B.Đối với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại

Một phần của tài liệu chính sách phát triển thương mại của sở thương mại thủ đô phnom penh (Trang 83)

3.3.1.Hoàn thiện khung pháp luật về thương mại

b.Đối với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại

tỉnh đi khảo sát thị trường nước ngoài và tổ chức tiếp đón các đoàn doanh nghiệp của nước ngoài tới thăm và tìm hiểu thị trường Thủ đô. Cả hai mảng hoạt động này của Sở chưa thực sự đạt được hiệu quả cao, nhất là tổ chức cho các đoàn doanh nghiệp trong Thủ đô đi khảo sát thị trường nước ngoài, một phần nhân lực còn hạn chế về nhiều mặt, một phần cũng do kinh phí của Sở cho hoạt động này thực sự chưa được chú trọng.

Có thể kể đến một số hoạt động khảo sát thị trường mà Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh tổ chức thực hiện như: tham gia hội chợ Trung Quốc – ASEAN lần thứ 5 tại Nam Ninh Trung Quốc với chuyên đề “Thủ đô Phnom

Penh là Thủ đô xinh tươi” nhằm tuyên truyền kế hoạch phát triển Thủ đô Phnom Penh và mời gọi đầu tư; tiếp đón đoàn đại biểu tỉnh Lâm Đồng - Việt Nam tại trụ sở Hội Thương mại Thủ đô Phnom Penh để phát triển quan hệ tìm kiếm đối tác đầu tư giữa tỉnh Lâm Đồng và Thủ đô Phnom Penh; tham gia hội chợ Châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific) tại Hàn Quốc từ ngày 07 tháng 8 đến ngày 25 tháng 10 năm 2009;tham dự buổi bàn luận trao đổi ý kiến về vấn đề hợp tác giữa thủ đô Phnom Penh và thành phố Hồ Chí Minh.

e. Xây dựng chiến lược, chính sách và chương trình xúc tiến thương mại

Năm 2009, Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh thành lập kế hoạch 3 năm để đầu tư phát triển đô thị 2009 – 2011. Kế hoạch này gồm 6 hoạt động chính với tổng số tiền đầu tư là 33.830 Đô la Mỹ. Các hoạt động chính của kế hoạch tập trung vào việc xúc tiến thương mại như: quảng cáo thương mại, quảng cáo về những thị trường được miễn thuế hải quan, quảng cáo về thương hiệu – nhãn hiệu hàng hóa, kiểm tra chất lượng hàng hóa, niêm yết giá hàng hóa và khuyến kích việc dán nhãn giá trên hàng hóa, tổ chức hội chợ một tỉnh/một sản phẩm và các hội chợ khác.

Năm 2010, Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh cũng xây dựng kế hoạch chiến lược để phát triển thủ đô Phnom Penh giai đoạn 2010-2020 dưới sự chỉ đạo của Ủy ban phát triển thủ đô, định hướng chính của BTM và Tòa thị chính Phnom Penh. Kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở kết quả điều tra thu được, dựa theo chương trình khung do Chính phủ ban hành, tổng kết kết quả hoạt động của năm trước, nghiên cứu nhu cầu của các doanh nghiệp, nhận định tình hình và dự đoán xu hướng phát triển của kinh tế vùng, trong khu vực và trên thế giới, kinh phí được cấp hoặc phê duyệt, ý kiến tham gia của các cơ quan có liên quan.

2.3. Đánh giá chính sách thương mại của Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh trong thời gian qua

2.3.1. Những ưu điểm trong chính sách thương mại của Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh

2.3.1.1. Chính sách thương mại của Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh đã bám sát với tình hình thị trường

Qua các hoạt động và những nghiệp vụ cụ thể của mình, Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh đã luôn theo sát và nắm bắt tình hình biến động trên thị trường. Mặc dù các phòng ban chức năng ít, nguồn nhân lực không nhiều, nhưng mỗi năm Sở đều hoàn thành các công việc theo kế hoạch đề ra.

Trước hết, Sở đã kết hợp với các ban ngành chức năng và địa phương tạo điều kiện hỗ trợ thương mại tốt nhất cả về mặt cơ sở vật chất và chính sách để thúc đẩy thương mại phát triển. Sở đóng vai trờ là đơn vị tiên phong trong việc phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Chính phủ về hội nhập kinh tế và hướng dẫn cho các doanh nghiệp chủ động tham gia. Sở cung cấp thông tin gần như hoàn toàn không thu phí, với mục đích chính là phổ biến, cập nhật những thông tin cơ bản cho các doanh nghiệp trên đại bàn về chính sách, pháp luật, và những quy định có liên quan, thông tin về thị trường, hàng hóa xuất khẩu, giới thiệu về sản phẩm, doanh nghiệp.

