Đơn vị: % 200 6 200 7 200 8 2009 201 0 201 1 201 2 2013 Quý 1 Quý 2 Tất cả các loại hàng hóa 4,7 5,8 19,7 -0,7 4,1 5,4 9,2 1,5 2,2 Thực phẩm và đồ uống không cồn 6,4 9,9 33,1 -0,3 4,4 6,5 9,5 1,7 2,7 Giao thông 9,1 5,8 19,4 -10,7 7,0 6,9 8,3 -0,8 -1
(Nguồn: Cambodia Development Review, 2013)
Thứ tư, một số mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu. Thủ đô Phnom Penh tập trung xuất khẩu hàng may mặc, và một số sản phẩm nông lâm sản, nhập khẩu các nguyên vật liệu thiết yếu như xăng dầu, các nguyên vật liệu cho ngành dệt may, và vật liệu xây dựng.
Bảng 2.3: Tình hình xuất nhập khẩu của Thủ đô Phnom Penh (2008 – 2013)
Đơn vị: triệu Đô la Mỹ
TT 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Quý 1 Quý 2 1 Xuất khẩu 1.1 Dệt may 1.582,7 1.539,2 1.695,5 3.130,0 3.440,0 820,9 906,4 - Mỹ 1.011,4 907,6 975,2 1.510,3 1.470,0 353,0 341,7 - Châu Âu 365,2 386,8 425,8 971,6 1.177,7 266,3 343,8 - Asean 5,7 4,1 5,2 13,0 26,9 8,7 9,1 - Nhật Bản 13,4 26,7 45,5 108,0 129,3 38,6 37,0 - Các nước khác 187,0 213,9 243,9 527,2 636,0 154,3 174,8 1.2 Nông lâm sản 23,6 43,9 86,7 266,0 258,4 82,9 92,8 - Cao su 19,0 31,0 46,9 145,2 121,2 24,5 27,8 - Gỗ 1,8 2,1 17,9 35,9 25,4 9,7 6,4 - Cá 1,2 2,3 1,5 2,3 1,4 0,2 0,4 - Gạo 1,4 6,5 18,3 78,3 100,5 44,1 40,7 2 Nhập khẩu - Gas 44,9 54,7 57,1 216,3 208,6 820,9 55,6 - Dầu Diesel 10,3 108,4 107,2 328,5 373,3 353,0 99,0 - Vật liệu xây dựng 29,8 29,8 30,3 35,3 41,6 266,3 12,8 - Hàng hóa khác 2.126,3 2.406,0 2.535,6 4.104,9 4.485,2 8,7 1.424,9
Đối với hàng hóa xuất khẩu, sản lượng may mặc của Phnom Penh đứng đầu cả nước, chiếm hơn 50% tổng sản lượng may mặc của cả nước qua các năm. Sản lượng xuất khẩu qua từng năm cũng tăng lên rõ rệt. Nhìn vào thị trường xuất khẩu hàng may mặc, có thể nhận thấy rằng hàng hóa được xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ và các nước Châu Âu, sau đó đến các nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á – Asean, Nhật Bản. Bên cạnh đó, đối với các hàng hóa nông lâm sản, Phnom Penh chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng chính như cao su, gạo, cá, gỗ.
Đối với hàng hóa nhập khẩu, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là các nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất và xây dựng. Do Phnom Penh xuất khẩu rất nhiều hàng may mặc nên các nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất đều được nhập khẩu với số lượng lớn từ các nước khác. Bên cạn đó, Campuchia nói chung và Thủ đô Phnom Penh đang triển khai rất nhiều hạng mục về xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất. Ngoài nhà ở thì các dự án chung cư và các tòa nhà thương mại được phê duyệt và triển khai trên diện rộng nhằm đáp ứng nhu cầu ở và thương mại của Thủ đô. Do vậy, các nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô là mặt hàng nhập khẩu với số lượng nhiều và chiếm tỷ trọng cao.
2.1.3. Thông tin chung về Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh
Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh (Phnom Penh Municipality Department of Commerce) được thành lập từ năm 1981. Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh được đặt tại số 43, đường 334, phường Beung Keng Kong I, quận Chamkar Morn. Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh có 30 công nhân viên chức. Sở được điều hành bởi Giám đốc Sở (bà) Khat Rathana và Phó Giám đốc Sở (ông) Pov Kieng Leng.
Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân thủ đô Phnom Penh và Bộ Thương mại, có chức năng tham mưu giúp Ủy
ban nhân dân Thủ đô thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thương mại, bao gồm: lưu thông hàng hoá; xuất khẩu; nhập khẩu; quản lý thị trường; quản lý cạnh tranh; xúc tiến thương mại; kiểm soát độc quyền; chống bán phá giá; chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế; quản lý cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn thủ đô; các hoạt động khuyến công; các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở.
Sở Thương mại có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân thủ đô, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Thương mại.
Cơ cấu bộ máy tổ chức Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh như sau:
2.2. Nội dung chính sách thương mại của Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh
Luận văn đi sâu nghiên cứu bốn chính sách thành phần chủ yếu mà Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh đã tập trung triển khai trong trong thời gian
Giám đốc Sở Bà Khat Rathana
Phó Giám đốc Sở Ông Pov Kieng Leng
Phòng Quản lý kinh tế
Phòng
Xúc tiến thương mại Phòng
vừa qua, đó là: chính sách thị trường, chính sách mặt hàng, chính sách kiểm tra kiểm soát thị trường, và chính sách xúc tiến thương mại.
2.2.1. Phân tích chính sách thị trường của Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh