Xuất các biện pháp tạo động lực nhằm giảm thiểu nhân viên nghỉ việc

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tạo động lực làm việc nhằm giảm thiểu nhân viên nghỉ việc tại khách sạn Sofitel PlazaSaigon (Trang 81)

6. Bố cục của luận văn

3.3. xuất các biện pháp tạo động lực nhằm giảm thiểu nhân viên nghỉ việc

NHÂN VIÊN NGHỈ VIỆC TẠI KS SOFITEL PLAZA SAIGON

Nhân viên đang làm việc tại khách sạn Sofitel Plaza Saigon chịu tác động bởi nhóm các nhân tố duy trì nhiều hơn là nhóm các nhân tố động viên, qua phân tích và đánh giá thực trạng ở chƣơng 2, tác giả xin đƣợc đƣa ra một số đề xuất nhƣ sau:

3.3.1. Nhóm các nhân tố tạo động lực làm việc KẾT QUẢ CÔNG VIỆC KẾT QUẢ CÔNG VIỆC

Kết quả khảo sát cho thấy cho thấy kết quả công việc có tác động rất lớn đến động lực làm việc của nhân viên ở các bộ phận phòng, bếp, ẩm thực, kỹ thuật và nhân sự, do vậy, tác giả đề xuất tăng cƣờng những biện pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên ở các bộ phận này nhƣ sau:

Thứ nhất, đánh giá lại năng lực của nhân viên, nếu nhận thấy họ thiếu kỹ

năng thì phải giải thích rõ ràng cho họ hiểu và tiến hành đào tạo thêm.

Thứ hai, xây dựng bảng khảo sát điều tra xem nhân viên có điều gì chƣa hài

khách sạn, ý kiến của nhân viên về kết quả mà mình đạt đƣợc và những mong muốn của họ.

SỰ THĂNG TIẾN

Nhân tố thăng tiến có ảnh hƣởng lớn đến động lực làm việc của nhân viên bộ phận bếp, phòng, ẩm thực, lễ tân, tài chính, kỹ thuật và trung tâm chăm sóc sức khỏe, do vậy, tác giả đề xuất tăng cƣờng những biện pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên ở các bộ phận này nhƣ sau:

Thứ nhất, khách sạn và các trƣởng bộ phận cần nghiên cứu lại các điều kiện

để nhân viên làm việc tốt có thể có cơ hội thăng tiến và công bố cho tất cả nhân viên biết rõ ràng để họ phấn đấu làm việc hết mình và có trách nhiệm vì khách sạn.

Thứ hai, nghiên cứu và đƣa thêm vào chính sách của khách sạn một số điều

khoản về thăng tiến (Nhƣ tăng chức vụ) cho một số đối tƣợng nhất định, trong thực tế vẫn có một số nhân viên xem trọng sự thăng tiến hơn là tiền thƣởng.

BẢN CHẤT CÔNG VIỆC

Chỉ có một số lƣợng rất ít nhân viên ở bộ phận phòng (Khoảng 8,4%) và bộ phận nhân sự (Khoảng 14,3%) cho là bản chất công việc có ảnh hƣớng lớn đến động lực làm việc của họ, do vậy, tác giả đề xuất tăng cƣờng những biện pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên ở các bộ phận này nhƣ sau:

Thứ nhất, lập ra danh sách các yếu tố mà nhân viên cho là góp phần làm

công việc của mình nhàm chán hay mất đi sự thú vị vốn có của nó bằng cách phỏng vấn trực tiếp hay lập bảng câu hỏi khảo sát hoặc bỏ phiếu kín vào thùng và không nên ghi họ tên cụ thể của nhân viên để kết quả đánh giá mang tính khách quan và trung thực hơn.

Thứ hai, làm cho nhân viên yêu thích công việc của mình hơn bằng cách

nghiên cứu và giao quyền cho nhân viên để họ thoải mái thực hiện và hoàn thành công việc của mình (Tƣơng tự nhƣ hình thức quản trị chất lƣợng toàn diện). Khi nhân viên hoàn toàn có đủ quyền quyết định và hoàn thành công việc của mình thì sự yêu thích công việc của họ sẽ tăng lên.

SỰ CÔNG NHẬN

Một số nhân viên ở bộ phận ẩm thực, bếp, lễ tân và phòng cho rằng sự công nhận có ảnh hƣởng lớn đến động lực làm việc của họ, do vậy, khách sạn nên lập hệ thống đánh giá kết quả làm việc của nhân viên một cách rõ ràng, minh bạch, công khai và khách quan, tiến hành đƣa ra những hình thức khen thƣởng xứng đáng với những thành quả mà nhân viên đã đạt đƣợc. Khi những nổ lực của mình thu đƣợc những kết quả nhƣ mong đợi, chắc chắn rằng nhân viên sẽ tiếp tục cố gắng hơn nữa hoàn thành mục tiêu của cá nhân mình và của khách sạn đề ra.

SỰ PHÁT TRIỂN

Hầu hết những đánh giá về sự phát triển ảnh hƣởng đến động lực làm việc của nhân viên khách sạn mang đều thu đƣợc kết quả tích cực, chỉ có một số lƣợng rất nhỏ ở bộ phận phòng (6%), bộ phận lễ tân (5,7%), ẩm thực (4,9%) và bếp (4,1%) cho rằng nhân tố này có ảnh hƣởng đến động lực làm việc của họ. Điều này chứng tỏ một điều rằng quy trình làm việc tại khách sạn rất chuyên nghiệp và đƣợc đa số nhân viên đánh giá cao, công việc tại khách sạn đã giúp cho nhân viên có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng để phát triển năng lực cá nhân mình.

Tuy nhiên, sự phát triển của nhân viên lại xuất phát từ việc tạo điều kiện của các nhà quản lý, nếu các nhà quản lý khách sạn không tạo điều kiện thì nhân viên cũng không thể phát triển năng lực cá nhân của họ đƣợc, tạo điều kiện có thể là yếu tố vật chất (Mua đủ trang thiết bị và nguyên vật liệu cho nhân viên làm việc), tinh thần (Động viên nhân viên để họ có động lực làm việc). Do đó, cần phải kết hợp các nhân tố để có kết quả đồng bộ với nhau khi xây dựng chính sách, đó là nhân tố bản chất công việc, sự công nhận, sự thăng tiến và sự phát triển.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tạo động lực làm việc nhằm giảm thiểu nhân viên nghỉ việc tại khách sạn Sofitel PlazaSaigon (Trang 81)