Kỳ thu tiền bình quân

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tình hình tài chính công ty tnhh dua-dua (Trang 65)

5. Kết cấu khóa luận

2.3.4.2. Kỳ thu tiền bình quân

Trong phân tích tình hình tài chính ký thu tiền bình quân sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày.

Qua số liệu phân tích khả năng hoạt động ta thấy kỳ thu tiền bình quân qua 3 năm có sự biến động . Điều này có nghĩa là kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp chậm. Năm 2011 là 84 ngày, đến năm 2012 kỳ thu tiền là 94 ngày, và năm 2013 giảm và kỳ thu tiền là 88 ngày, mức giảm là 11 ngày. Kỳ thu tiền giảm xuống chứng tỏ các khoản phải thu giảm xuống, điều này rất tốt cho doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp cần phải tiếp tục giữ vững và phát huy.

57

2.3.5. Phân tích kh năng sinh ời

Bảng 2.7: Phân tích khả năng sinh lời qua 3 năm 2011 - 2013

(Nguồn Tổng hợp từ báo cáo tài chính các năm 2011, 2012, 2013)

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2012 Chênh lệch

(2012-2011)

Chênh lệch (2013-2012) 1. Doanh thu thuần Đồng 69,539,357,700 58,471,345,056 77,026,093,428 (11,068,012,644) 18,554,748,372

2. Lợi nhuận sau

thuế Đồng 2,227,344,674 1,928,966,466 3,679,102,709 (298,378,208) 1,750,136,243

3. Tổng tài sản Đồng 91,480,836,099 91,097,658,347 100,819,625,831 (383,177,752) 9,721,967,484

4.Vốn chủ sở hữu Đồng 8,774,265,218 8,705,092,854 10,924,395,608 (69,172,364) 2,219,302,754

Tỷ suất sinh lời của

Doanh thu ROS(2/1) % 3.20 3.30 4.78 0.10 1.48

Tỷ suất sinh lời của

Tài sản ROA(2/3) % 2.43 2.12 3.65 -0.32 1.53

Tỷ suất sinh lời của

58

2.3.5.1. Phân tích kh năng sinh ãi trên do nh thu(ROS).

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu của công ty TNHH DUA – DUA tăng qua các năm . Năm 2011, tỷ suất sinh lời trên doanh thu của công ty là 3,2%, năm 2012 tăng lên 3,3% và tăng mạnh ở năm 2013 lên tới 4,78%., tăng 1,47% so với năm 2012. Tỷ suất này cho ta thấy sẽ có 3,2 đồng lợi nhuận thu về sau thuế trên 100 đồng doanh thu ở năm 2011, năm 2012 là 3,3 đồng và năm 2013 là 4,78 đồng. Trong khi nền kinh tế đang gặp khó khăn trong giai đoạn này, hành loạt doanh nghiệp đóng cửa, thua nổ và phá sản thì công ty vẫn tạo ra một mức lợi nhuận dương , mặc dù các khoản chi phí và giảm trừ không nhỏ. Như vậy chứng tỏ công ty đang hoạt động có hiệu quả

2.3.5.2. Phân tích kh năng sinh ãi trên tổng tài s n(ROA).

Tỷ số này đựơc tính ra bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế của kỳ báo cáo(có thể là 1 tháng, 1 quý, nữa năm, hay một năm) chia cho tổng tài sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ . Đây là một chỉ tiêu hợp nhất dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư

Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ suất sinh lãi của tài sản doanh nghiệp qua các năm biến động tăng, giảm không ổn định : Năm 2011 tỷ suất sinh lời là 2,43%, điều này có nghĩa là năm 2011 cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra 2,43 đồng. Năm 2012 tỷ suất sinh lãi là 2,12% giảm 0,32% so với năm 2011.Điều này có nghĩa năm 2012 cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra 2,12 đồng và giảm 0,32 đồng so với năm 2011, đây là một dấu hiệu tiêu cực của doanh nghiệp, vì tỷ suất sinh lãi trên tổng tài sản biến động của doanh nghiệp do 2 khoản mục tác động trực tiếp, đó là khoản lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản của doanh nghiệp nhưng năm 2012 tổng tài sản giảm 0,4% so với năm 2011 trong khi đó khoản lợi nhuận sau thuế tăng 13,4% so với năm 2011, nên đã làm cho tỷ suất sinh lãi trên tổng tài sản giảm, do vậy mà doanh nghiệp cần đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của mình, tuy là năm 2012 doanh nghiệp không sử dụng tốt công suất của tài sản để mang lại một tỷ suất sinh lãi cao làm cho doanh nghiệp thu thêm lợi nhuận, nhưng sang đến năm 2013

