Giải pháp về phương pháp thẩm định

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thường tín thuộc nguồn vốn ngân sách thành phố hà nội (Trang 90)

Một trong những yếu tố làm cho chất lượng thẩm định đạt hiệu quả cao là phương pháp thẩm định. Phòng thẩm định đã sử dụng bốn phương pháp thẩm định: so sánh, quy trình, phân tích độ nhạy và dự báo. Tuy nhiên cần chú trọng trong phương pháp dự báo hơn nữa vì nó giúp cho việc đánh giá dự án trong tương lai được chính xác hơn.

Tùy theo từng dự án mà có thể sử dụng chủ yếu phương pháp nào.

Đối với dự án tương tự mà phòng thẩm định đã thẩm định thì nên quan tâm nhiều đến sử dụng phương pháp so sánh để so sánh với các dự án trước đó.

Đối với các dự án có quy mô, kết cấu mới thì phòng thẩm định cần kết hợp chặt chẽ giữa các phương pháp, đặc biệt chú trọng đến phương pháp dự báo.

Mỗi một dự án có những đặc điểm và mức độ phức tạp khác nhau, cần phải sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp thẩm định để công tác thẩm định được nhanh chóng và chính xác giúp cho việc ra quyết định đúng hơn.

3.4. KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP BỔ SUNG 3.4.1. Đối với Chính phủ

Nhà nước, Chính phủ cần ban hành các văn bản pháp lý thống nhất, đồng bộ, ổn định, bền vững về nội dung, yêu cầu, quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn thẩm định các dự án sử dụng Ngân sách Thành phố Hà Nội; các chế tài yêu cầu bắt buộc phải thực hiện nghiêm ngặt, tránh các quyết định ngoại lệ, cá biệt. Nhà nước sớm ban hành các Luật quản lý đầu tư vốn Nhà nước. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh của luật bao gồm toàn bộ các quy trình quản lý đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn Nhà nước. Trong đó cần quán triệt những nội dung: cần luật hóa công tác quy hoạch, những dự án nằm ngoài quy hoạch dứt khoát bị loại bỏ; cần chống khép kín trong tổ chức bộ máy quản lý đầu tư xây dựng vì thực chất đây là hình ảnh của mô hình Nhà nước vừa là “người mua hàng” (công trình) vừa là “người sản xuất”, vừa là người giao thầu vừa là người nhận thầu nên dễ dẫn đến đấu thầu chỉ là hình thức, không khuyến khích được cạnh tranh.

Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế, chính sách trong quản lý đầu tư. Tránh tình trạng “tuổi thọ” của các văn bản quá ngắn, cấp thực hiện không thể điều chỉnh kịp, ảnh hưởng tiến độ dự án, bị động trong kế hoạch vốn....Tăng cường công tác quy hoạch, tránh tình trạng “độc quyền” quy hoạch...Nâng

cao chất lượng các hoạt động tư vấn trong tất cả các bước như lập dự án đầu tư, thẩm định dự án, thiết kế kỹ thuật, lập tổng dự toán...Khắc phục tình trạng đấu thầu hình thức, hạn chế tình trạng khép kín trong hoạt động đầu tư.

Xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp, trong đó coi trọng việc tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị, phương tiện thẩm định dự án: Hệ thống thông tin liên lạc (điện thoại, Fax, Internet...), các chương trình phần mềm ứng dụng, các kỹ thuật phân tích, tính toán mới, đảm bảo xử lý thông tin kip thời, chính xác và hiệu quả; đồng thời dành một phần kinh phí xứng đáng cho công tác nghiên cứu, điều tra, khảo sát, thu thập số liệu đầu vào để đảm bảo tính khách quan và toàn diện. Đào tạo đỗi ngũ chuyên gia, chuyên viên nhằm nâng cao khả năng nắm bắt, vận dụng các phương pháp hiện đại trong phân tích, đánh giá dự án của đội ngũ cán bộ nói chung và dội ngũ cán bộ thẩm định dự án nói riêng. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thẩm định cần cấp trên trong khi tác nghiệp. Đồng thời, gắn trách nhiệm cá nhân đến cùng đối với kết quả thẩm định dự án của mình.

