lai.
Ngày 28/02/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 369/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2013-2020 bình quân khoảng 10%/năm, quy mô tài sản của VDB đến năm 2020 đạt khoảng 500.000 tỷ đồng.
Tiếp tục củng cố và phát triển Ngân hàng Phát triển Việt nam (VDB) là ngân hàng chính sách của Chính phủ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận theo hướng bền vững, hiệu quả, đảm bảo đủ năng lực để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
Giai đoạn sau năm 2020, tốc độ tăng trưởng tín dụng được xác định phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Xác định cơ cấu giữa vốn chủ sở hữu và vốn huy động của Ngân hàng, có lộ trình tăng vốn chủ sở hữu nhằm đạt tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng dư nợ cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho phù hợp với từng giai đoạn.
Nâng cao chất lượng tín dụng đặc biệt là công tác thẩm định, giải ngân, quản lý thu hồi nợ; xây dựng cơ chế phân loại nợ xấu phù hợp với tính chất hoạt động của VDB; xây dựng cơ chế trích lập dự phòng rủi ro và các biện pháp xử lý
88
nợ xấu cho vay các chương trình; tích cực thu hồi nợ và xử lý rủi ro nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu tổng thể dưới 7% vào năm 2015, từ 4%-5% vào năm 2020; tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2020-2030 ở mức dưới 3%.
Tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệm vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi chính sách hỗ trợ phát triển theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, chương trình mục tiêu được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định; đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ ngày một tốt hơn chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước bao gồm cả cho vay thỏa thuận đối với các đối tượng này trong những điều kiện nhất định nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và từng bước giảm cấp bù của ngân sách nhà nước tiến tới tự chủ về tài chính.
Điểm mới về công tác quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam là: Thủ tướng Chính phủ cho phép trước mắt VDB thực hiện hoạt động theo cả 02 Luật ngân sách nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng; được thực hiện mô hình Hội đồng thành viên để quản trị đối với hoạt động của VDB như một tổ chức tín dụng 100% vốn chủ sở hữu của Nhà nước (thay vì mô hình Hội đồng quản lý như hiện nay).
Tăng cường phân cấp cho Hội đồng thành viên VDB trong việc quyết định các vấn đề quản lý vốn, tài sản, lãi suất huy động, lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; xử lý rủi ro tín dụng.
3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng đầu tƣ ở NHPT
Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý phù hợp với điều kiện của NHPT, hoàn thiện cơ chế chính sách pháp lý- văn bản pháp luật.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách về tín dụng, đầu tư, bảo đảm tiền vay, ngoại hối, huy động vốn, kế toán và thanh toán..., đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc
89
tế, đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư.
Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn có liên quan để tăng cường tính pháp lý, tạo tính đồng bộ, nhất quán và hoàn chỉnh của hệ thống chính sách và pháp luật về TDĐT và TDXK của Nhà nước.
Cần sớm hoàn thiện hệ thống thanh toán đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, kịp thời để góp phần tăng sự chủ động kiểm soát dòng tiền của dự án, quản lý được tài chính của khách hàng. Từ đó thêm điều kiện thuận lợi để yêu cầu hoặc thỏa thuận với khách hàng mở tài khoản tại VDB và doanh thu từ dự án chỉ được chuyển duy nhất về VDB.
Tiếp tục nghiên cứu tham mưu cho các bộ, ngành liên quan và Chính phủ bổ sung, hoàn thiện các chế tài đủ mạnh, nâng cao vị thế của VDB để quá trình triển khai thực thi nhiệm vụ, VDB có đầy đủ công cụ trong việc giải quyết những tình huống nghiệp vụ phát sinh có tính khả thi cao.
Từng bước đổi mới và hoàn thiện phương thức thẩm định theo hướng đáp ứng yêu cầu thẩm định một cách toàn diện các dự án đầu tư.
Trong quy trình tín dụng thì khâu thẩm định là một khâu rất quan trọng, đặc biệt thẩm định dự án quyết định đến chất lượng khoản vay, nó cho biết được dự án có hiệu quả không và cũng cho ngân hàng biết được nguồn trả nợ của khách hàng và đây cũng là khâu xác định được thời hạn vay cũng như thời hạn trả nợ của khách hàng.
Từng bước triển khai và áp dụng các kỹ thuật phân tích rủi ro hiện đại vào công tác thẩm định dự án đầu tư.
90
hàng cũng phải có những công cụ hữu hiệu và phương pháp có độ tin cậy cao để đánh giá các rủi ro của dự án. Bởi vì nói đến kinh tế thị trường là phải nói đến sự cạnh tranh quyết liệt và sự rủi ro bởi rất nhiều yếu tố. Hiện nay về mặt phương pháp thẩm định và kỹ thuật tiến hành cụ thể vẫn còn có nhiều lúng túng và khó khăn. Các dự án được thẩm định qua ngân hàng có sự khó khăn về thông tin kinh tế - thị trường và sự hạn chế nhất định về năng lực chuyên môn nên các nội dung thị trường, kỹ thuật - công nghệ của dư án chưa được đánh giá đúng mức, chưa đo lường được những biến động, những rủi ro có tính dài hạn sẽ xảy ra trong tương lai. Có những dự án khi phân tích theo các chỉ tiêu tài chính giản đơn, trong một tương lai gần thì đảm bảo được hiệu quả nhưng khi tiến hành tính toán phân tích có tính đến các rủi ro thời gian theo phương pháp tài chính hiện đại thì lại bộc lộ nhiều yếu kém. Từ đó, việc thẩm định dự án chưa đạt kết quả cao như mong muốn ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Cần phải có sự quan tâm thích đáng đến việc ứng dụng các công nghệ phân tích rủi ro hiện đại vào công tác thẩm định dự án của ngân hàng. Đây là giải pháp hợp lý và đúng hướng của các ngân hàng trong điều kiện kinh tế thị trường đầy cạnh tranh và biến động hiện nay.
