2.3.2.4.Chưa xây dựng được kênh thông tin hiệu quả

Một phần của tài liệu chính sách phát triển thương mại của sở thương mại thủ đô phnom penh (Trang 68)

đô Phnom Penh

2.3.2.4.Chưa xây dựng được kênh thông tin hiệu quả

Mặt hàng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 So sánh 2008- 2013 1 Gạo số1 2866 2552 2553 2671 2740 3200 11,65 % 2 Gạo số2 2409 2036 2037 2076 2328 2500 3,77 % 3 Thịt Bò 23194 24296 24294 26266 32614 35000 5,09 % 4 Thịt Lợn 18469 17213 17014 20945 17692 18000 -2,54 % 5 Thịt Gà 20204 19619 20052 19916 22617 23000 13,83 % 6 Cá 13935 13348 13133 14112 12110 14000 0,46% 7 Xăng dầu 4806 3553 4374 5078 5310 5150 7,15 % 8 Đô la Mỹ 4075 4118 4200 4063 4038 4005 -1,71 %

(Nguồn: Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh)

Phnom Penh đã có chính sách quản lý giá cả trên thị trường rất chặt chẽ. Ngoại trừ gạo số 1, thịt gà, và xăng dầu, những mặt hàng khác không có nhiều biến động về giá.

Đối với mặt hàng gạo số 1, từ năm 2008 đến năm 2012, giá mặt hàng này được bình ổn rất tốt, không có nhiều biến động. Năm 2013, giá của loại gạo này đã tăng cao, hiện tượng này là do: gạo số 1 của Campuchia trở thành loại gạo được ưa chuộng trên thị trường thế giới, số lượng xuất khẩu gia tăng dẫn đến việc giá loại gạo này tăng cao.Bên cạnh đó, từ năm 2011, Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh đã tăng diện tích trồng lúa của Thủ đô bằng cách thêm diện tích trồng lúa từ một số huyện của tỉnh Kandal nhằm thực hiện đúng chính sách thúc đẩy xuất khẩu theo quy định của Nhà nước, BTM và Ủy ban nhân dân Thủ đô Phnom Penh. Góp phần vào việc đạt mục tiêu đề ra là thúc đẩy xuất khẩu gạo được 1 triệu tấn vào năm 2015 của BTM, Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh đã nỗ lực tìm thị trường xuất khẩu cho Công ty Xuất khẩu Lúa gạo Green Trading (trực thuộc Bộ Thương mại) và các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu lúa gạo tại thủ đô Phnom Penh. Một số thị trường mà Sở hướng tới như là Việt Nam, Thái Lan, Philippine, Trung Quốc, Hồng Kông, Mỹ, châu Âu.

Đối với mặt hàng thịt gà, giá cả năm 2012 - 2013 đã tăng cao hơn hẳn so với các năm trước. Điều này là do sự kiểm soát mạnh mẽ của Sở và các ban ngành khác để đảm bảo chất lượng nguồn gia cầm, tránh bùng phát dịch cúm. Như vậy, nguồn cung mặt hàng này bị kiểm soát chặt chẽ dẫn đến việc giá cả tăng cao. Điều này đã nằm trong tính toán của Sở và mức giá vẫn được tiếp tục theo dõi sát sao hơn nữa trong chính sách các năm tiếp theo.

Đối với mặt hàng xăng dầu, Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh đã có chính sách quản lý thị trường rất tốt để đảm bảo giá xăng dầu không biến động mạnh. Do xăng dầu là ngành hàng rất quan trọng, Sở đã đưa ra những

chỉ thị cụ thể để bình ổn giá xăng, giúp cho chi phí vận tải của người dân cũng như doanh nghiệp không bị ảnh hưởng quá nhiều.

b. Hướng tới việc xuất nhập khẩu các mặt hàng phù hợp với nhu cầu thương mại của Thủ đô

Các quy định của Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh tập trung vào việc tạo điều kiện cho phát triển ngành hàng may mặc để xuất khẩu, gia tăng khối lượng nhập khẩu vật liệu xây dựng phục vụ cho việc phát triển các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển ngành du lịch Thủ đô.

