Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tình hình tài chính công ty tnhh dua-dua (Trang 41)

5. Kết cấu khóa luận

2.1.4.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban

Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tiếp nhận các chính sách cấp trên để thực hiện trên toàn doanh nghiệp, tổ chức quản lý các hoạt động hành chính, quản lý số lượng nhân viên…

Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ dự đoán về thị trường xuất nhập khẩu, từ đó đưa ra kế hoạch về xuất nhập khẩu hang năm và chu kỳ, thực hiện việc vận chuyển hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu về cảng và đến các cơ sở của công ty.

Phòng cung ứng thu mua: dựa trên kế hoạch do phòng kế hoạch đặt ra và dựa trên nhu cầu thực tế, phòng cung ứng thu mua tiến hành thực hiện kế hoạch thu mua của doanh nghiệp, nghiên cứu kỹ kế hoạch sản xuất kinh doanh và chiến lược phát triển của doanh nghiệp để kịp thời đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Phòng tài chính kế toán: hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ các hoạt động văn phòng của công ty; chịu trách nhiệm kiểm tra xác

33

định tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của các chứng từ thanh toán: phải kịp thời báo cáo giám đốc các trường hợp chứng.

2. .5 Đặc đi m ho t đ ng s n xuất kinh doanh

2. .5. Lĩnh vực ho t đ ng của công ty TNHH DUA- DUA

Công ty TNHH Dua – Dua hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản và phân phối các sản phẩm nông sản tươi cũng như đã qua chế biến. Tùy theo từng mùa vụ mà công ty có các mặt hàng khác nhau. Ngoài ra công ty còn hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hoa quả và bánh kẹo.

2.1.5.2 Mặt hàng kinh doanh của công ty TNHH DUA – DUA

Dưới đây là một số mặt hàng tiêu biểu của công ty:

Bảng 2.1: Danh mục một số hàng bán của công ty

STT Tên mặt hàng 1 Cam 2 Cherries 3 Bơ 4 Dưa hấu 5 Dưa bao tử đóng lọ 6 Dứa đóng lon 7 Hạt dẻ 8 Kiwi 9 Lê Corrella 10 Măng rừng 11 Nho đen 12 Nho đỏ 13 Nho xanh

14 Nông sản khô các loại

15 Nấm hương

34

2.2. Đánh giá chung về hoạt động tài chính và kinh doanh của công ty.

2.2.1. Khách hàng và nhà cung cấp 2.2.1.1. Khách hàng của công ty

Khách hàng của công ty hiện nay chủ yếu tập trung ở thành phố Hà Nội chiếm hơn 50% lượng khách hàng của công ty. Ngoài ra công ty còn có một số lượng khách hàng ở các tỉnh khác như: Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải phòng… Trụ sở của công ty đặt ngay tại Hà Nội vì vậy công tác bán hàng của công ty phần nào bị phân tán, không tập trung, gây khó khăn trong việc quản lý mạng lưới bán hàng. Tuy nhiên điều gây bất lợi nhất hiện nay từ phía khách hàng ảnh hưởng đến công tác bán hàng của công ty đó là sự chậm trễ trong việc thanh toán tiền hàng, điều này đã làm cho một lượng vốn tương đối lớn của công ty bị ứ đọng khắp nơi, đề nghị công ty cần có các biện pháp kịp thời để khắc phục tình trạng này.

2.2.1.2. Các nhà cung ứng

Hiện tại sản phẩm kinh doanh của công ty được nhập khẩu chủ yếu từ các nước như Pháp, Thái Lan, Scotland, Mỹ…trong đó chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm rượu của nước Pháp, đặc biệt các sản phẩm rượu vang có xuất xứ từ Pháp rất được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng. Các sản phẩm rượu nhập khẩu của công ty đều có nguồn gốc từ những quốc gia có nền công nghiệp phát triển do vậy các măt hàng nhập khẩu từ các quốc gia này rất đảm bảo chất lượng.

Các sản phẩm hoa quả nhập khẩu của công ty khá phong phú đa dạng, giá cả hợp lý phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng từ người có thu nhập trung bình đến người có trung bình và thu nhập cao. Công ty hiện đang tích cực trong việc tìm hiểu những thị trường mới với các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng của khách hàng.

