Hoạt động cho vay tín dụng đầu tư do Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) thực hiện trong thời gian qua được khẳng định là một trong những công cụ quan trọng giúp Chính phủ điều tiết vĩ mô về kinh tế - xã hội hiệu quả. Tuy nhiên, để có nguồn vốn bù đắp vốn huy động và tiếp tục cho vay đầu tư thì công tác thu hồi và xử lý nợ vay tín dụng đầu tư đối với VDB là đặc biệt quan trọng, công tác này đang gặp nhiều khó khăn. Việc nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư lại càng quan trọng. Để tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng thì ta cần chỉ ra được nguyên nhân.
2.3.3.1.Nguyên nhân khách quan.
Cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu thời gian qua đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh tế trong nước, trong đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN). Không ít DN phải đối mặt với tình trạng chi phí đầu vào tăng cao, tiêu thụ hàng hóa đình trệ, hàng tồn kho nhiều và càng sản xuất càng thua lỗ... Trong khi đó, một số lượng khá lớn khách hàng vay vốn tín dụng đầu tư (TDĐT) tại VDB là các DN hoạt động trong các lĩnh vực cơ bản như: Xây dựng, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh vận tải, kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu… là những lĩnh vực gặp nhiều khó khăn nhất.
Trước thực trạng này, Chính phủ đã ban hành hàng loạt chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và nhiều giải pháp để chống lạm phát, trong đó có việc thắt chặt đầu tư công, nhiều dự án lớn phải giãn tiến độ hoặc dừng triển khai… Điều
84
này đã làm cho doanh số của hoạt động xây dựng bị sụt giảm mạnh, nhiều DN hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh có liên quan bị ảnh hưởng đáng kể… Mặt khác, cơ chế giám sát và quản lý của Nhà nước đối với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước còn nhiều hạn chế, nhiều đơn vị yếu kém trong quản lý tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, thất thoát vốn, làm giảm hoặc mất khả năng trả nợ vay vốn TDĐT tại VDB.
Bên cạnh đó, khả năng quản trị còn yếu trong quản lý sản xuất kinh doanh đối với các dự án đầu tư thuộc một số lĩnh vực ngành nghề mới… làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của DN. Việc tiếp cận nguồn vốn ngắn hạn tại các tổ chức tín dụng khó khăn vì không có tài sản thế chấp. Mặt khác, các tổ chức tín dụng cũng khắt khe hơn trong việc lựa chọn khách hàng để cho vay vốn, một số khách hàng bị thiếu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khó có thể tăng được sản lượng sản xuất và tiêu thụ, không đủ khả năng trả nợ cho VDB theo hợp đồng tín dụng đã ký là một trong những nguyên nhân cơ bản trong bối cảnh hiện nay.
Ngoài ra, một số khách hàng có thái độ chây ì, không hợp tác trong việc hoàn trả nợ vay vốn TDĐT, thậm chí nảy sinh tư tưởng chiếm dụng để sử dụng vào các mục đích khác, gây khó khăn cho VDB thu hồi nợ vay.
Không thu được nợ, dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu làm giảm chất lượng hoạt động của ngân hàng dẫn đến giảm chất lượng tín dụng đầu tư của NHPT.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan.
Bên cạnh những chuyển biến tích cực và những điểm sáng trong phát triển, thực tế cũng cho thấy, đến nay hệ thống thanh toán của VDB chưa đáp ứng được một cách đầy đủ và kịp thời các nhu cầu thanh toán của khách hàng. Việc yêu cầu hay thoả thuận khách hàng chuyển doanh thu bán hàng về tài khoản tiền gửi
85
mở tại VDB là không thực tiễn, vì thế khó kiểm soát được dòng tiền của khách hàng. Trong trường hợp khách hàng cố ý không trả nợ vay, chiếm dụng vốn để sử dụng vào mục đích khác, hầu như chưa có biện pháp nào hữu hiệu để chủ động ngăn chặn. Việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của dự án và tài chính của khách hàng cũng gặp nhiều khó khăn do chúng ta thường phải căn cứ vào số liệu do khách hàng cung cấp, việc cung cấp số liệu thường bị trễ và độ tin cậy không cao.
Mặt khác, các dự án vay vốn tại VDB thường được hưởng các ưu đãi như: Lãi suất vay thấp, tài sản thế chấp chủ yếu là tài sản được hình thành từ chính vốn vay… Những ưu đãi đó có thể lại gây ra những bất lợi trong quá trình thu hồi và xử lý nợ vay làm giảm chất lượng tín dụng. Trường hợp khách hàng của VDB vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng, khi việc cân đối tài chính gặp khó khăn, để đảm bảo lợi ích kinh tế họ sẽ ưu tiên trả nợ cho các tổ chức tín dụng khác trước khi thực hiện nghĩa vụ với VDB. Tài sản thế chấp chính là các tài sản thuộc dự án chủ yếu là nhà xưởng, máy móc thiết bị… thực tế thường là những tài sản có tính thanh khoản không cao, việc kê biên để làm thủ tục xử lý tài sản đảm bảo trong thực tiễn không hề dễ dàng đối với VDB nên khách hàng ít phải chịu áp lực về việc này… từ đó dễ dẫn đến việc khách hàng chây ì, ỷ lại và chấp hành không đầy đủ nghĩa vụ đối với VDB dẫn đến giảm chất lượng tín dụng.
Hiện nay, các chế tài mà VDB đang áp dụng đối với khách hàng vay vốn còn thiếu và chưa đủ mạnh. Biện pháp gần như duy nhất hiện nay mà VDB có thể chủ động thực hiện là ra văn bản yêu cầu khách hàng chấp hành nghĩa vụ trả nợ, thông báo chuyển nợ quá hạn và tính lãi phạt quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn theo quy định tại hợp đồng tín dụng.
Trong thời gian qua mặc dù công tác đào tạo, tập huấn đã được VDB quan tâm, tăng cường. Tuy nhiên, việc đào tạo, trang bị các kỹ năng, tình huống thu hồi và xử lý nợ cần thiết cho đội ngũ cán bộ tín dụng chưa được triển khai một
86
cách đầy đủ và thường xuyên, cán bộ khi tác nghiệp phải tự mày mò nghiên cứu vận dụng phương pháp của các ngân hàng thương mại vào công việc của mình, nhưng do sự khác biệt về tính chất hoạt động giữa hai loại hình ngân hàng này nên việc vận dụng không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả.
Ngoài ra, những tồn tài tại trên còn bắt nguồn từ các nguyên nhân bất khả kháng như: thiên tai, địch hoạ, cháy nổ, khách hàng không may bị chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự… làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng làm giảm đi chất lượng tín dụng tại NHPT.
87
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐẦU TƢ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM