Phnom Penh

Một phần của tài liệu chính sách phát triển thương mại của sở thương mại thủ đô phnom penh (Trang 59)

Thủ đô Phnom Penh

Đối với thương mại nội địa, Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh đã tập trung vào các nội dung cụ thể sau:

− Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng thương mại bán buôn, bán lẻ, bao gồm: các loại hình chợ, các trung tâm thương mại, hệ thống các siêu thị, hệ thống các cửa hàng, hợp tác xã thương mại, dịch vụ thương mại; hệ thống đại lý thương mại, nhượng quyền thương mại và các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại khác;

− Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển các tổ chức liên kết lưu thông hàng hoá, hình thành các kênh lưu thông hàng hoá ổn định từ sản xuất đến tiêu dùng trên địa bàn Thủ đô.

Đối với thị trường ngoài nước, Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh đã có những chính sách để thúc đẩy và tăng cường XNK hàng hóa, mở rộng thị trường ngoài nước cho các doanh nghiệp trên địa bàn, cụ thể như:

− Tổ chức thực hiện chương trình, đề án phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá; phát triển dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trên địa bàn Thủ đô;

− Quản lý hoạt động XNK hàng hoá của các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thương nhân nước ngoài không có

đại diện tại Campuchia trên địa bàn Thủ đô.

2.2.1.2. Kết quả đạt được trong chính sách thị trường của Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh

a. Quy hoạch vùng hợp lý nhằm khai thác tiềm năng và lợi thế của thủ đô

Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh đã kết hợp với Ủy ban nhân dân Thủ đô Phnom Penh quy hoạch và phát triển Đặc khu kinh tế Phnom Penh (Phnom Penh Special Economic Zone) tại Sangkat Kantouk, Sangkat Phleung Chhes Rotes, Sangkat Beung Thom, Khan Ponsenchey. Đặc khu kinh tế này có diện tích 358ha, cách trung tâm thành phố 18km và cách sân bay Quốc tế Phnom Penh 8km(Phụ lục số 1).

Đặc khu kinh tế Phnom Penh đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến từ các nước như: Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Philippin, Mỹ. Các sản phẩm sản xuất tại đây chủ yếu là: may mặc, nhựa, giấy, thực phẩm, giầy dép, túi, đồ cơ khí,….Các doanh nghiệp đặt nhà máy tại Đặc khu này được hưởng các chính sách ưu đãi từ Chính phủ Campuchia như được miễn thuế nguyên vật liệu thô và đơn giản hóa mọi loại thủ tục hành chính (đăng ký đầu tư, giấy phép XNK, thủ tục hải quan, tuyển dụng và quản lý lao động, …). Bên cạnh đó, sản phẩm sản xuất tại đây có thể dễ dàng được xuất khẩu sang Nhật qua thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) hoặc sang Singapore qua cảng Sihanoukville.

Bên cạnh đó, Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh cũng quy hoạch và quản lý các khu may mặc như: khu may mặc đường Veng Sreng, quận Dangkao (Tây Nam Thủ đô), khu may mặc quận Ruesei Kaev (phía Bắc Thủ đô), khu may mặc quận Pou Senchey (phía Tây Thủ đô). Các khu may mặc này đều được đặt tại vị trí giao thông thuận lợi, giúp cho việc chuyên chở nguyên vật liệu và hàng hóa thuận tiện.

dọc sông Mê Kông, sông Bassac, sông Tonle Sap như quận Doun Penh, quận Chamkar Mon, quận Rusey Keo, quận Chhbar Ampov. Khu du lịch tại quận Doun Penh, quận Chamkar Mon, quận Dangkao. Khu thủ công tập trung tại quận Doun Penh – trung tâm Thủ đô. Các khu vực này được quy hoạch gọn gàng và thuận lợi cho việc phát triển các mặt hàng của Thủ đô.

b. Phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại

Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh đã thực hiện chính sách quy hoạch nhằm phát triển hài hòa, phân bố hợp lý các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại trong Thủ đô, tăng dần tỷ trọng các loại hình kết cấu thương mại hiện đại, từng bước câng cao trình độ văn minh thương mại các loại hình kết cấu thương mại truyền thống.