Thứ nhất, việc tăng xuất khẩu ngành hàng may mặc. Các sản phẩm chủ yếu trong ngành may mặc mà Phnom Penh xuất khẩu sang các nước khác là: quần áo, quần áo thể thao, áo len, áo khoác, áo cánh, áo sơ mi, áo dệt kim hoặc móc, giầy dép. Tuy nhiên, Phnom Penh nói riêng và Campuchia nói chung lại gặp phải tình trạng là ngành may mặc không chủ động được nguyên, phụ liệu trong nước, phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài. Ngoài các máy móc thiết bị được nhập 100% từ nước ngoài, các nguyên phụ liệu được nhập khẩu có thể kể đến như vải các loại, sợi dệt, chỉ may, mex dựng, khóa kéo… Điều này đã làm hạn chế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Campuchia, khiến giá trị gia tăng trong sản phẩm dệt may còn thấp. Do vậy, Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp may mặc như miễn thuế các nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp đặt trong Đặc khu kinh tế Phnom Penh, đề xuất các ý kiến nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm dệt may, hỗ trợ Hiệp hội Các nhà sản xuất hàng dệt may Campuchia trong việc kết nối với các đối tác và giữ chữ tín trong kinh doanh với nhiều nhà nhập khẩu lớn trên thế giới.

Thứ hai, việc nhập khẩu các nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại. Hiện tại, Thủ đô Phnom Penh đang triển khai rất nhiều các dự án xây dựng nên nhu cầu về nguyên vật liệu tăng cao.

Bảng 2.8: Giá trị các dự án xây dựng được cấp phép tại Phnom Penh

Đơn vị: triệu Đô la Mỹ

TT Năm Thể loại 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Quý 1 Quý 2 1 Biệt thự và nhà ở 154,7 64,3 36,2 185,5 158,2 145.2 10.3 2 Chung cư 221.6 149.6 183.8 219.6 351.9 114.1 33.0 3 Khác 740.9 227.3 269.7 199.9 381.1 154.4 238.3 Tổng 1117.0 441.2 489.8 605.0 899.3 443.7 281.6

(Nguồn: Cambodia Development Review)

Theo nhận định của công ty CBRE Cambodia Research, số lượng các nhà cung cấp dịch vụ trên thị trường Phnom Penh ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu lớn về các khu văn phòng kinh doanh. Các công ty được thành lập trước đây có nhu cầu mở rộng phạm vi kinh doanh, mở rộng nhà xưởng. Ngoài ra, việc chỉ số GDP tăng lên cùng với nguồn đầu tư FDI tăng đã thu hút một loạt các nhà đầu tư mới muốn tìm hiểu và lập văn phòng kinh doanh tại Campuchia, đặc biệt là Thủ đô Phnom Penh. Bên cạnh đó, lượng khách du lịch đến Phnom Penh ngày càng cao, nhu cầu về chỗ ở và khách sạn lớn. Những nhân tố trên đã khiến cho thị trường xây dựng và bất động sản của Phnom Penh trở nên rất sôi động. Với một loạt các dự án xây dựng được phê duyệt tại Thủ đô, Phnom Penh cần nhập khẩu một lượng lớn các nguyên vật liệu xây dựng phục vụ cho quá trình xây dựng.

Thứ ba, tăng cường hỗ trợ các hoạt động của ngành du lịch. Theo báo cáo của Bộ Du lịch Campuchia, lượng khách quốc tế đến sân bay Quốc tế Phnom Penh năm 2012 là 641.407 người, năm 2013 là 750,049 người. Để đảm bảo chất lượng các dịch vụ du lịch cung cấp tới khách thăm quan, Sở

Thương mại Thủ đô Phnom Penh tăng cường hướng dẫn việc tuân thủ các quy định lưu trú và an ninh tại các khách sạn, nhà nghỉ, đảm bảo việc sản xuất và kinh doanh, quảng bá các mặt hàng thủ công mỹ nghệ diễn ra theo đúng quy định.

c. Tuyên truyền việc cấm sử dụng và buôn bán các hàng quốc cấm

Từ năm 2009 tới nay, Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh đẩy mạnh việc tuyên truyền, quảng bá tới người dân việc không dùng chất ma túy, chất kích thích. Hàng năm, Sở đều thực hiện dán giấy, treo áp phích, băng rôn tuyên truyền nhằm giáo dục người dân cấm dùng chất kích thích ở các quận, huyện đặc biệt ở các nơi công công như chợ, bến xe, xe Tuk Tuk và xe ôm. d. Tập trung vào các mặt hàng có tiềm năng thương mại

Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh hàng năm đều ghi nhận và thống kê những mặt hàng có tiềm năng thương mại lớn để phối hợp với địa phương và BTM lên kế hoạch phát triển mặt hàng đó, tiến tới xuất khẩu. Những mặt hàng này thường là những sản phẩm địa phương có chất lượng tốt, sản lượng cao.

