tiêu chí yêu cầu đối với các Chủ đầu tư là các sở quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật của địa phương; tiêu chí lựa chọn
Ban QLDA. Xây dựng mạng lưới thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình đầu tư kiểm định chất lượng.
3.4.3. Đối với huyện Thường Tín
Cần nghiên cứu xây dựng một quy trình thẩm định hiện đại, phù hợp với từng loại hình dự án đầu tư nhằm hướng đến mục tiêu đơn giản và hiệu