35

2.2.2. Các nhân t nh hưởng đến ho t đ ng tài chính t i công ty TNHH DUA-DUA

Hoạt động tài chính của doanh nghiệp chịu tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau. Để có cái nhìn tổng quát ta xem xét lần lượt các yếu tố của môi trường bên ngoài và môi trường bên trong doanh nghiệp.

2.2.2.1. Các nhân t bên ngoài: 2.2.2.1.1. Môi trường pháp ý: 2.2.2.1.1. Môi trường pháp ý:

Nền kinh tế thị trường ở nước ta có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, do đó các doanh nghiệp hoạt động vừa bị chi phối bởi các quy luật của thị trường vừa chịu sự tác động của cơ chế quản lý của nhà nước. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nói chung chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường pháp lý.

Trước hết là quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp. Đây là căn cứ quan trọng để giải quyết kịp thời những vướng mắc về cơ chế quản lý tài chính nảy sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời nó cũng là tiền đề để thực hiện nguyên tắc hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp. Rõ ràng với một cơ chế quản lý tài chính chặt chẽ, có khoa học, hợp quy luật thì việc quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ đạt kết quả cao, hạn chế được sự thất thoát vốn.

Bên cạnh đó nhà nước thường tác động vào nền kinh tế thông qua hệ thống các chính sách, đó là công cụ hữu hiệu của nhà nước để điều tiết nền kinh tế. Các chính sách kinh tế chủ yếu là chính sách tài chính, tiền tệ. Nhà nước sử dụng các chính sách này để thúc đẩy hoặc kìm hãm một thành phần kinh tế, một ngành kinh tế hay một lĩnh vực nào đó. Một doanh nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực mà được nhà nước hỗ trợ hoặc có được các chính sách thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của mình thì hiệu qủa hoạt động của nó sẽ cao hơn việc đầu tư vốn có khả năng thu lợi nhuận cao hơn.

36

2.2.2.1.2. Các yếu t củ thị trường:

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng những cơ hội thách thức trên thị trường sẽ tác động lớn đến sự thành bại của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ít có đối thủ cạnh tranh hoặc có ưu thế vượt chội so với đối thủ cạnh tranh thì khả năng thu lợi nhuận lớn của doanh nghiệp đó là lớn. Điều này thể hiện rất rõ trong các doanh nghiệp hoạt động trong ngành độc quyền của nhà nước. Ngược lại với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ít có cơ hội phát triển và gặp sự cạnh tranh gay gắt của đối thủ cạnh tranh thì hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đó sẽ thấp. Môi trường cạnh tranh không chỉ tác động đến hiệu quả của doanh nghiệp trong hiện tại mà còn trong tương lai. Bởi vì nếu doanh nghiệp có được thắng lợi ban đầu trong cuộc cạnh tranh thì họ sẽ tạo được ưu thế về vốn, về uy tín, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh trong tương lai.

2.2. . Các yếu t bên trong do nh nghiệp: 2.2.2.2.1. Kh năng qu n ý củ do nh nghiệp:

Đây là yếu tố tác động mạnh nhất đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp.Trong một môi trường ổn định thì có lẽ đây là yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp . Quản lý trong doanh nghiệp bao gồm quản lý tài chính và các hoạt động quản lý khác.

Trình độ quản lý tài chính thể hiện ở việc xác định cơ cấu vốn, lựa chọn nguồn cung ứng vốn, lập kế hoạch sử dụng và kiểm soát sự vận động của luồng vốn.

Bên cạnh công tác quản lý tài chính, chất lượng của hoạt động quản lý các lĩnh vực khác cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn. Chẳng hạn như là chiến lược kinh doanh, chính sách quản lý lao động, quan hệ đối ngoại.

2.2.2.2.2. Ngành nghề inh do nh:

Một doanh nghiệp khi thành lập phải xác định trước cho mình một loại nghành nghề kinh doanh nhất định. Những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Để lựa chọn được loại hình kinh doanh thích hợp đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến

37

hành nghiên cứu phân tích môi trường, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của mình. Với những lĩnh vực kinh doanh rủi ro thấp, lợi nhuận cao, ít có doanh nghiệp có khả năng tham gia hoặc lĩnh vực đó được sự bảo hộ của nhà nước, thì hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đó có khả năng cao hơn.Trong quá trình hoạt động, sự năng động sáng tạo của các doanh nghiệp trong việc lựa chọn sản phẩm, chuyển hướng sản xuất, đổi mới cải tiến sản phẩm cũng có thể làm tăng hiệu quả hoạt động tài chính. Nếu doanh nghiệp biết đầu tư vào việc nghiên cứu thiết kế sản phảm mới phù hợp với thị hiếu hoặc là đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh béo bở thì sẽ có khả năng thu lãi lớn.

