Đánh giá tổng quát về chất lƣợng tín dụng đầu tƣ phát triển tại NHPT

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 83)

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc tại NHPT

Môi trường pháp lý tại NHPT

- Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước: Nội dung của nghị định quy định rõ ràng hơn về quyền hạn và trách nhiệm của NHPT và các chủ đầu tư, nâng cao tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của NHPT cũng như chủ đầu tư/ doanh nghiệp

77

vay vốn. Cơ chế lãi suất mới linh hoạt và sát với thị trường hơn. Quy định điều kiện cho vay chặt chẽ hơn và quyền hạn xử lý rủi ro của NHPT được nâng cao. - Cơ chế XLRR theo Nghị định 106/2004/NĐ-CP ngày 1/4/2004 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và Thông tư số 89/2004/TT- BTC ngày 3/9/2004 của Bộ tài chính. Mặt được là đối tượng xem xét XLRR đã được mở rộng, quy định tại điều 19 khoản 2. Mức trích lập dự phòng rủi ro hàng năm đã được cải thiện.

Cán bộ tín dụng tại NHPT

Đội ngũ cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn. Ngân hàng xác định rõ nhân tố quan trọng nhất quyết định chất lượng tín dụng là con người, do vậy trong thời gian qua NHPT đã tạo điều kiện tổ chức các lớp đào tạo, tổ chức tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn. NHPT có đội ngũ cán bộ tín dụng tương đối toàn diện bao gồm cả những cán bộ trẻ năng động nhiệt tình có trình độ và cả những cán bộ lâu năm giàu kinh nghiệm tạo nên một bộ máy tín dụng làm công tác thẩm định rất hiệu quả. Ngoài ra, tập thể trong ban tín dụng đoàn kết nhất trí, quy chế dân chủ và tinh thần sáng tạo tập thể được phát huy.

Quy trình, nội dung, phương pháp thẩm định tại NHPT

Quy trình tín dụng và quy trình thẩm định dự án đầu tư được vận dụng một cách chính xác và khoa học theo đúng quy định của NHPT. Khách hàng vay vốn đều được các cán bộ ở Ngân hàng hướng dẫn đầy đủ về các thủ tục, điều kiện vay vốn và lập hồ sơ vay vốn.

Nội dung thẩm định được xem xét đầy đủ ở các mặt gồm: tư cách pháp lý và năng lực tài chính của doanh nghiệp, tính khả thi và hiệu quả dự án. Cán bộ thẩm

78

định xác định rõ nội dung thẩm định là cơ sở đảm bảo chất lượng hiệu quả hoạt động cho vay.

Phương pháp thẩm định tài chính dự án ngày càng mang tính khoa học, trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định đã sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả dự án như NPV, IRR...sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy trong rủi ro. Nhờ đó mà hiệu quả của dự án được xác định một cách chính xác hơn và có độ tin cậy cao hơn.

Nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định dự án tại NHPT

Nguồn thông tin được sử dụng trong quá trình thẩm định dự án đầu tư ngày càng phong phú. Ngoài thông tin từ khách hàng cung cấp. Ngân hàng còn thu thập thông tin từ trung tâm tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, Ban tín dụng trung ương, từ các cơ quan Nhà nước, từ báo tạp chí chuyên ngành, từ phương tiện truyền thông...Thông tin đa dạng, phong phú hơn giúp cán bộ thẩm định đánh giá dự án một cách chính xác hơn. Được trang bị đầy đủ và hiện đại như: máy vi tính, máy fax, điện thoại, máy in… Nhờ vậy việc khai thác thông tin và tính toán trong quá trình thẩm định được nhanh chóng và chính xác hơn.

Chất lượng thẩm định các dự án đầu tư tại NHPT

Cơ chế thẩm định tiếp tục hoàn thiện theo hướng rõ ràng cụ thể, phù hợp hơn với tình hình thực tế và chất lượng thẩm định dự án đã được cải thiện so với trước đây, tình trạng cho vay ồ ạt hoặc ngược lại, tình trạng yêu cầu khách hàng nhiều lần để bổ sung hồ sơ đã được hạn chế.