59

thì doanh nghiệp đã quan tâm giải quyết kịp thời, đã đưa ra nhiều chính sách về quản lý tài chính, điều chỉnh cơ cấu lại tài sản lưu động, xem xét lại vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trên, vì vậy năm 2013 tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản là 3.65% tăng 1,53% so với năm 2012. Điều này có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra 3,65 đồng, đây là một sự nổ lực lớn của doanh nghiệp tuy là chưa khắc phục được nhưng doanh nghiệp đã khôi phục được tình trạng sử dụng tài sản hiệu quả thấp của năm 2012,thành tích của doanh nghiệp được thể hiện là năm 2013 tỷ lệ lợi nhuận sau thuế tăng 90% so với năm 2012, trong khi đó tỷ lệ tổng tài sản tăng 10,7% so với năm 2012, qua đó cho ta thấy tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của tổng tài sản. Qua đó cho ta thấy doanh nghiệp đã cố gắng rất nhiều để tăng hiệu quả sử dụng tài sản của mình nhưng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản vẫn thấp vì vậy doanh nghiệp cần phải khắc phục một số yếu điểm và tăng cường khai thác sử dụng tốt công suất của tài sản doanh nghiệp để mang lại hiệu quả cao .

2.3.5.2. Phân tích kh năng sinh ãi trên tổng v n chủ sở hữu(ROE).

Doanh nghiệp hoạt động chủ yếu dựa trên vốn chủ sở hữu đây là nguồn vốn quan trọng của doanh nghiệp vì vậy chúng ta tìm hiểu về khả năng sinh lợi của nó. ROE phản ánh mức sinh lợi của một đồng vốn chủ sở hữu-Mức tăng giá trị tài sản cho các chủ sở hữu .

Qua bảng số liệu ta thấy tỷ suất sinh lãi trên tổng nguồn vốn chủ sở hữu biến động không ổn định trong 3 năm qua. Năm 2011 vốn chủ sở hữu là 8.774.285.218 đồng. Năm 2012 vốn chủ sở hữu là 8.705.092.854 đồng giảm 69.172.364 đồng tương ứng tăng 0.8% so với năm 2011, lợi nhuận sau thuế năm 2012 là 1.928.966.466 đồng giảm 298.378.208 đồng tương ứng 13.4% vì vậy đã làm cho tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu năm 2012 giảm so với năm 2011 cụ thể là năm 2012 tỷ lệ sinh lãi trên vốn chủ sở hữu là 0,25% giảm 0.03% so với năm 2011. Điều này cho thấy năm 2012 cứ bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu thì sẽ thu lợi được 0,25 đồng lợi nhuận(và nó giảm so với năm 2012 là 0,03 đồng) .Qua đó cho ta biết rằng năm 2012 doanh nghiệp đã sử

60

dụng nguồn vốn chủ sở hữu kém hiệu quả hơn. Sang đến năm 2013 thì tỷ suất sinh lợi là 0.34% tăng 0.12% so với năm 2012. Điều này có nghĩa là năm 2013 cứ bỏ ra 100 đồng vốn thì sẽ đem lại 0,34 đồng lợi nhuận(tăng 0,12 đồng so với 2012) đây là một thành tích mà doanh nghiệp đã phấn đấu vì năm 2013 tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế tăng nhanh so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu,doanh nghiệp đã đưa ra các biện pháp để tăng lợi nhuận của mình làm tỷ suất sinh lãi. Doanh nghiệp cần phát huy và đưa ra các biện pháp để quản lý nguồn vốn tốt hơn trong thời gian tới.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng tài chính của công ty TNHH DUA - DUA

2.4.1. Kết qu đ t được

Sau hơn 8 năm đi vào hoạt động trải qua rất nhiều những khó khăn và thách thức, công ty TNHH DUA- DUA đã dần hoàn thiện và khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Để có được những thành công ngày hôm nay tập thể cán bộ công nhân viên cũng như ban lãnh đạo công ty đã phải nỗ lực hết mình, luôn cố gắng tìm ra những phương thức mới để có thể cạnh tranh được trong nền kinh tế thị trường vốn rất khốc liệt và xây dựng công ty ngày càng lớn mạnh.