Các văn bản quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng cần nhất quán, cụ thể, rõ ràng hơn; phải có những yêu cần nội dung thẩm định trong từng giai đoạn đánh giá và lựa chọn dự án, phù hợp với từng thời kỳ, với đặc thù, quy mô và tính chất của dự án; đảm bảo là căn cứ pháp lý đáng tin cậy và thuận lợi cho quá trình áp dụng. Có chế tài rõ ràng và thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, giám sát đối với cơ quan tổ chức, cá nhân thẩm định dự án.

Đề nghị Chính Phủ chỉ đạo, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát lại các văn bản liên quan đến công tác thẩm định dự án đầu tư, bãi bỏ những văn bản, giấy tờ không còn cần thiết; xây dựng quy chế phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong công tác thẩm định.

3.4.2. Đối với các bộ ngành Trung ương

Phân cấp quản lý đầu tư xây dựng kèm theo việc qui định trách nhiệm, quyền hành theo 3 cấp: Cấp có thẩm quyển quyết định đầu tư, chủ đầu tư, các chủ thể tham gia đầu tư xây dựng.

Kiện toàn bộ máy cơ quan chức năng của Bộ chuyên ngành – cấp thẩm quyền quyết định đầu tư với trách nhiệm, quyền hạn của cấp thẩm quyền quyết định đầu tư và của cơ quan quản lý Nhà nước trong quản lý đầu tư và xây dựng. Xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức, qui chế hoạt động của Ban Quản lý dự án theo quy định tại Nghị định 12/CP: Ban QLDA do Chủ đầu tư thành lập, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ đầu tư theo nhiệm vụ và quyền hạn được giao trong trường hợp Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.

Các chủ thể tham gia quá trình thực hiện đầu tư (tư vấn, nhà thầu, nhà thầu cung cấp....) tự xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý dự án của mình, trước hết là bộ máy quản lý điều hành dự án trên công trường, gói thầu. Chủ đầu tư, Bam QLDA phải coi việc kiểm tra đảm bảo về số lượng và chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý điều hành của các chủ thể tham gia thực hiện đầu tư xây dựng trên công trường là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự thành công của dự án.

Tiếp tục nghiên cứu, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan nhằm hoàn thiện và thống nhất nội dung và hình thức các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến QLĐT XD, trong đó có Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng và các văn bản dưới luật.

Nghiên cứu xây dựng một số qui định trong việc phân bổ dự án (hoặc Quy chế phân bổ dự án); xây dựng các tiêu chí yêu cầu đối với các Chủ đầu tư là các sở quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật của địa phương; tiêu chí lựa chọn

Ban QLDA. Xây dựng mạng lưới thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình đầu tư kiểm định chất lượng.

3.4.3. Đối với huyện Thường Tín

Cần nghiên cứu xây dựng một quy trình thẩm định hiện đại, phù hợp với từng loại hình dự án đầu tư nhằm hướng đến mục tiêu đơn giản và hiệu quả. Thực hiện đúng chức năng là cơ quan thẩm định đứng trên góc độ của Nhà nước. Tránh can thiệp quá sâu, làm ảnh hưởng đến lợi ích mà dự án mang lại cho khu vực.

Đẩy mạnh cải cách hành chính trong từng bộ phận tham gia thẩm định và quyết định đầu tư.

Khẩn chương xây dựng đề án xác định hệ thống chỉ tiêu thẩm định mang tính chuẩn mực và các tiêu chuẩn đánh giá dự án cho các dự án đầu tư theo từng lình vực, từng địa bàn, từng ngành....để làm cơ sở cho việc so sánh, đánh giá dự án và ra quyết định đầu tư.

Về năng lực của đội ngũ thẩm định: Trong công tác thẩm định dự án, đội ngũ cán bộ chính là những người chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện công việc và quyết định đến chất lượng – hiệu quả dự án (do có ảnh hưởng nhiều đến qui trình, nội dung và phương pháp thẩm định). Điều đó đòi hỏi cán bộ chuyên trách phải có sự am hiểu sâu rộng nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kỹ năng nghiệp vụ, trình độ chuyên môn phải vững vàng, thành thạo, có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cao. Vì vậy, cần thiết phải quan tâm đến chất lượng của đội ngũ thẩm định dưới nhiều cách thức khác nhau.

Tổ chức đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định theo các chuyên đề về: pháp luật, kinh tế, tài chính, khoa học công

nghệ...phù hợp với yêu cầu thẩm định, từng bước tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ thẩm định.

