2.3.2.2.Chưa xây dựng được chính sách thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu chính sách phát triển thương mại của sở thương mại thủ đô phnom penh (Trang 66)

đô Phnom Penh

2.3.2.2.Chưa xây dựng được chính sách thủ tục hành chính

0 201 1 201 2 2013 (Quý 3)

1 Số doanh nghiệp đang tiếp tục

hoạt động từ năm trước 2300 2632 3129 2890 3132 2788

2 Số doanh nghiệp tăng thêm

trong năm 325 468 291 810 768 952

3 Tổng số doanh nghiệp năm nay 2625 3100 3420 3700 3900 3740

(Nguồn: Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh)

Bảng số liệu cho thấy số lượng doanh nghiệp tăng đều qua các năm. Số doanh nghiệp tăng thêm trong năm đều rất cao.Điều này cho thấy việc đăng ký kinh doanh tại Thủ đô Phnom Penh rất đơn giản, việc kinh doanh tự phát, tự mở các cơ sở kinh doanh của người dân Thủ đô chưa được hướng dẫn và quy định cụ thể. Đa phần các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh mở ra chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ. Theo thống kê của Viện Kinh tế Campuchia, số doanh nghiệp có từ 5 đến 10 người chiếm 46,5%, số lượng doanh nghiệp có

từ 11 đến 50 nhân viên chiếm 49,7%, và doanh nghiệp có từ 51 nhân viên trở lên chiếm 3,8%. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh được lập ra hầu hết là các doanh nghiệp trẻ, số doanh nghiệp thành lập được dưới 2 năm chiếm tới 31,1%, từ 3 năm đến 5 năm chiếm 27%. Qua các số liệu trên, có thể thấy rằng những quy định trong thành lập doanh nghiệp, những hướng dẫn trong chính sách của Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh chưa đủ cụ thể và chặt chẽ, chưa có tính định hướng nhiều cho các doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững và lâu dài.

Ngoài ra, để hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình thành lập và phát triển kinh doanh, năm 2008, Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh đã xúc tiến và thành lập được Phòng thương mại cho 2 quận trong Thủ đô để xử lý hồ sơ hành chính. Đây là những bước đi đầu tiên của Sở nhằm cải tiến quy trình làm thủ tục hoặc nộp hồ sơ thương mại từ Ủy ban Quận đến Sở. Điều này giúp giảm bớt những khâu rườm rà trong quá trình làm thủ tục, giảm chi phí của người đi nộp hồ sơ, giúp việc sắp xếp hồ sơ và đăng ký danh sách ở BTM được thuận lợi hơn. Đến năm 2013, Sở đã cử cán bộ xuống làm việc tại Phòng thương mại 1 cửa tại 9 quận trong Thủ đô để hệ thống hóa và báo cáo số liệu cụ thể cho Sở biết và theo dõi chặt chẽ hơn.

2.2.2. Phân tích chính sách hàng hóa của Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh

2.2.2.1. Những điểm chính trong chính sách hàng hóa của Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh

Đối với hàng hóa lưu thông trên địa bàn Thủ đô, Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh có chính sách: tổng hợp và xử lý các thông tin thị trường trên địa bàn Thủ đô về tổng mức lưu chuyển hàng hoá, tổng cung, tổng cầu, mức dự trữ lưu thông và biến động giá cả của các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng chính sách; đề xuất với cấp có thẩm quyền giải pháp điều tiết lưu thông hàng

hóa trong từng thời kỳ.

2.2.2.2. Kết quả đạt được trong chính sách hàng hóa của Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh

a. Quản lý chặt chẽ một số mặt hàng chủ yếu, thiết thực với đời sống của nhân dân

Một số sản phẩm chính được Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh điều tiết và quản lý về giá chặt chẽ như gạo số 1, gạo số 2, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá, xăng dầu, Đô la Mỹ. Đây là những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, sự biến động về giá cả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân Thủ đô và tới mặt hàng xuất khẩu.

Bảng 2.7: Giá các mặt hàng chính tại Thủ Đô Phnom Penh(2008 – 2013)

Đơn vị: Real T T

Một phần của tài liệu chính sách phát triển thương mại của sở thương mại thủ đô phnom penh (Trang 66)