Thứ hai, Sở rất nỗ lực về mặt hành chính giấy tờ đáp ứng nhu cầu mở doanh nghiệp của người có nhu cầu kinh doanh. Sở tổ chức các đoàn chức năng kết hợp với Ủy ban nhân dân địa phương để kiểm tra, ra soát, đốc thúc việc hoàn tất các thủ tục theo pháp lý.

Thứ ba, Sở cũng theo sát giá cả và chất lượng của các sản phẩm trên thị trường. Việc theo dõi và thống kê của Sở đã giúp cho giá cả hàng hóa ổn định, không có những biến động bất thương, những sản phẩm gây độc hại,

không an toàn cho người tiêu dùng.

2.3.1.2. Chính sách thương mại của Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh đã tổ chức tốt các hoạt động thúc đẩy thương mại và giao thương trên địa bàn Thủ đô

Các hoạt động nghiên cứu, khảo sát thị trường, gặp gỡ giao thương, tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế và tổ chức hội nghị, hội thảo đều được tài trợ một phần bằng kinh phí nhà nước và tài trợ từ phía các tổ chức, phần còn lại do các doanh nghiệp tự đóng góp theo các quy định của nhà nước. Đặc biệt, các hội chợ triển lãm do Sở tổ chức đều thu hút sự tham gia đông đảo của các doanh nhân, doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có tiềm năng sản xuất xuất khẩu. Tại đây, các doanh nghiệp có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tìm hiều nhu cầu khách hàng, đồng thời giới thiệu và quảng bá về doanh nghiệp và tiềm năng của mình. Ngoài ra, Sở còn hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình, chuẩn bị nội dung làm việc, tư vấn lựa chọn sản phẩm, mặt hàng để giới thiệu… Quy đó, Sở gián tiếp thúc đẩy hoạt động sản xuất, thương mại và xuất khẩu của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh xây dựng được mối quan hệ với nhiều cơ quan, tổ chức thương mại trong nước và quốc tế, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát triển thương mại của Sở. Ở phạm vi trong nước, Sở có mối quan hệ và nhận sự hỗ trợ từ BTM, Tổng Cục Camcontrol, Sở Thương mại từ các tỉnh/ thành phố khác. Những mối quan hệ này giúp ích rất nhiều cho Sở trong việc giao lưu, hợp tác, học hỏi kinh nghiệm, đề xuất ý kiến giúp tháo gỡ khó khăn. Trên phạm vi quốc tế, Sở có liên kết với Phòng Thương mại và Công nghiệp Châu Âu (Eurocham), Trung tâm Hợp tác Nhật Bản – Campuchia (CJCC), Bộ ngoại giao và tham tán Thương mại các nước Việt Nam, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Lào, Singapore, Malaysia, Trung Quốc…Mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan tổ chức này sẽ

giúp ích rất nhiều cho Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh khi tổ chức các đoàn khảo sát thị trường hay tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế.

2.3.2. Những hạn chế trong chính sách thương mại của Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh

2.3.2.1. Chưa hoạch định chiến lược phát triển thương mại Thủ đô trong dài hạn

Dựa vào các công việc hành chính và các báo cáo kết quả hàng năm của Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh, có thể thấy rằng các công việc mà Sở thực hiện chủ yếu dựa theo kế hoạch và sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thủ đô Phnom Penh và BTM Campuchia. Hiện tại, các công việc của Sở tập trung vào các nghiệp vụ chính là kiểm tra kiểm soát thị trường, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp có nhu cầu giao thương, tổ chức xúc tiến thương mại, thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại, thu thập thông tin và báo cáo tình hình. Điều này một phần là do Sở có ít phòng chức năng (chỉ có 03 phòng chức năng) và nguồn nhân lực ít. Sở mới chỉ thực hiện được các nghiệp vụ thường ngày và báo cáo theo năm, hoạch định kế hoạch cho năm tiếp theo. Do vậy, mặc dù Sở rất thành công trong việc bám sát và theo dõi tình hình biến động của thị trường nhưng Sở lại chưa hoạch định được chiến lược phát triển và định hướng thương mại cho Thủ đô.