Thủ đô Phnom Penh có hệ thống chợ và siêu thị phong phú với số lượng lớn. Đây là một trong những đầu mối trung tâm quan trọng để thúc đẩy hoạt động giao lưu thương mại giữa các quận, huyện trong Thủ đô và thúc đẩy liên kết Thủ đô với cả nước và quốc tế.

Bảng 2.4: Các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại tại Thủ Đô Phnom Penh(2008 – 2013)

TT Loại hình Đơn vị 2008 2009 2010 2011 2012 2013

1 Chợ Cái 15 17 20 21 24 25

2 Siêu thị* Cái 17 22 24 26 36 37

Ghi chú: * Chỉ thống kê số lượng siêu thị lớn, không thống kê số lượng siêu thị nhỏ (minimart) do không đủ cơ sở dữ liệu.

(Nguồn: Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh)

Các hệ thống chợ (gồm các chợ lớn như chợ Thom Thmey, chợ Deoum Kor, chợ Oreu Sey, …) và hệ thống siêu thị phong phú, đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng Campuchia, đảm bảo cơ sở hạ tầng kiên cố đã giúp cho việc phân phối, vận chuyển, trưng bày, giới thiệu hàng hóa của các thương gia cũng như

của các doanh nghiệp sản xuất trở nên dễ dàng và rộng khắp. Số lượng chợ và siêu thị với các kho hàng lớn tăng đều qua các năm, phù hợp với sự gia tăng nhu cầu và tính đa dạng của các hoạt động thương mại tại Thủ đô. Đối với loại hình chợ, Sở chú trọng phát triển theo hướng hoàn thiện công nghệ tổ chức lưu thông hàng hoá và cung cấp dịch vụ tại các chợ, nâng cao trình độ phục vụ và văn minh thương nghiệp.Các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại có qui mô lớn đã được Sở đầu tư phát triển để tạo “điểm nhấn” nhằm nâng caotổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ, thúc đẩy liên kết vùng, cả nước và quốc tế.

Từ năm 2008 tới nay, Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh thúc đẩy thành lập một số chợ tại các khu xây dựng công trình mới để trong tương lai sẽ trở thành nơi cung cấp hàng hóa, tạo điều kiện lưu thông hàng hóa, và làm cho đời sống hàng ngày của nhân dân ngày càng thuận tiện. Ngoài ra, để gia tăng thương mại bán lẻ, Sở cũng kết hợp với Ủy ban nhân dân Thủ đô Phnom Penh để mở chợ đêm tại Thủ đô và nhân rộng mô hình chợ đêm tại các khu vực có chợ lớn.

c. Phát triển hệ thống giao thông hỗ trợ hoạt động thương mại

Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh đã đưa ra những kiến nghị tới các ban ngành liên quan, đặc biệt là Sở Giao thông Vận tải Thủ đô để duy trì và nâng cấp hệ thống giao thông kết nối, giúp cho thương mại trong Thủ đô phát triển thuận tiện hơn.

Sân bay quốc tế Phnom Penh là sân bay lớn nhất Campuchia, cách 07km về phía tây của trung tâm Phnom Penh.Với vị trí gần trung tâm thủ đô, sân bay đã được Sở quan tâm, theo dõi, và nâng cấp để đảm bảo việc lưu chuyển hàng hóa, đưa đón khách du lịch, thương nhân đến Thủ đô. Nhờ chính sách của Sở mà sân bay quốc tế Phnom Penh đã trở thành sân bay có vai trò quan trọng nhất trong phát triển thương mại Thủ đô Phnom Penh nói riêng và

Campuchia nói chung.

