Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 36)

(1) Mội trường pháp lý:

Không có pháp luật hoặc pháp luật không phù hợp với những yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì mọi hoạt động của nền kinh tế không thể trôi chảy được. Pháp luật có nhiệm vụ tạo lập môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao, là cơ sở để giải quyết khiếu nại khi có tranh chấp xảy ra. Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng của ngân hàng nói riêng và cho hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng tới khả năng phát sinh nợ quá hạn. Hệ thống pháp luật quốc gia với các bộ luật và văn bản dưới luật chưa được đầy đủ, đồng bộ, hợp lý sẽ không đảm bảo môi trường cạnh tranh lành

30

mạnh cho các hoạt động kinh tế, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, gây nên các khoản nợ quá hạn cho ngân hàng. Nếu hành lang pháp lý quy định rõ ràng, chặt chẽ và thống nhất trên toàn quốc thì không chỉ khách hàng mà cả NHPT đều có chất lượng TDĐT cao như mong muốn. Song nếu hệ thống luật pháp không được hoàn thiện thì lợi ích của NHPT không được đảm bảo trước môi trường kinh doanh bất lợi hay khi chủ đầu tư cố tình chiếm đoạt vốn vay không hợp pháp.

Như vậy, môi trường pháp lý có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng đầu tư nói riêng.

(2) Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế dù thay đổi theo chiều hướng nào cũng đều tác động tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu sự thay đổi theo chiều hướng tốt thì chất lượng của các khoản tín dụng sẽ được nâng cao. Ngược lại, sự thay đổi theo chiều hướng xấu thì sẽ làm cho chất lượng các khoản tín dụng xấu đi ngoài ý muốn.

Sự biến động của giá cả hàng hóa, sự điều chỉnh về thị trường chứng khoán; dịch bệnh, thiên tai,... và những diễn biến bất thường trên thị trường tài chính tiền tệ thể hiện qua lãi suất, giá vàng, tỷ giá đô la.... ảnh hưởng đến khả năng chi trả của chủ đầu tư, qua đó ảnh hưởng đến chất lượng TDĐT. Ví dụ khi nền kinh tế có hiện tượng lạm phát tăng vọt, giá cả đồng tiền giảm sút, chỉ số giá cả tăng nhanh gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tác động xấu đến khả năng thu hồi công nợ của ngân hàng.

Nói như vậy không có nghĩa là chỉ môi trường kinh tế trong nước thay đổi sẽ tác động tới chất lượng tín dụng đầu tư mà sự thay đổi của môi trường kinh tế thế giới cũng gây ảnh hưởng không nhỏ, đặc biệt là đối với doanh nghiệp hoạt

31

động xuất nhập khẩu. Sự thay đổi ấy thể hiện trực tiếp qua sự biến động về nhu cầu thị trường, sự biến động về tỷ giá khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu bị thua lỗ ảnh hưởng tới việc trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp.

(3) Môi trường chính trị- xã hội

Môi trường chính trị-xã hội luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của toàn xã hội. Với một nền chính trị ổn định thì các nhà đầu tư mới an tâm đầu tư vốn và kinh doanh. Khi đó nguồn vốn tín dụng của ngân hàng mới có hiệu quả. Mặt khác một nền chính trị ổn định thì nhà nước sẽ quan tâm đến các chương trình phát triển nâng cao đời sống người dân, từ đó hoạt động tài trợ của ngân hàng mới có ý nghĩa và đạt kết quả cao.

Ngược lại, nếu môi trường chính trị - xã hội mà bất ổn thì các doanh nghiệp sẽ không dám mạnh dạn đầu tư mà chỉ duy trì ở mức tái sản xuất giản đơn để bảo đảm an toàn vốn. Điều này sẽ ảnh hưởng tới quy mô các khoản tín dụng đầu tư của ngân hàng, các món vay chủ yếu sẽ là ngắn hạn còn khoản tín dụng trung - dài hạn sẽ không có hoặc rất nhỏ vì sự không ổn định về chính trị - xã hội dẫn đến việc kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro, bất trắc hơn nên nó sẽ ảnh hưởng tới công tác thu nợ của ngân hàng.

Tuy nhiên, không chỉ có tình hình chính trị xã hội trong nước mà cả tình hình chính trị - xã hội ở nước ngoài cũng có ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng bởi vì hiện nay các quan hệ kinh tế - xã hội ngày càng được mở rộng cho nên các loại hình doanh nghiệp đa quốc gia cũng ngày càng tăng cả về số lượng và quy mô hoạt động. Vì vậy, mọi biến động về kinh tế - xã hội ở nước ngoài đều có ảnh hưởng tới tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng.

32

(4) Môi trường tự nhiên:

Môi trường tự nhiên có một ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tín dụng của ngân hàng nói chung đặc biệt là tín dụng đầu tư (thường là tín dụng trung - dài hạn) nói riêng bởi vì thiên tai là một yếu tố bất khả kháng, chúng ta không thể dự đoán một cách chắc chắn là khi nào những thiên tai như bão lũ lụt, hạn hán, hoả hoạn, dịch bệnh…sẽ xảy ra và mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của chúng là như thế nào. Thông thường khi thiên tai xảy ra, nó thường gây thiệt hại rất lớn cho các ngành sản xuất, dịch vụ, gây ra các biến động xấu ngoài dự kiến trong mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các khách hàng của mình làm cho vốn của ngân hàng đầu tư vào các doanh nghiệp sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng và dẫn tới rủi ro làm giảm chất lượng tín dụng.

(5) Môi trường khoa học công nghệ

Việc ứng dụng sự tiến bộ khoa học công nghệ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là yếu tố thành công của ngân hàng, tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đây là yếu tố mà ngân hàng cần chú trọng đầu tư.

33

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐẦU TƢ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

2011-2013.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)