Củng cố nâng cao công tác thanh tra kiểm tra, giám sát, kiểm toán nội bộ.
Đây là một trong những yếu tố đem lại sự an toàn hiệu quả cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì vậy mà ngân hàng cần tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nhằm thực hiện những vi phạm sai sót để có biện pháp xử lý kịp thời. Muốn vậy ngân hàng cần phải thực hiện nghiêm túc các công tác thanh tra kiểm tra theo quy chế kiểm toán nội bộ. Giải quyết các đơn thư tố cáo kiếu nại có liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng. Tích cực kiến nghị bổ sung các văn bản quy định của NHPT nếu phát hiện sơ hở bất hợp lý dẫn đến không an toàn cho hoạt động của ngân hàng.
91
Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin quản trị tín dụng, nâng cao chất lượng trang thiết bị công nghệ hiện đại.
Thông tin chính là cơ sở để cán bộ tín dụng tiến hành các bước phân tích, đánh giá, thẩm định dự án vay vốn, là cơ sở để tiến hành kiếm tra, giám sát đối với các khoản vay. Do vậy, ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện hệ thống thông tin, luôn thu thập cập nhật thông tin chính xác kịp thời.
Nâng cao trình độ nguồn nhân lực và khả năng phân tích dự án đầu tư của các cán bộ làm công tác tín dụng, thẩm định thông qua quá trình đào tạo và đào tạo lại. Song song với trình độ cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ trong ngành.
Nền kinh tế thị trường là hết sức năng động, các nhân tố kinh tế thường xuyên có sự biến động. Đòi hỏi các cán bộ làm công tác tín dụng và thẩm định dự án phải không ngừng học hỏi chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu của công việc. Việc học tập nghiệp vụ này không thể hoàn thành một sớm một chiều mà đây là nhiệm vụ mang tính lâu dài và thường xuyên để liên tục cập nhật những kiến thức mới, phục vụ công tác.
Cần quan tâm nhiều tới công tác đào tạo cán bộ tín dụng nhất là về trình độ thẩm định, đánh giá các dự án kinh doanh của khách hàng vay vốn, kiến thức pháp luật, kiến thức chung về kinh tế xã hội, nắm vững kiến thức nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ... Công tác đào tạo cần được tiến hành thường xuyên để cập nhật những kiến thức mới.
Đào tạo kiến thức cần đi đôi với giáo dục đạo đức nghề nghiệp và lề lối, phương pháp làm việc, tổ chức những lớp học theo chuyên đề ngắn ngày, các lớp đào tạo chuyên sâu dài ngày hoặc liên kết với các chi nhánh trong hệ thống. Tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi kinh nghiệm hoặc cũng có thể phối hợp với
92
các NHTM khác, với NHNN Việt nam tổ chức các hội nghị về tín dụng, về công tác thẩm định và phân tích rủi ro.v.v.
Nâng cao chất lượng quản lý nợ, nâng cao hiệu quả công tác thu hồi xử lý nợ tín dụng đầu tư.
Cho phép VDB thành lập một công ty có chức năng bán hàng cho các khách hàng có dự án vay vốn tín dụng đầu tư đang phát sinh nợ quá hạn tại VDB do gặp khó khăn về việc tiêu thụ hàng hóa và thu hồi công nợ khách hàng hoặc theo đề nghị của chủ đầu tư. Công ty này có các chi nhánh nằm tại các chi nhánh của VDB và sử dụng cán bộ của chi nhánh VDB kiêm nhiệm để điều hành và quản lý. Khi một dự án phát sinh nợ quá hạn trong một thời gian nhất định, VDB có thể yêu cầu chủ đầu tư trả nợ bằng việc xuất bán sản phẩm của dự án cho Công ty như đối với một Đại lý cấp I...
Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho DN bằng việc cơ cấu lại nợ vay như điều chỉnh mức trả nợ, kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, khoanh nợ… tùy theo đặc điểm tình hình cụ thể của từng dự án, khách hàng. Biện pháp này sẽ góp phần hỗ trợ cho DN vượt qua khó khăn, mặt khác sẽ có lợi về dài hạn cho VDB.
Tăng cường tập huấn các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu cho các cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi và xử lý nợ vay tín dụng đầu tư để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đồng thời, khuyến khích cán bộ tâm huyết, gắn bó với công việc, phát huy sáng kiến, nâng cao hiệu quả công tác thu hồi và xử lý nợ vay.
Sớm triển khai công tác cho vay vốn lưu động nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho các khách hàng vay vốn tín dụng đầu tư tại VDB, thúc đẩy việc phát triển sản xuất kinh doanh của khách hàng, từ đó tạo nguồn trả nợ vốn tín dụng đầu tư cho VDB.
93
Tăng cường huy động vốn trung và dài hạn để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư phát triển.
Tăng cường huy động nguồn vốn trung và dài hạn sẽ góp phần giảm rủi ro tín dụng nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn.
Tăng cường và sử dụng hợp lý quỹ dự phòng rủi ro tín dụng.
Phân tán rủi ro là một giải pháp có tính chủ động và ngăn ngừa tích cực những hậu quả lớn có thể xảy ra với ngân hàng.
Xây dựng và sử dụng hợp lý quỹ dự phòng rủi ro tín dụng là một biện pháp cần thiết để nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư phát triển