Có thể đánh giá một cách tổng quát những thành tựu mà công ty đã đạt được trong thời gian qua như sau:

Thứ nhất là im ng ch nhập hẩu hông ngừng gia tăng qua các năm.

Trong những năm gần nhìn chung hiệu quả nhập khẩu hàng hoá của công ty đã được cải thiện một cách đáng kể, dẫn đến những kết quả đáng ghi nhận. Kim ngạch nhập khẩu tăng đều qua các năm và luôn tăng với tốc độ cao, chủng loại hàng hoá kinh doanh ổn định và luôn được chú tâm thay đổi cơ cấu sao cho phù hợp với thị trường, đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Có được những kết quả này là do sự phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ, ban giám đốc và nhân viên trong công ty, đặc biệt có sự đóng góp lớn của phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Đồng thời đó là sự phối hợp đồng bộ phận trong công ty và sự nhạy bén trong kinh doanh của ban giám đốc công ty.

61

Thứ hai là hiệu qu sử dụng v n ã ược nâng cao rõ rệt. Nguồn vốn được sử dụng hiệu quả hơn thể hiện ở lợi nhuận trên tổng nguồn vốn. Hiệu quả sử dụng con người cũng được cải thiện một cách đáng kể. Như một tất yếu, khi mà trình độ người lao động được nâng cao và họ có nhiều cơ hội để chứng tỏ khả năng của mình hơn thì hiệu quả kinh doanh sẽ được nâng cao.

Thứ ba là uy tín của công ty trên thị trường trong nước ngày càng ược nâng cao.Trong thời gian qua công ty đã nhập khẩu được những mặt hàng đáp ứng tốt về chất lượng, tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu trong nước. Điều này chứng tỏ công tác nghiên cứu thị trường của công ty là khá tốt. Công ty cũng đã chú trọng tăng cường các mối quan hệ với khách hàng không ngừng nâng cao trách nhiệm của mình trong hoạt động kinh doanh, do đó kim ngạch nhập khẩu, doanh số bán hàng nhập khẩu và khả năng tiêu thụ hàng nhập khẩu thời gian qua của công ty đều tăng.

Thứ tư là mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như thị trường nhập hẩu. Thời gian qua công ty đã không ngừng tìm mọi biện pháp đẩy mạnh kinh doanh, cố gắng tạo ưu thế trên thị trường, ngày càng mở rộng thêm thị trường nhập khẩu, thị trường tiêu thụ, phát triển thêm cả những bạn hàng trong nước và quốc tế. Công ty đã tiến hành nhập khẩu được hàng hóa từ nhiều nước, tạo được mối quan hệ bạn hàng lâu dài với nhiều hãng nổi tiếng trên thế giới, từ đó đã được hưởng ưu đãi của bạn hàng trong quá trình thanh toán, đồng thời trong quá trình hoạt động công ty không ngừng tích luỹ kinh nghiệm nâng cao uy tín của mình cũng như nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Công ty đã chứng tỏ khả năng phát triển của mình thông qua chỉ tiêu lợi nhuận không ngừng tăng. Điều này chứng tỏ công ty đã tạo cho mình hướng đi đúng đắn, áp dụng các biện pháp tích cực, có hiệu quả trong kinh doanh, đặc biệt kinh doanh xuất nhập khẩu.

Với sự linh hoạt và nhạy bén trong quản lý kinh doanh, chấp nhận sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời xác định đúng đắn mặt mạnh và mặt yếu của mình để xây dựng mục tiêu, phương hướng kinh doanh hợp lý. Đội ngũ cán bộ kinh doanh của Công ty luôn coi

62

trọng công tác marketing nhằm đáp ứng được hai mục tiêu là kinh doanh để mang lại hiệu quả cao và tự học tập để nâng cao khả năng nhận thức, trình độ quản lý phù hợp với công việc, xây dựng ý thức làm việc thực hiện tốt mọi hoạt động của công ty.

