Kết quả hoạt động chung của Ngân hàng Phát triển Việt Nam gia

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 48)

đoạn 2011-2013

Kết quả hoạt động giai đoạn 2011-2013 của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thể hiện qua bảng 2.1 như sau:

42

Bảng 2.1 :Tình hình hoạt động của Ngân hàng Phát triển 2011-2013

(Đơn vị: Tỷ đồng)

TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013

I Huy động vốn

1 Doanh số huy động vốn 55,000 45,000 48,000

Trong đó, phát hành trái phiếu được

Chính phủ bảo lãnh 35,000 36,500 40,000

2 Số dư huy động vốn 142,000 147,000 150,000

Trong đó, phát hành trái phiếu được

Chính phủ bảo lãnh 115,000 127,000 139,000 II Tín dụng đầu tư Giải ngân 22,000 17,300 29,400 Thu nợ gốc 11,300 12,300 15,800 Thu lãi 5,000 7,000 8,000 Dư nợ 97,800 110,000 123,000 Nợ quá hạn 3,500 2,100 3,000

III Tín dụng xuất khẩu

Giải ngân 20,000 7,500 7,600

Thu nợ gốc 20,600 13,000 7,600

Thu lãi 910 670 520

43

Nợ quá hạn 700 600 500

IV Bảo lãnh

Số chứng thư còn hiệu lực 200 1,580 - Giá trị chứng thư còn hiệu lực 3,000 2,600 -

V Hỗ trợ sau đầu tư

Số dự án đang được cấp (dự án) 180 76

Số vốn được cấp trong năm 253 44

VI Vốn ODA

Giải ngân 10,000 19,800 11,000

Dư nợ 102,000 117,000 118,000

VII Đường cao tốc HN-HP

Giải ngân 2,500 4,300 5,500

Dư nợ 4,500 8,500 13,300

44

Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam giai đoạn 2011-2013 (Đơn vị: triệu đồng) S T T Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 2013/2011 Giá trị % Giá trị % 1 Tổng Thu 16,225,333 18,149,823 20,146,304 1,924,490 11.86% 3,920,971 19.46% 2 Tổng Chi 15,209,371 17,539,540 19,468,889 2,330,169 15.32% 4,259,518 21.88% 3 Chênh lệch thu- chi 1,105,962 610,283 677,414 (495,679) - 44.82% (428,548) -63.26% 4 Kết quả hoạt động chưa phân phối 1,749,260 1,497,246 1,646,970 (252,014) - 14.41% (102,290) -6.21%

(Nguồn: Báo cáo thường niên NHPTVN 2011, 2012, 2013)

Năm 2011, tình hình kinh tế khó khăn khiến cho việc NHPT tiếp cận và huy động nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế bị hạn chế, bên cạnh đó khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp vay vốn TDXK tại NHPT bị ảnh hưởng do sức mua của thế giới giảm và sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp bản địa. Lạm phát cao (hơn 18%) đã đẩy chi phí của nền kinh tế có xu hướng tăng cùng tỷ giá, khiến cho các dự án đầu tư đang trong quá trình triển khai gặp khó khăn về nguồn vốn do tổng mức đầu tư tăng, thậm chí ngừng sản xuất và giải thể. Theo thống kê, năm 2011, tỷ lệ doanh nghiệp đang ngừng sản xuất chiếm 5,3% và chờ giải thế chiếm 5,4% tổng số doanh nghiệp trong cả nước, trong đó không ngoại trừ các doanh nghiệp có vốn vay từ NHPT, ảnh hưởng đến nguồn hoàn trả nợ của NHPT. Lãi suất huy động trên thị trường tăng cao tạo nên một cuộc hạy đua lãi suất

45

giữa các ngân hàng. Cuộc chạy đua này, một mặt ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp do chi phí tài chính cao, mặt khác ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của NHPT từ nguồn trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và các nguồn huy động khác do lãi suất huy động NHPT đưa ra thấp hơn. Yêu cầu về khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế ngày càng cao gây áp lực cho NHPT trong việc cân đối nguồn vốn và sử dụng cũng như an toàn tín dụng, đảm bảo thanh khoản và quản trị rủi ro cho NHPT .

Trong năm 2011, tổng thu nhập của NHPT là 16.225.333 triệu đồng, tổng chi phí của NHPT là 15.209.371 triệu đồng. Chênh lệch thu chi là 1.105.962 triệu đồng. Kết quả hoạt động chưa phân phối là 1.749.260 triệu đồng.

Năm 2012, khủng hoảng tài chính tiền tệ trên thế giới khiến cho dòng vốn thu hút vào Việt Nam giảm, đặc biệt nguồn vốn ODA cho Việt Nam năm 2012 là 7,4 tỷ USD giảm 0,5 tỷ USD so với năm 2011, làm ảnh hưởng tới nguồn vốn để cho vay lại các dự án mà NHPT đang thực hiện. Sự sụt giảm về nhu cầu trên thị trường xuất khẩu của Việt Nam (chủ yếu là thị trường Châu Âu và châu Mỹ) cùng với giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp là nhân tố thu hẹp thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù năm 2012, Việt Nam có trạng thái xuất siêu nhưng chủ yếu là từ xuất khẩu dầu thô, trong khi đó doanh số các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam có xu hướng giảm. Nhiều doanh nghiệp vay vốn TDXK của NHPT gặp khó khăn về tài chính do chi phí đầu vào tăng và không ổn định về đầu ra. Lãi suất cho vay giảm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn giảm chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, lãi suất huy động vốn thấp đang là rào cản đối với NHPT do kém hấp dẫn các nhà đầu tư gửi tiền và mua trái phiếu của NHPT. Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đòi hỏi NHPT cũng phải thực hiện tái cơ cấu hoạt động mà gốc rễ là xử lý triệt để tình trạng nợ xấu, căn bệnh chung của hệ thống ngân hàng. Trong bối cảnh hạn hẹp về nguồn lực trong nền kinh tế, giảm sút về năng lực tài chính của

46

các doanh nghiệp, những khó khăn nội tại của NHPT và yêu cầu cấp thiết từ Chính phủ thì việc tái cơ cấu NHPT gặp nhiều vướng mắc và cần có thời gian, lộ trình cụ thể để thực hiện.

Trong năm 2012, tổng thu nhập của NHPT là 18.149.823 triệu đồng, tổng chi phí là 17.539.540 triệu đồng. Chênh lệch thu chi là 610.283 triệu đồng. Kết quả hoạt động chưa phân phối là 1.497.246 triệu đồng.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)