2.2.2.2.3.Trình đ ho học công nghệ và đ i ngũ o đ ng trong do nh nghiệp:

Khoa học công nghệ và đội ngũ lao động là những yếu tố quyết định đến sản phẩm của doanh nghiệp nó tạo ra sản phẩm và những tính năng ,đặc điểm của sản phẩm. Có thể nói những yếu tố này quyết định kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Sử dụng vốn là để mua sắm máy móc thiết bị và thuê nhân công để sản xuất đầu ra. Công nghệ hiện đại đội ngũ lao động có tay nghề cao thì sẽ làm việc với năng suất cao chất lượng sản phẩm tốt, giá thành hạ và doanh nghiệp có khả năng thu lợi nhuận cao. Tuy nhiên để có được dây chuyền thết bị hiện đại thì doanh nghiệp phải đầu tư vốn lớn. Do đó doanh nghiệp phải tính toán lựa chọn công nghệ phù hợp với chi phí hợp lý để làm tăng hiệu quả sử dụng vốn.Trong điều kiện cạnh tranh doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ để tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình.

2.2.2.2.4. Qui mô v n của doanh nghiệp:

Trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động có khả năng tìm ra cho mình những hướng đi thích hợp. Muốn vậy doanh nghiệp phải có nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu về chi phí cho việc thay đổi công nghệ, chi phí nghiên cứu. Với nguồn vốn lớn doanh nghiệp có thể tận dụng được những cơ hội kinh doanh mới, đầu tư vào những lĩnh vực có lợi nhuận cao và tạo được ưu thế trên thị trường.

38

2.3. Phân tích thực trạng tài chính công ty TNHH DUA - DUA

2.3.1 Phân tích kh năng cân đ i v n

Bảng 2.2: Phân tích khả năng cân đối vốn qua 3 năm 2011 - 2013

(Nguồn Tổng hợp từ báo cáo tài chính các năm 2011, 2012, 2013)

CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch(2012 - 2011) Chênh lệch(2013 -2012)

Tuyệt đối Tƣơng đối(%) Tuyệt đối Tƣơng đối(%)

1. Nợ phải trả Đồng 82,706,570,881 82,392,565,493 89,895,230,223 (314,005,388) 0.9962034 7,502,664,730 1.09106 2. Tổng tài sản Đồng 91,480,836,099 91,097,658,347 100,819,625,831 (383,177,752) 0.9958114 9,721,967,484 1.10672 3. Lợi nhuận trƣớc

thuế và lãi vay EBIT Đồng 4,038,805,688 4,040,956,077 6,434,500,683 2,150,389 1.0005324 2,393,544,606 1.592321

4. Lãi vay Đồng 1,069,012,789 1,469,000,789 1,529,030,404 399,988,000 1.3741658 60,029,615 1.040864

5. Lợi nhuận trƣớc

thuế Đồng 2,969,792,899 2,571,955,288 4,905,470,279 (397,837,611) 0.8660386 2,333,514,991 1.907292

Hệ số nợ(1/2) Lần 0.9041 0.9044 0.8916 0.0004 (0.0128)

Khả năng thanh

39

2.3.1.1 Tỷ s nợ trên tổng tài s n

Ta thấy tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty tăng nhẹ ở năm 2012 và giảm tương đối ở năm 2013. Hệ số nợ cho thấy khả năng huy động vốn nợ của công ty. Hệ số này cao cho thấy uy tín trên thị trường đi vay cao, nhưng đánh đổi với khả năng huy động nợ cao đó là khả năng thanh toán nợ khi đến hạn. Tý số nợ trên tổng tài sản của donh nghiệp phản ánh mức độ đảm bảo đối với chủ nợ. Qua bảng số liệu trên ta thấy hệ số nợ qua 3 năm có sự biến động tăng vào năm 2012 nhưng giảm xuống vào năm 2013 điều này là tốt cho doanh nghiệp. Cụ thể: năm 2011 hệ số nợ là 0,9041 lần, đến năm 2012 hệ số nợ tăng lên đến 0.9044 lần, múc tăng là 0.0004 lần, điều này là không tốt cho doanh nghiệp. Hệ số tăng sẽ tác động không tốt đến khả năng đầu tư của doanh nghiệp và khả năng thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư khác vào doanh nghiệp. Tuy nhiên mức tăng không đáng kể nên sự ảnh hưởng này cũng không tác động sâu sắc tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đến năm 2013 thì hệ số nợ giảm xuống còn 0.8916 lần, mức giảm là 0,0128 lần. Điều này là phù hợp với chính sách quản lý vốn của công ty trong năm 2013, khi lãi suất cho vay của ngân hàng tăng công ty đẩy mạnh chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp, giảm nguồn vốn vay ngân hàng để giảm thiểu chi phí. Hệ số nợ giảm là dấu hiệu tốt mà doanh nghiệp cần duy trì, bởi vì hệ số nợ giảm thì uy tín hay sự đảm bảo cho các đối tác làm ăn hay các nhà đầu tư của doanh nghiệp ngày càng được nâng lên.

Từ tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty ta suy ra được khả năng độc lập tài chính. Khả năng độc lập tài chính cho thấy khả năng tự chủ của công ty trong sản xuất kinh doanh. Với đặc thù là công ty trách nhiệm hữu hạn, khoản chi phí của việc huy động vốn chủ sở hữu được chi trả theo kì vọng của chủ sở hữu công ty. Khả năng tụ chủ vốn cao giúp công ty có thể linh hoạt trong việc sử dụng nguồn vốn để đầu tư tài sản mà không phải chịu súc ép của việc thanh toán lãi vay và gốc vay. Tuy nhiên, muốn chủ sở hữu tăng nguồn vốn này thì đòi hỏi chi phí trả cho những người góp vốn phải cao hơn lã suất đầu

40

tư trên thị trường, vì thế công ty sử dụng chính sách thanh toán mới với nhà cung cấp để nhằm đảm bảo khả năng trả nợ. Ta thấy khả năng tự chủ tài chính của công ty sau 3 năm tăng từ 9,66%(2011) lên 13,74%(2013) điều này cho thấy công ty đang đàn thể hiện được khả năng tự chủ tài chính của mình.

2.3.1.2 Kh năng th nh toán ãi v y

Khả năng thanh toán cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi vay hàng năm của doanh nghiệp. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy khả năng thanh toán lãi vay của công ty có biến động qua các năm. Khả năng thanh toán lãi vay của năm 2011 là 3,78 lần, năm 2012 giảm xuống còn 2,75 lần mức giảm là 1,03 lần. Tuy nhiên năm 2013 lại tăng lên 4,21 lần mức tăng 1,46 lần.

Nhận xét:

Trong tổng nguồn v n của công ty, nguồn v n i vay luôn chi m 85% tổng nguồn v n. Đòn bẩy tài chính của công ty rất cao tuy nhiên vẫn chưa sử dụng triệt do chi phí phát sinh trong quá trình s n xuất inh doanh còn cao, ặc biệt là chi phí giá v n hàng bán và chi phí qu n lý doanh nghiệp.

Kh năng thanh toán lãi vay của công ty TNHH DUA – DUA trong năm 2012 ã gi m 1,03 lần so với năm 2011. Điều này là do năm 2012, hủng ho ng ti p tục bùng phát, lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng rất cao, có lúc lên n 22% - 23% hi n cho chi phí i vay của các doanh nghiệp ều tăng cao. Tuy nhiên sang năm 2013 thì tình có vẻ ổn ịnh hơn do Ngân hàng Nhà nước quy ịnh về mức trần lãi suất thì cái h năng thanh toán lãi vay cao hơn tăng 1,46% so với năm 2012. Đó là một dấu hiệu t t cho công ty.

2.3.2. Phân tích kết qu ho t đ ng kinh doanh của công ty TNHH DUA – DUA nă 0 1-2013.

Công ty TNHH DUA – DUA với quá trình hình thành và phát triển gần 10 năm là tiền đề lớn khiến công ty có thị trường ổn định trên toàn thành phố. Những năm trước đây, hoạt động kinh doanh của công ty hoạt động ổn định và ở mức trung bình. Để thấy được tình hình hoạt động sán xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tình hình tài chính công ty tnhh dua-dua (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)