Có chính sách ưu đãi, khuyến khích những sáng kiến, đề xuất, nghiên cứu có giá trị, cũng như ý thức, tinh thần trách nhiệm trong công việc; cùng với đó cơ chế kiểm soát, quản lý cần phải chặt chẽ hơn, gắn trách nhiệm với kết quả thực hiện.

Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức tư vấn, thẩm định dự án đảm bảo công bằng và hiệu quả trên cơ sở phân công và phối hợp thẩm định một cách chặt chẽ theo pháp luật.

Các giải pháp nêu trong luận văn nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Thường Tín thuộc nguồn vốn Ngân sách thành phố Hà Nội. Giúp cho các cơ quan, ban ngành của huyện Thường Tín tham mưu, đề xuất các dự án cụ thể cũng như các kế hoạch kinh tế - xã hội xác thực và hiệu quả hơn.

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể ứng dụng cho các dự án thủy lợi thuộc nguồn vốn Ngân sách thành phố Hà Nội có điều kiện tương tự như huyện Thường Tín.

U (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết luận chương 3:UThẩm định dự án đầu tư xây dựng là một hoạt

động quan trọng trong việc xác định hiệu quả của một dự án. Việc sớm hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định là cần thiết.

Đứng trước những thách thức mới như hiện nay thì huyện Thường Tín đã không ngừng tìm hiểu khắc phục những hạn chế, tăng cường mặt tích cực để công tác thẩm định đạt được kết quả cao, giúp cho việc ra quyết định đúng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của dự án.

Tuy nhiên thẩm định dự án cũng là công việc phức tạp nên điều đó không chỉ đòi hỏi phải có sự nỗ lực riêng của phòng thẩm định mà cần có sự phối hợp của các cơ quan, các phòng ban có liên quan đến dự án.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua công tác thẩm định các dự án đầu tư từ nguồn vốn NS Thành phố Hà Nội đã được nhiều kết quả tích cực góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Thường Tín. Tuy nhiên, với sự khan hiếm về nguồn lực đầu tư nên việc lựa chọn, thẩm định các dự án đầu tư từ nguồn NS Thành phố có hiệu quả không chỉ là yêu cầu đối với công tác quản lý Nhà nước mà còn là mục tiêu, yêu cầu chung của toàn xã hội đối với các dự án đầu tư từ sử dụng các nguồn vốn khác (vốn FDI, vốn đầu tư của dân cư, doanh nghiệp).

Sau khi nghiên cứu một số vấn đề chung và thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư trên địa bàn huyện Thường Tín, Luận văn đã nêu ra được 04 nhóm vấn đề nhằm hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư từ nguồn NS Thành phố Hà Nội trên địa bàn huyện Thường Tín, đó là:

- Hệ thống hóa các quy định về thẩm định dự án đầu tư, vai trò của công tác thẩm định dự án đầu tư từ nguồn NS Thành phố Hà Nội trên địa bàn huyện Thường Tín từ hiện trạng, nhu cầu phát triển, so sánh với tình hình thực hiện dự án đầu tư và làm rõ trách nhiệm của công tác thẩm định.

- Bằng những phân tích cụ thể về Quy trình, Nội dung và Phương pháp thẩm đinh tại các phòng, ban chuyên môn của huyện, đánh giá thực trạng công tác thẩm định dự án xây dựng ở một số ngành, địa phương (những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân).

- Trên cơ sở quán triệt quan điểm đổ mới, bám sát những bất cập tồn tại, đề ra các hướng giải pháp đồng bộ và các điều kiện thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm đinh các dự án đầu tư từ nguồn NS Thành Phố trên địa bàn huyện Thường Tín trong thời gian tới.

Do điều kiện thời gian nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng nhưng với kiến thức, năng lực, kinh nghiệm và thời gian thực hiện còn hạnh chế; trong khi nội dung đề tài tương đối phức tạp, sẽ không tránh khỉ những thiếu sót, tác giả rất mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn.

Em xin chân trọng cảm ơn Cô giáo - PGS.TS Ngô Thị Thanh Vân, các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Ban QLDA và Đầu tư, Sở NN & PTNT Thành phố Hà Nội; Cục Thống kê huyện và các phòng ban có liên quan của huyện Thường Tín, các bạn đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành luận văn này.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thường tín thuộc nguồn vốn ngân sách thành phố hà nội (Trang 90)