Tóm lại hiệu quả nhập khẩu của Công ty TNHH DUA - DUA đã và đang được củng cố. Mặc dù kinh nghiệm thương trường của công ty được tích lũy qua từng năm chưa cao nhưng cùng với sự lãnh đạo, quản lý giám sát của ban giám đốc công ty cùng với đội ngũ cán bộ kinh doanh trẻ nắm vững kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại công ty chắc chắn sẽ ngày càng phát triển, các mối quan hệ với khách hàng trong và ngoài nước sẽ ngày càng được tạo lập và củng cố.

2.4.2. Những tồn t i và h n chế

Để đánh giá đúng đắn về hiệu quả nhập khẩu hàng hoá của công ty trong thời gian vừa qua, bên cạnh việc chỉ ra được những thành tựu của công ty đã đạt được, chúng ta không thể không đề cập đến những khó khăn vẫn còn tồn tại để từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục, từng bước hoàn thiện hơn nữa hiệu quả nhập khẩu của công ty để thúc đẩy công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ trong sự cạnh tranh đầy khốc liệt của cơ chế thị trường. Những tồn tại trong công ty thời gian qua có thể kể đến bao gồm:

Một là chi phí phát sinh trong quá trình inh doanh còn há cao. Thời gian thực hiện một hợp đồng là khá dài thường phải từ 3 đến 6 tháng. Điều này làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Một số mặt hàng khi nhập về được đến trong nước thì nhu cầu đã bị hạ xuống rất thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của công ty cũng như gây mất uy tín của công ty với các bạn hàng trong nước, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến việc theo dõi, quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu.

Hai là trình ộ của nhân viên vẫn còn y u ém. Một số cán bộ kinh doanh đang công tác trong lĩnh vực nhập khẩu thiếu kinh nghiệm về nghiệp vụ, thiếu nhạy bén trên thương trường gây ảnh hưởng không tốt trong buôn bán và quản lý hàng hoá.

63

a là giá hàng nhập hẩu mà công ty mua từ nước ngoài về hông ph i là mức giá thấp nhất ngoài thực t . Đồng tiền tính toán thường là tiền của nước đối tác do đó công ty không thể dự đoán trước được sự biến động về đồng tiền ấy trên thị trường ra sao, nên nhiều khi công ty đã phải chịu những khoản chi phí khá lớn cho sự biến động về tỷ giá giữa đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán. Điều đó dẫn đến lợi nhuận kinh doanh không phù hợp với lợi nhuận đáng ra phải có.

n là vấn ề về giá mua hàng nhập hẩu. Hiện tại giá mua hàng của công ty thường là giá CIF cảng đến, tức là quyền thuê tàu thuộc về bạn hàng nước ngoài(mà trong kinh doanh ngoại thương, người giành được quyền thuê tàu là người có ưu thế, luôn chủ động trong kinh doanh) do đó công ty luôn ở thế thụ động phụ thuộc vào bạn hàng vì vậy công ty cần phải quan tâm và tìm cách giải quyết vấn đề này.

Năm là các ho n ph i thu hách hàng và hàng tồn ho còn há lớn. Điều này khiến công ty không thể quay vòng vốn nhanh.

2.4.3. Nguyên nhân của những tồn t i

Trong kinh doanh việc xảy ra những sai sót là điều không thể tránh khỏi. Những tồn tại ở công ty trong thời gian qua có thể kế đến bởi các nguyên nhân sau:

Thứ nhất là do thông tin Việt nam chưa phát triển, đặc biệt là thông tin về thị trường nước ngoài còn bị nhiều hạn chế, các dự báo thiếu chính xác do đó các doanh nghiệp không có đủ thông tin cho hoạt động xuất nhập khẩu. Điều này đã làm cho việc mua bán kém hiệu quả, đây là nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp bị mua hàng hoá ở nước ngoài với giá cao hơn giá thực tế.

Thứ hai là các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, thanh toán quốc tế và cả những công đoạn như chuyên chở bốc dỡ, giao nhận hàng hoá ở Việt nam còn nhiều hạn chế gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của tất cả các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và công ty nói riêng.

64

Thứ ba là hệ thống kho tàng, bến bãi, vận chuyển trong nội địa của nước ta còn yếu kém gây nhiều tổn thất, làm tăng chi phí cho hàng nhập khẩu, dẫn tới giảm bớt khả năng cạnh tranh của hàng hoá.

Thứ tư là do sự thiếu đồng bộ trong các chính sách pháp luật, quy chế, quy định của Nhà nước về quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tình hình tài chính công ty tnhh dua-dua (Trang 65)