Năm 2009, Sở hoàn thành 60% công việc thống kê dữ liệu từ các người bán hàng, mua sắm nông sản từ các tỉnh và nhà thủ công có tiềm năng lớn ở Thủ đô Phnom Penh để phục vụ cho kế hoạch thúc đẩy sự phát triển của sản phẩm địa phương.

Năm 2012, Sở cấp phép và thống kê danh sách 300 đơn vị kinh doanh đồ trang sức, vàng bạc đá quý đặc trưng của Campuchia (so với năm 2011,sso lượng đơn vị kinh doanh tăng khoảng 78%, thêm 132 đơn vị mới).

Năm 2013, Sở đã lên kế hoạch và đi nghiên cứu cây hoa nhài và quả nhãn tại phường Prek Thmey, quận Meanchey. Kết quả cho thấy có 735 hộ tham gia canh tác, cây hoa nhài được trồng trên 51ha, cho ra sản lượng 350kg

hoa nhài/ ngày, cây nhãn được trồng trên 77ha, cho ra sản lượng 90 - 100 tấn/2 mùa. Sở muốn phát triển hai loại cây này để tăng cường lượng cung trong nước, cung cấp cho các ngành công nghiệp và thủ công, tránh tình trạng nhập khẩu từ nước ngoài với giá cao. Bên cạnh đó, tiếp nối năm 2012, Sở tiếp tục cấp phép kinh doanh mặt hàng trang sức cho 120 đơn vị kinh doanh mới.

2.2.3. Phân tích chính sách kiểm tra kiểm soát thị trường của Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh

2.2.3.1. Những điểm chính trong chính sách kiểm tra kiểm soát thị trường của Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh

Phòng Quản lý kinh tế của Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh đã tổ chức thực hiện công tác quản lý, mở nhiều đợt kiểm tra thị trường trên địa bàn Thủ đô theo quy định của Ủy ban nhân dân Thủ đô Phnom Penh:

−Tổ chức thực hiện các đợt kiểm tra các sản phẩm được bày bán trên địa bàn Thủ đô để đảm bảo các quy định của pháp luật về cạnh tranh, chống bán phá giá; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trên địa bàn Thủ đô.

−Thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý, cung cấp thông tin về các cơ sở kinh doanh nhằm kiểm soát chất lượng các sản phẩm, giá cả sản phẩm.

−Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực thương mại của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn Thủ đô; hướng dẫn và tuyên truyền cho các cơ sở kinh doanh thực hiện hoạt động theo quy định của pháp luật, chống các hành vi gian lận thương mại của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn Thủ đô.

−Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quy định về sở hữu trí tuệ.

2.2.3.2. Kết quả đạt được trong chính sách kiểm tra kiểm soát thị trường của Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh

a. Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về việc niêm yết giá cả hàng hóa sản phẩm

Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh đã ra quyết định số 125MOC/SM 2008 ngày 08/05/2008 theo hướng dẫn củacông văn số 262LSL ngày 10/07/2008 của Ủy ban nhân dân Thủ đô Phnom Penh về việc quy định niêm yết giá sản phẩm. Quyết định này nêu rõ việc bắt buộc các doanh nhân, các cơ sở kinh doanh tại siêu thị và các loại chợ về việc niêm yết giá sản phẩm bán cho khách hàng. Quyết định này đưa ra nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tăng cường sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy thương mại phát triển.

Quyết định của Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh thể hiện rõ sự hợp tác của Sở Thương mại, Cục Thương mại (trực thuộc Bộ Thương mại), Ủy ban nhân dân các quận, ban quản lý chợ, siêu thị trong việc đi thực tế và hướng dẫn các nhà kinh doanh, các nhà cung cấp đang buôn bán trên thị trường cách thức niêm yết giá sản phẩm bằng đồng tiền nội tệ (Riel) hoặc đồng Đô la Mỹ (USD) (tùy từng trường hợp) để tạo điều kiện thuận lợi cho người mua trong và ngoài nước. Việc này sẽ làm cho thị trường hoạt động tốt hơn, hạn chế được việc tăng giá sản phẩm không hợp lý. Sở Thương mại luôn luôn theo dõi và niêm yết dán giá sản phẩm trọng yếu mà người dân tiêu dùng hàng ngày như thực phẩm, xăng dầu và lập báo cáo, công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng tuần.

