Thủ đô Phnom Penh

Một phần của tài liệu chính sách phát triển thương mại của sở thương mại thủ đô phnom penh (Trang 52)

Một trong những thế mạnh nữa của Phnom Penh là có rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng: du lịch đền chùa (chùa núi wat Phnom, chùa Bạc, chùa Unaloam), du lịch lịch sử (Bảo tàng Quốc gia, Cung điện Hoàng gia, tượng đài Độc lập, Đài tưởng niệm, Cánh đồng chết Choeung Ek, Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng), và các điểm du lịch khác (River front, Du lịch trên sông, Chợ đêm, Chợ Thom Thmey, Chợ Toul Tom Pong).

c. Dân số và lao động

− Dân số

Theo thống kê năm 2012, Phnom Penh, mật độ dân số 3.400người/ km2, và dân số là 2.301.725 người với 9 quận (Chamkarmon, Dangkao, Daun Penh, Meanchey, Prampi Makara, Rusey Keo, Sen Sok, Tuol Kork, và Porsenchey). Năm 2012, Phnom Penh có tỷ lệ hộ nghèo còn rất thấp 1,02% (so với cả nước là 20%) và thu nhập bình quân đầu người là 1.300USD/người/năm.

Thủ đô Phnom Penh có 90% là người Campuchia hoặc Khmer, có dân tộc thiểu số lớn là Trung Quốc, Việt Nam, và có một số dân tộc nhỏ như: Thái, Budong, Mnong Preh, Kuy, Chong, và Chams. Quốc giáo là Phật Giáo, và hơn 90% người dân tại Phnom Penh là Phật tử.

− Lao động

Thủ đô Phnom Penh là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của cả nước; cũng là nơi tập trung nguồn nhân lực có trình độ cao để áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh. Theo số liệu của Cục thống kê Quốc gia (Bộ kế hoạch Campuchia) năm 2012, 70,1% dân số trong độ tuổi lao động làm trong ngành dịch vụ, 24,7% dân số làm trong ngành công

nghiệp, chỉ có 5,2% dân số làm nông nghiệp. Tại thủ đô Phnom Penh, 42,9% dân số trong trong độ tuổi từ 15 đến 64 tuổi là công nhân viên chức, 50,3% dân số tự mở doanh nghiệp và kinh doanh.

Các số liệu trên cho thấy, thương mại của Thủ đô Phnom Penh sẽ thiên về mảng dịch vụ, số lượng các doanh nghiệp nhiều và tập trung vào phần dịch vụ giá trị gia tăng cho sản phẩm.

2.1.2. Tổng quan về thương mại Thủ đô Phnom Penh

Phnom Penh là trung tâm thương mại của đất nước Campuchia. Các hoạt động tại Thủ đô chủ yếu là các hoạt động dịch vụ, vận chuyển và phân phối hàng hóa. Ngoài Đặc khu kinh tế Phnom Penh và một số khu quy hoạch cho sản xuất thì hoạt động thương mại tại Thủ đô tập trung vào bán buôn, bán lẻ, các doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh chủ yếu làm dịch vụ.

Thứ nhất, tổng mức bán lẻ/ bán buôn và doanh thu dịch vụ hàng năm. Theo báo cáo của Cục Thống kế Quốc gia (Bộ kế hoạch Campuchia), tổng mức bán lẻ/ bán buôn và doanh thu dịch vụ năm 2010 của Thủ đô Phnom Penh là 7,5 tỷ Đô la Mỹ, chiếm 52,6% tổng mức bán lẻ/ bán buôn và doanh thu dịch vụ của cả nước. Năm 2011, tổng mức bán lẻ/ bán buôn và doanh thu dịch vụ của thủ đô là 80,1 tỷ Đô la Mỹ, chiếm 66,6%. Các số liệu cho thấy, tổng mức bán lẻ/ bán buôn và doanh thu dịch vụ của Thủ đô Phnom Penh tăng trưởng qua các năm, chiếm tỷ trọng lớn dần trong tổng mức bán lẻ/ bán buôn và doanh thu dịch vụ của cả nước. Tuy nhiên, nếu xét cả về mặt chi phí hàng năm thì có thể thấy Thủ đô Phnom Penh vẫn bị thâm hụt thương mại. Cụ thể, năm 2011, chi phí thương mại của Phnom Penh là 90,582 tỷ Đô la Mỹ. Điều này cho thấy thực tế rằng Campuchia nói chung và Thủ đô Phnom Penh nói riêng nhập khẩu rất nhiều nguyên vật liệu và hàng hóa, trong khi sản xuất nội địa lại thấp. Ngoài ra, nền kinh tế của Campuchia, trong đó có Thủ đô Phnom

Penh, đang chịu chi phí lớn trong ngành công nghiệp thứ cấp phụ trợ và công nghiệp kỹ nghệ dịch vụ. Để thúc đẩy và tăng hiệu quả của sản xuất nội địa, xóa bỏ nền kinh tế chi phí cao là một vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Campuchia.

Thứ hai, sự phát triển và đóng góp của các loại hình doanh nghiệp với thương mại Thủ đô. Một đặc điểm nổi bật tại Campuchia nói chung và Thủ đô Phnom Penh nói riêng là sự phát triển nhanh chóng về mặt số lượng các loại hình doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh. Trong các báo cáo kinh tế/ thương mại/ đầu tư hàng năm của Campuchia, có thể nhận thấy số lượng doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh được thành lập mới đều tăng qua các năm. Trong đó, Thủ đô Phnom Penh luôn dẫn đầu về số lượng doanh nghiệp và các sơ sở kinh doanh thành lập mới. Cụ thể, năm 2010 và 2011, Phnom Penh chiếm lần lượt 13,8% và 21% tổng số doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh được thành lập mới của cả nước. Các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh này chủ yếu được thành lập trong các ngành: Bán buôn, bán lẻ, và sửa chữa ô tô xe máy (chiếm 57,2% năm 2010 và 61,2% năm 2011); Sản xuất (chiếm 11,7% năm 2010 và 12,6% năm 2011); Hoạt động dịch vụ thực phẩm và nhà ở (chiếm 11,4% năm 2010 và 16,6% năm 2011). Các con số trên cho thấy, thương mại của Thủ đô Phnom Penh phát triển mạnh mẽ, các chính sách kinh tế đã phát huy tác dụng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội phát triển kinh doanh.

Thứ ba, chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Consumer Price Index). Chỉ số CPI của Thủ đô Phnom Penh từ năm 2008 đến 2013 có sự thay đổi mạnh mẽ. Sau khi đạt chỉ số rất cao vào năm 2008, khi kinh tế thế giới khủng hoảng, Thủ đô Phnom Penh cũng bị ảnh hưởng rất nặng nề về mặt kinh tế do hoạt động thương mại của Phnom Penh phụ thuộc vào việc xuất khẩu hàng hóa (chủ yếu là hàng may mặc) và nhập khẩu các nguyên vật liệu cho sản xuất và xây dựng

đến/ từ các nước khác. Do vậy, năm 2009, chỉ số CPI của Phnom Penh dưới

Một phần của tài liệu chính sách phát triển thương mại của sở thương mại thủ đô phnom penh (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w