79

2.3.2. Những mặt hạn chế tồn tại ở NHPT

Môi trường pháp lý tại NHPT

Tuy chính sách tín dụng của ngân hàng đã có những mềm dẻo và thay đổi hợp lý với nền kinh tế, tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp.

-Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước : Thứ nhất là đối tượng cho vay chưa thực sự phù hợp với thực tế triển khai (Ví dụ như thủy điện nhỏ có chính sách cắt giảm đầu tư và trong thời gian qua các nhà đầu tư không quan tâm đến các dự án thủy điện nhỏ chính vì vậy mà không phát sinh các nhu cầu vay vốn tại NHPT). Thứ hai là lãi suất cho vay thì chưa linh hoạt theo thị trường, khi lãi suất thị trường cao còn lãi suất cho vay tại NHPT quá thấp, dẫn đến chênh lệch lãi suất làm thất thoát một nguồn tiền lớn của Nhà nước (vì Nhà nước phải cấp bù chênh lệch lãi suất cho NHPT). Thứ ba là đồng tiền cho vay chưa được linh động.ở NHPT chỉ được cho vay bằng đồng VNĐ mà các dự án nhập khẩu có nhu cầu vay ngoại tệ (USD) lớn nhưng NHPT lại không thể cho vay. Thứ tư là thời hạn cho vay hiện nay tối đa là 12 năm, nhiều dự án chưa kịp hoàn thiện để sinh lợi nhuận đã phải lo trả nợ, làm giảm khả năng sinh lời của dự án cũng như làm giảm khả năng trả nợ cho NHPT.

- Cơ chế XLRR theo Nghị định 106/2004/NĐ-CP ngày 1/4/2004 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và Thông tư số 89/2004/TT- BTC ngày 3/9/2004 của Bộ tài chính: vẫn có những tồn tại vướng mắc như Quy định “số nợ lãi được xóa tối đa bằng số lỗ đến thời điểm cổ phần hóa…” là chưa đồng bộ với quy định tại Thông tư số 76/2002/TT-BTC ngày 9/9/2002 và Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 hướng dẫn những vấn đề về tài chính khi chuyển DNNN thành công ty cổ phần. Quy định trường hợp DNNN có quyết định giải thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sau khi

80

thanh lý tài sản không còn nguồn để trả nợ được xem xét xử lý rủi ro khác với quy định tại thông tư số 66/2002/TT-BTC ngày 6/8/2002 và thông tư số 38/2004/TT-BTC ngày 18/5/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn trình tự thủ tục xử lý tài chính khi giải thể DNNN.

Cán bộ tín dụng tại NHPT

Mặc dù NHPT đã đào tạo cán bộ tín dụng có trình độ cao, kinh nghiệm nhưng do đội ngũ quá ít chưa đáp ứng đủ yêu cầu ngày càng cao về tính phức tạp của dự án do vậy ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Cán bộ thẩm định ở ban thẩm định có 14 cán bộ, trong đó các cán bộ thẩm định ngoài việc phải thẩm định các dự án đầu tư không phân cấp thì các cán bộ thẩm định phải quản lý và giám sát hoạt động thẩm định ở các chi nhánh Ngân hàng Phát triển trong cả nước. Công việc nhiều cùng với sự gia tăng số lượng dự án xin vay vốn đã và đang gây áp lực công việc rất lớn cho các cán bộ tín dụng đặc biệt là cán bộ thẩm định ở ban thẩm định. Họ không đủ thời gian để thu thập những thông tin cần thiết để thẩm định dự án đầu tư, dẫn đến rủi ro về mặt nghiệp vụ, mặt khác sẽ xảy ra rủi ro đạo đức nếu cán bộ thẩm định có hành vi gian lận, vi phạm quy tắc tín dụng. Ban thẩm định vẫn còn một số cán bộ có trình độ, năng lực kém có trình độ đại học nhưng lại được đào tạo từ thời bao cấp nên dù NHPT đã tổ chức các lớp nghiệp vụ thì những cán bộ này vẫn thiếu kiến thức về thị trường hoặc có một số cán bộ trẻ kinh nghiệm chuyên môn còn ít nên việc thẩm định dự án đầu tư gặp rất nhiều khó khăn.

