Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 40)

2011-2013.

2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Phát triển Việt Nam

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Nam.

Vào trước những năm 1990, tín dụng ưu đãi của Nhà nước do Ngân hàng Kiến thiết (thuộc Bộ Tài chính) thực hiện. Khi Chính phủ thành lập Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng (tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và phát triển hiện nay) thì hoạt động cấp phát và cho vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản do Ngân hàng Đầu tư và phát triển đảm nhiệm. Năm 1995, khi Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng chuyển sang hoạt động với vai trò là một NHTM thì việc tiếp nhận vốn ngân sách Nhà nước và cho vay đầu tư phát triển kinh tế được chuyển sang cho Tổng Cục đầu tư phát triển trực thuộc Bộ Tài chính. Trên thực tế, trong thời gian này, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do hai cơ quan là Tổng Cục đầu tư phát triển và Ngân hàng Đầu tư và phát triển song song quản lý và cấp phát.

Ngày 12/8/1995, Quỹ Hỗ trợ đầu tư quốc gia được thành lập để huy động vốn và cho vay đối với các dự án đầu tư phát triển (ĐTPT) theo ngành, nghề thuộc diện ưu đãi và những vùng có khó khăn theo quy định của Chính phủ. Quỹ Hỗ trợ đầu tư quốc gia hoạt động dưới sự quản lý và kiểm soát của Tổng Cục ĐTPT và Bộ Tài chính.

Vào thời điểm cuối năm 1999, nhận thấy có nhiều tổ chức cùng thực hiện công tác quản lý vốn ĐTPT và theo dõi các dự án ĐTPT của Nhà nước, quản lý

34

vốn vay nợ và viện trợ nước ngoài làm giảm hiệu quả của các nguồn vốn này, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu đề án thành lập một tổ chức tài chính nhà nước chuyên hoạt động trong lĩnh vực cho vay và quản lý thu hồi vốn tín dụng ĐTPT, tập trung các nguồn vốn, các chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước về một đầu mối. Để đáp ứng các yêu cầu đó, Quỹ Hỗ trợ phát triển đã được thành lập theo Nghị định 50/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 và Quyết định 231/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ 01/01/2000. Trong giai đoạn 2001 - 2005, bên cạnh việc thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước, Quỹ Hỗ trợ phát triển còn thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu trung và dài hạn (theo Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 và Nghị định số 106/2004/NĐ-CP ngày 01/04/2004 của Chính phủ về tín dụng ĐTPT của Nhà nước) và chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn (theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu).

Do đặc thù về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Quỹ Hỗ trợ phát triển có một số điểm cần tiếp tục được hoàn thiện, điều chỉnh cho phù hợp với tiến trình phát triển nói chung của ngành Tài chính Ngân hàng Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và thường xuyên biến động của các khách hàng vay vốn tại Quỹ, đặc biệt là các khách hàng xuất khẩu, ngày 19/05/2006, Chính phủ đã ban hành quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/05/2006 về việc thành lập NHPTVN và số 110/2006/QĐ-TTg ngày 19/05/2006 về việc phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của NHPTVN. Theo các quyết định này, NHPT Việt Nam được thành lập trên cơ sở kế thừa các kết quả hoạt động và nghĩa vụ của Quỹ Hỗ trợ Phát triển.

Tên tiếng việt: Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT)

35 Trụ sở hoạt động:

- Địa chỉ: 25A Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội - Điện thoại: (04)37 365 659 - (04)37 365 671 - Fax: (04) 37 365 672

Ngân hàng Phát triển có thời hạn hoạt động là 99 năm kể từ ngày Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam có hiệu lực.

Với phương châm hoạt động “An toàn - Hiệu quả - Hội nhập quốc tế - Phát triển bền vững”, qua 6 năm xây dựng và trưởng thành, NHPT đã đạt được một số thành công nhất định, góp phần vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam là một pháp nhân có vốn điều lệ 10000 tỷ đồng, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Cùng với Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, VDB có mục tiêu đóng góp vào quá trình xoá đói giảm nghèo thông qua các khoản vay cho các công trình xây dựng thuỷ lợi và giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cho các vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ xuất khẩu.

So với hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển, Ngân hàng Phát triển hiện nay sẽ được tăng quyền chủ động, tăng tính trách nhiệm trong đánh giá, thẩm định cho vay các dự án và có quyền từ chối cho vay đối với những dự án kém hiệu quả.

So với các NHTM khác, Ngân hàng Phát triển có sự khác biệt là tổ chức tài chính thuộc sở hữu 100% của Chính phủ, không nhận tiền gửi từ dân cư. Do hoạt động của ngân hàng không vì mục đích lợi nhuận nên được hưởng một số ưu đãi đặc biệt như không phải dự trữ bắt buộc, không phải tham gia bảo hiểm

36

tiền gửi, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Ngân hàng vẫn chịu sự điều tiết của Luật các tổ chức tín dụng, do vậy vẫn phải chấp hành các quy định trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, và quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước. Hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ hoạt động theo nghị định 75/2011NĐ-CP ngày 30/8/2011 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

Doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng Phát triển với lãi suất ưu đãi thấp hơn so với các NHTM khác. Các doanh nghiệp vay tại NHPT không chỉ được ưu đãi về lãi suất mà còn được vay vốn với thời hạn dài (tối đa 12 năm) và số vốn lên tới 80% tổng mức đầu tư TSCĐ của dự án hoặc 85% giá trị HĐXK. Thêm vào đó, điều kiện cho vay của ngân hàng đơn giản hơn so với vay từ các NHTM khác như không phải thế chấp, hoặc nếu có thì tỷ lệ thế chấp ở mức tương đối thấp, bằng 30% giá trị khoản vay. Trong tương lai, ngân hàng có dự định trình Chính phủ giảm mức thế chấp xuống còn 15% giá trị khoản vay.

Ngoài nguồn vốn huy động từ các tổ chức, Ngân hàng Phát triển được ngân sách Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý đối với hoạt động tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)