Năm 2008, nhờ việc giám sát sự thay đổi giá trên thị trường mà Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh đã nhanh chóng giải quyết tình trạng tăng giá bất thường của mặt hàng gạo. Gạo số 1 và gạo số 2 đồng loại tăng từ 1625 Riel lên 2866 Riel, 1375 Riel lên 2409 Riel do tin đồn từ phía nhà cung cấp

và một số người đầu cơ, bên cạnh đó cũng do sự tăng giá của gạo thế giới. Điều này dẫn đến tình trạng mua gạo để trong nhà, trong kho và lưu trữ trong nhà máy sản xuất gạo. Sở đã kết hợp với BTM và các cơ quan chức năng để xuất gạo dự trữ trong kho bán ra thị trường, can thiệp tất cả các lối vào Thủ đô Phnom Penh để điều phối kịp thời dòng chảy của gạo vào thị trường thành thị và hợp tác xóa bỏ rào cản tắc nghẽn trong quá trình nhập khẩu gạo vào Thủ đô Phmon Penh, giảm áp lực tăng giá, khiến cho giá cả của gạo giảm và ổn định bình thường.

Năm 2009, Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh đã thực hiện 91 đợt kiểm tra tại các chợ trên địa bàn, 24 đợt kiểm tra tại các siêu thị và nhà hàng. Kết quả các đợt kiểm tra cho thấy việc niêm yết giá hàng hóa đã được thực hiện gần như 100% ở các siêu thị, nhà hàng, các nơi cung cấp nhiên liệu, nhưng đối với các chợ thông thường thì việc dán nhãn chỉ được thực hiện với một số hàng thực phẩm chủ yếu.

Năm 2010, Sở đã thực hiện kiểm tra tại các chợ công cộng 130 lần và hộ kinh doanh gia đình 60 lần.

Năm 2011 - 2012, kết quả kiểm tra kiểm soát cho thấy các loại hình kinh doanh tập trung niêm yết giá sản phẩm cho khách hàng được gần 100%. Tuy nhiên, một số chợ công cộng, chợ tư nhân, nhà hàng, và hộ kinh doanh gia đình còn thiếu sót trong việc niêm yết giá, chỉ được 85% trong năm 2012. Các doanh nghiệp cho biết, một số mặt hàng tăng giảm luôn luôn là lý do khó khăn trong việc niêm yết giá cho khách hàng. Cán bộ Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh đã phối hợp và hướng dẫn các doanh nghiệp nhận thức rõ tầm quan trọng của việc niêm yết giá sản phẩm không chỉ đối với người mua mà còn là một chính sách thúc đẩy cạnh tranh của nhà nước để giúp người tiêu dùng có được sản phẩm tốt, dịch vụ tốt, với mức giá phù hợp.

minimart, người bán hàng đã quan tâm đến việc dán nhãn giá sản phẩm trên các mặt hàng để khách hàng được xem gần như 100%. Riêng ở các chợ công cộng, chợ tư nhân, cửa hàng tạp hóa, việc dán nhãn giá sản phẩm cho mặt hàng đã tăng lên được 90% cho các mặt hàng.

b. Kiểm tra việc tuân thủ quy định không sử dụng chất độc hại trong sản phẩm

Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh rất tích cực trong kiểm tra việc tuân thủ quy định không sử dụng chất độc hại trong thực phẩm tại các chợ, siêu thị, minimart, các hộ kinh doanh gia đình.

Bảng 2.9: Công tác kiểm tra an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh trên địa bàn Thủ đô Phnom Penh (2008 – 2013)

Đơn vị tính: lần

T

T Nơi kiểm tra 2008

200 9 201 0 2011 * 2012 2013 1 Chợ 122 183 191 - 236 266 2 Siêu thị 41 32 43 - 147 109 3 Minimart 8 33 47 - 97 113

4 Hộ kinh doanh gia đình 43 50 81 - 179 217

5 Cơ sở kinh doanh muối - 14 09

6 Cơ sở kinh doanh nước nắm 87 85 -

7 Cơ sở sản xuất thực phẩm theo phương pháp thủ công 75 -

Ghi chú: *Năm 2011, Sở Thương mại đi hướng dẫn tại 493 nơi tại 9 quận trong Thủ đô, do vậy, không có số liệu thống kê theo loại hình kiểm tra.

(Nguồn: Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh)

Bảng số liệu trên cho thấy Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh đã kết

Một phần của tài liệu chính sách phát triển thương mại của sở thương mại thủ đô phnom penh (Trang 68)