Quy trình, nội dung, phương pháp thẩm định ở NHPT

Quy trình tín dụng và quy trình thẩm định dự án nêu trên được áp dụng cho toàn hệ thống NHPT và chi tiết rõ những nội dung cần thẩm định cho tất cả các

81

dự án xin vay vốn nhưng một số loại dự án lại có những đặc điểm riêng biệt và trên thực tế mỗi loại hình doanh nghiệp lại cùng có những đặc thù riêng của mình. Do vây, quy trình thẩm định vẫn mang tính hướng dẫn, tham khảo mà chưa cụ thể chi tiết theo từng loại dự án, doanh nghiệp.

Nội dung thẩm định: Ngoài những dự án được NHPT thẩm định một cách khách quan, nghiêm túc toàn diện vẫn còn một số dự án cán bộ thẩm định một cách qua loa, hời hợt, bởi qua phân tích rủi ro, tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính (NPV,IRR..), có trường hợp không tính đến giá trị thời gian của tiền làm giảm tính chính xác của các chỉ tiêu. Trong phân tích rủi ro, có những dự án cán bộ thẩm định bỏ qua việc rủi ro của dự án, nếu có tính đến yếu tố rủi ro, Ngân hàng chỉ mới sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy mà ít khi sử dụng các phương pháp khác. Hơn nữa, phân tích độ nhạy cũng mới dừng ở phân tích độ nhạy một chiều, việc xác định các yếu tố dao động, mức giao động còn mang tính chủ quan.

Nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định ở NHPT

Để đạt được mục tiêu của mình là vay được vốn Ngân hàng, các chủ đầu tư thường đưa ra những số liệu làm căn cứ cho việc tính toán thẩm định không đầy đủ và chính xác. Nguồn thông tin là nhân tố quyết định giúp cho cán bộ thẩm định lập báo cáo thẩm định được chính xác và hiệu quả. Nhưng để có thể được thông qua, doanh nghiệp sẵn sàng lập những báo cáo không trung thực, phản ánh sai lệch thực tế tình trạng sản xuất kinh doanh, nhiều bảng cân đối, báo cáo tài chính chưa được cơ quan kiểm toán đánh giá, một số dự án đã thực hiện chế độ sổ sách khác nhau đế đối phó với các cơ quan thuế tài chính.

Về phía Ngân hàng, có rất ít cơ hội tìm kiếm thông tin để kiểm chứng do đó dễ dẫn đến sai lầm trong tính toán khi lập báo cáo thẩm định do sổ liệu gốc đã bị

82

sai lệch. Ngoài ra, khi cán bộ thẩm định của Ngân hàng đến kiểm tra thực trạng, tìm hiểu số liệu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp gây khó dễ. Hiện nay, các doanh nghiệp khi đưa ra một dự án thường thuê một trung gian lập báo cáo để gửi lên Ngân hàng. Các trung gian này thường tập trung nhiều cán bộ giỏi do đó các bản báo cáo về dự án thường đạt độ hoàn hảo nên rất khó phát hiện sai sót đối với các cán bộ thẩm định. Trước tình hình đó, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải hết sức nhạy bén, thu thập và xử lý thông tin thật chính xác để có thể lập báo cáo thẩm định hiệu quả. Còn về phía Ngân hàng thì cán bộ thẩm định có trình độ, năng lực quản lý kinh doanh còn hạn chế, việc phân tích dự án không chính xác, dẫn đến tình trạng xử lý thông tin kém hiệu quả gây lãng phí thông tin, không đem lại lợi ích trong quá trình thẩm định. Một số doanh nghiệp không theo kịp với phương thức sản xuất kinh doanh mới dẫn đến sản phẩm sản xuất ra không có khả năng cạnh tranh, dự án đầu tư không hiệu quả. Trong khi đó, một số cán bộ thẩm định lại có tâm lý chủ quan trong cho vay, đôi khi lại cho rằng đó là khách hàng quen nên không cần giám sát chặt chẽ, giải quyết cho vay chỉ dựa trên các thông tin do doanh nghiệp cung cấp qua trình bày thay cho số liệu tài chính đáng tin cậy mà không xét đến hiệu quả kinh tế của dự án. Đôi khi các thông tin, số liệu trong dự án gửi đến Ngân hàng chưa được xem xét đến độ chính xác và tin cậy mà đã được cán bộ thẩm định thụ động lắp số liệu vào công thức để tính toán. Vì vậy, việc tính toán các chỉ tiêu đôi khi chỉ là hình thức. Trong rất nhiều trường hợp các chỉ tiêu đã bị bỏ qua. Như vậy, các chỉ tiêu được gọi là quan trọng nhất trong việc đánh giá hiệu quả dự án đầu tư không được sử dụng, vấn đề giá trị thời gian của tiền không được coi trọng đúng mức.