2.3.2.2. Chưa xây dựng được chính sách thủ tục hành chính

Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh chưa thành lập được hệ thống các văn bản thủ tục hành chính và các quy định hướng dẫn thực hiện các thủ tục đó. Hiện tại, khi những người dân và doanh nghiệp có nhu cầu làm các thủ tục, họ phải đến và làm việc trực tiếp trên Sở để lấy thông tin và tìm hiểu về trình tự làm thủ tục. Điều này gây lãng phí về mặt thời gian và nhân lực của cả Sở Thương mại và người đến liên hệ làm việc. Bên cạnh đó, do Sở chưa có

các quy định cụ thể và tuyên truyền rộng rãi cho người dân biết nên dẫn đến tình trạng số cơ sở kinh doanh được thành lập rất nhiều nhưng lại không có giấy phép đăng ký kinh doanh hợp lệ. Ngoài ra, các quy định về phí của từng loại hồ sơ (cấp mới, cấp lại, gia hạn), thời gian nhận trả hồ sơ, bộ phận thực hiện chưa có nên dễ dẫn đến các vấn đề tiêu cực trong quá trình làm việc. 2.3.2.3. Chưa xây dựng được chính sách thương mại và môi trường

Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh hiện tại chưa xây dựng được chính sách thương mại và môi trường, một chính sách giúp cho thương mại Thủ đô phát triển bền vững trong thời gian dài. Hiện tại, Campuchia là một nước đang phát triển, các sản phẩm làm ra chủ yếu là các sản phẩm chưa chứa đựng hàm lượng giá trị cao.

Thứ nhất, đối với các sản phẩm xuất khẩu là các nguyên liệu thô khai thác từ tài nguyên thiên nhiên (như thủy hải sản, gỗ, …), nếu khai thác quá mức và không có chính sách quy định nuôi trồng lại thì sẽ ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái, hệ thực vật.

Thứ hai, đối với các sản phẩm không trực tiếp lấy từ nguồn tài nguyên thiên nhiên mà là các sản phẩm sản xuất gia công như may mặc thì cần phải có quy định rõ về việc xử lý chất thải trước khi đưa ra môi trường. Ví dụ, tại Đặc khu kinh tế Phnom Penh, Đặc khu này giúp các doanh nghiệp đặt nhà máy sản xuất tại đây giảm bớt chi phí xử lý chất thải và cũng tăng cường ý thức của những người làm việc tại đây về việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đối với các khu sản xuất khác hoặc các cơ sở kinh doanh sản xuất thực phẩm, Sở vẫn chưa có các quy định, hướng dẫn cụ thể, và chế tài xử phạt đối với việc kinh doanh ảnh hưởng đến môi trường.

Thứ ba, đối với ngành công nghiệp không khói như du lịch, Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh cũng thiếu những quy định về vấn đề bảo vệ môi

trường, giữ gìn di sản, đảm bảo các HĐKD diễn ra hợp pháp. Các điểm đến hấp dẫn sẽ thu hút nhiều khách tham quan và mua sắm, từ đó, tạo điều kiện cho kinh doanh các sản phẩm địa phương và ngành khách sạn. Tuy nhiên, Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh mới chỉ kiểm tra, kiểm soát các hành vi gian lận thương mại, bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm... tại những địa điểm diễn ra các hoạt động lễ hội. Sở chưa đủ nguồn nhân lực và các cơ sở vật chất để bao quát hết được toàn bộ thị trường. Do vậy, để phát triển kinh tế lâu dài và đảm bảo sức khỏe cho người dân, Sở cần có chính sách thương mại và môi trường để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững.

2.3.2.4. Chưa xây dựng được kênh thông tin hiệu quả

Hiện tại, thông tin về thị trường, về sản phẩm do Sở cung cấp cho các doanh nghiệp chủ yếu dưới dạng các báo cáo, tổng kết, catalogue, bản tin, thông tin chung về thị trường. Các doanh nghiệp phải tự sàng lọc, phân tích thông tin phục vụ cho quyết định của mình. Trong khi đó, các bản thân các doanh nghiệp Campuchia, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường không đầu tư xây dựng cho mình một cơ sở dữ liệu về thị trường và mức chi phí nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp rất thấp. Ngoài ra, các hội nghị, hội thảo về thương mại do Sở tổ chức còn thiên về hình thức, chưa đầu tư kỹ vào nội dung vấn đề. Do vậy, các buổi hội thảo này chưa thực sự lôi cuốn được sự quan tâm của doanh nghiệp, dẫn tới tình trạng nhiều doanh nghiệp chưa chủ động tiếp xúc và đưa ra những vướng mắc, vấn đề cần giải quyết.

Bên cạnh đó, nội dung làm việc với các đoàn khảo sát thị trường đến tìm hiểu vẫn còn sơ sài. Tại Sở, Phó giám đốc Sở phải trực tiếp tiếp các đoàn đến làm việc, thông tin cung cấp chủ yếu là các thông tin chung, sau đó đưa ra các thông tin liên hệ để các đoàn đi làm việc trực tiếp tại cơ sở. Vì vậy, các đoàn đến làm việc gặp khó khăn trong việc xây dựng cho mình các thông tin tổng

quát và chi tiết về thị trường Phnom Penh.Công tác phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp địa phương thực hiện các cam kết thị trường và kinh doanh quốc tế còn nhiều hạn chế.

Hệ thống thông tin thương mại, dự báo thị trường của Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh nhìn chung chưa đáp ứng được đòi hỏi của công tác quản lý nhà nước cũng như hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh trong và ngoài nước. Có hai lý do lý giải cho vấn đề này:

− Thứ nhất, các phòng ban chuyên môn của Sở rất ít, không đủ nhân lực để thu thập thông tin, hệ thống hóa thông tin một cách khoa học. Bản thân Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh chưa có website riêng của mình, điều này khiến cho lượng thông tin mà Sở muốn cung cấp cho các doanh nghiệp bị hạn chế phần nào.

− Thứ hai, việc mức độ minh bạch thông tin của Campuchia không cao cũng góp phần hạn chế việc thu thập và công bố thông tin của Sở và doanh nghiệp. Điều này có thể minh chứng qua hai chỉ số: chỉ số CPI (Corruption Perceptions Index – chỉ số nhận thức tham nhũng) của Tổ chức Transparency International và chỉ số Worldwide Press Freedom Index (chỉ số tự do báo chí) của Tổ chức Reporters Without Borders.

+ Chỉ số CPI là một chỉ số quan trọng phản ánh mức độ minh bạch tại một quốc gia. Nếu chỉ số càng cao, sự nhận thức của doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế của nước đó về tham nhũng là rõ ràng và sâu sắc, và ngược lại (Chỉ số này nằm trong khoảng giá trị 0 – 10, trong đó 10 là rất minh bạch, không có tham nhũng và 0 là mức độ tham nhũng cao nhất). Từ bảng 2.11, có thể nhận thấy mức độ minh bạch thông tin của Campuchia ở mức thấp, chỉ dao động ở mức 1,8/10 đến 2,2/10.

Bảng 2.11: Chỉ số CPI của Campuchia (2008 – 2013)

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Thứ hạng 166/180 158/180 154/178 164/182 157/174 160/175

Chỉ số CPI 1.8 2 2.1 2.1 2.2 2

Nguồn: Transparency International Organization

+ Ngoài ra, chỉ số tự do báo chí của Campuchia năm 2013 mà tổ chức Reporters Without Borders đưa ra là 41,81/100. Chỉ số này cho thấy mức độ công bố thông tin từ các doanh nghiệp trong nước cũng như từ các cơ quan nhà nước còn thấp, và khả năng khai thác sâu thông tin của báo chí Campuchia chưa được đánh giá cao.

+ Từ hai chỉ số trên có thể nhận định rằng, cho dù các doanh nghiệp tại Campuchia muốn tiếp cận với các thông tin cần thiết nhưng mức độ công khai thông tin còn hạn chế. Mặc dù các mặc doanh nghiệp có thể tra thông tin trên Internet, qua bản báo cáo thường niên, tiếp cận thông tin từ phía cơ quan quản lý nhà nước nhưng những thông tin mà họ tìm thấy thường là lạc hậu, không giúp nắm bắt được những diễn biến cũng như tình hình mới nhất của thị trường.

2.3.2.5. Công tác thị trường chưa toàn diện

Qua công tác kiểm tra và hướng dẫn thị trường, Sở Thương mại Thủ đô

Một phần của tài liệu chính sách phát triển thương mại của sở thương mại thủ đô phnom penh (Trang 83)