Cảng nước ngọt Phnom Penh Autonomous nằm cách trung tâm Phnom Penh 800m, đây là cảng có quy mô lớn không chỉ với Thủ đô Phnom Penh mà còn với cả nước Campuchia. Cảng có thể kết nối với các các cảng nội địa khác như cảng Phsar Krom tại tỉnh Kompong Chhang (100km), cảng Chong Kneas tại tỉnh Siem Reap (251km), cảng Tonle Bet tại tỉnh Kompong cham (106km), cảng Stoeung Treng tại tỉnh Stoeung Traing (301km), cảng Kratie tại tỉnh Kratie (221km).

Biểu đồ 2.1: Số lượng container hàng năm tại cảng Phnom Penh

(Nguồn: Phnom Penh Autonomous Port)

Bên cạnh đó, cảng Phnom Penh Autonomous nằm trên sông Mê Kông chảy qua ba nước Đông Nam Á, điều này giúp cho việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu, và các sản phẩm nông nghiệp để xuất khẩu ra nước ngoài trở nên thuận lợi. Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh hiện đang kết hợp với Sở Giao thông Vận tải Thủ đô Phnom Penh để mở rộng quy mô và nâng cao năng lực phục vụ của cảng sông này.

Biểu đồ 2.2: Số lượng tàu và hàng hóa tại cảng Phnom Penh

(Nguồn: Phnom Penh Autonomous Port)

Hệ thống giao thông đường bộ tại Thủ đô Phnom Penh cũng đóng góp một phần quan trọng phục vụ cho sự phát triển hoạt động thương mại của Thủ đô. Mạng lưới giao thông phát triển đã giúp cho giao thương hàng hóa giữa Thủ đô Phnom Penh với các tỉnh ngày càng phát triển.

Đối với đường sắt, vận chuyển hành khách và hàng hóa trên các tuyến đường sắt là khá hạn chế. Hiện tại, Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh đang hỗ trợ các ban ngành thực hiện dự án khôi phục và mở rộng mạng lưới đường sắt tại Thủ đô nhằm nâng cao năng lực vận chuyển và khả năng hội nhập với các tuyến đường sắt trong khu vực. Từ đó, thương mại của Thủ đô sẽ được hỗ trợ thêm nữa khi hệ thống đường sắt này đi vào hoạt động

Bảng 2.5: Hệ thống giao thông đường bộ qua Thủ đô Phnom Penh

TT Tên đường Chiều dài (km) Điểm đầu Điểm cuối

1 Quốc lộ 1 10001 167,10 Phnom Penh Biên giới Việt Nam 2 Quốc lộ 2 10002 120,60 Phnom Penh Biên giới Việt Nam 3 Quốc lộ 3 10003 202 Phnom Penh Veal Rinh

4 Quốc lộ 4 10004 226 Phnom Penh Sihanoukville 5 Quốc lộ 5 10005 407,45 Phnom Penh Biên giớiThái Lan 6 Quốc lộ 6 10006 416 Phnom Penh Banteay Meanchey 7 Quốc lộ 7 10007 509,17 Phnom Penh Biên giới Lào

(Nguồn: Sở giao thông vận tải Thủ đô Phnom Penh)

d. Thúc đẩy hoạt động thương mại của các doanh nghiệp trên địa bàn

Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh đã có các chính sách khuyến khích hoạt động thương mại của các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn Thủ đô Phnom Penh.

Trước hết, Sở đã lên chương trình khuyến khích phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp có HĐKD trong khu vực Đông Nam Á và góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy Thủ đô Phnom Penh trở thành một nơi hấp dẫn thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Dưới đây là một số điểm nổi bật trong gói khuyến khích kinh doanh của Sở:

− Không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước

− Miễn thuế thu nhập của doanh nghiệp lên đến 08 năm (thời gian miễn thuế phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp)

− Miễn thuế đánh trên cổ tức của cổ đông

trong nước và nước ngoài

− Được báo cáo lỗ kinh doanh trong 05 năm liên tiếp

− Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp ký hợp đồng thuê bất động sản có thời gian lên đến 70 năm

Bên cạnh đó, Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh cũng đưa ra những

Một phần của tài liệu chính sách phát triển thương mại của sở thương mại thủ đô phnom penh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w