Chất lượng thẩm định các dự án đầu tư ở NHPT

Có các chương trình của Chính phủ mang tính xã hội hóa nên hiệu quả kinh tế đem lại rất thấp, nhưng NHPT vẫn cho vay với mục đích phát triển kinh tế xã

83

hội. Nhưng những dự án này có thể phát sinh những rủi ro rất lớn, có thể không thu hồi được nợ, dẫn đến mất một nguồn vốn lớn đối với NHPT.

2.3.3. Nguyên nhân

Hoạt động cho vay tín dụng đầu tư do Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) thực hiện trong thời gian qua được khẳng định là một trong những công cụ quan trọng giúp Chính phủ điều tiết vĩ mô về kinh tế - xã hội hiệu quả. Tuy nhiên, để có nguồn vốn bù đắp vốn huy động và tiếp tục cho vay đầu tư thì công tác thu hồi và xử lý nợ vay tín dụng đầu tư đối với VDB là đặc biệt quan trọng, công tác này đang gặp nhiều khó khăn. Việc nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư lại càng quan trọng. Để tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng thì ta cần chỉ ra được nguyên nhân.

2.3.3.1.Nguyên nhân khách quan.

Cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu thời gian qua đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh tế trong nước, trong đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN). Không ít DN phải đối mặt với tình trạng chi phí đầu vào tăng cao, tiêu thụ hàng hóa đình trệ, hàng tồn kho nhiều và càng sản xuất càng thua lỗ... Trong khi đó, một số lượng khá lớn khách hàng vay vốn tín dụng đầu tư (TDĐT) tại VDB là các DN hoạt động trong các lĩnh vực cơ bản như: Xây dựng, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh vận tải, kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu… là những lĩnh vực gặp nhiều khó khăn nhất.

Trước thực trạng này, Chính phủ đã ban hành hàng loạt chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và nhiều giải pháp để chống lạm phát, trong đó có việc thắt chặt đầu tư công, nhiều dự án lớn phải giãn tiến độ hoặc dừng triển khai… Điều

84

này đã làm cho doanh số của hoạt động xây dựng bị sụt giảm mạnh, nhiều DN hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh có liên quan bị ảnh hưởng đáng kể… Mặt khác, cơ chế giám sát và quản lý của Nhà nước đối với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước còn nhiều hạn chế, nhiều đơn vị yếu kém trong quản lý tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, thất thoát vốn, làm giảm hoặc mất khả năng trả nợ vay vốn TDĐT tại VDB.

Bên cạnh đó, khả năng quản trị còn yếu trong quản lý sản xuất kinh doanh đối với các dự án đầu tư thuộc một số lĩnh vực ngành nghề mới… làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của DN. Việc tiếp cận nguồn vốn ngắn hạn tại các tổ chức tín dụng khó khăn vì không có tài sản thế chấp. Mặt khác, các tổ chức tín dụng cũng khắt khe hơn trong việc lựa chọn khách hàng để cho vay vốn, một số khách hàng bị thiếu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khó có thể tăng được sản lượng sản xuất và tiêu thụ, không đủ khả năng trả nợ cho VDB theo hợp đồng tín dụng đã

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)