Thực trạng chất lƣợng tín dụng đầu tƣ của Ngân hàng Phát triển Việt

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 53)

thành tựu đáng kể và nhiều kết quả khả quan. Đơn vị đã huy động đủ số vốn đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu tiến độ của các dự án, các chương trình ưu tiên của chính phủ trong đó đặc biệt là dự án trọng điểm quốc gia, dự án cấp bách với tổng số vốn cung ứng thêm cho nền kinh tế khoảng 60000 tỷ đồng; tăng trưởng dư nợ tín dụng chung trong năm ở mức gần 11%; đảm bảo đủ nguồn vốn gối đầu năm 2014 để giải ngân cho các dự án cấp bách, hỗ trợ các mặt hàng thuộc diện ưu tiên của Chính phủ.

Trong năm 2013, tổng thu nhập của NHPT là 20.146.304 triệu đồng, tổng chi phí là 19.468.889 triệu đồng. Chênh lệch thu chi là 677.414 triệu đồng. Kết quả hoạt động chưa phân phối là 1.661.943 triệu đồng.

2.2. Thực trạng chất lƣợng tín dụng đầu tƣ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam Nam

2.2.1. Môi trƣờng pháp lý về tín dụng đầu tƣ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước từ Qũy Hỗ trợ phát triển (trước năm 2000 là Tổng cục đầu tư phát triển trực thuộc Bộ Tài chính). Chính sách tín dụng đầu tư đã được điều chỉnh qua các thời kỳ theo các Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999,

47

Nghị định 106/2004/NĐ-CP ngày 01/04/2004 và hiện nay là Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

2.2.1.1. Văn bản quy phạm pháp luật của nhà nƣớc có liên quan đối với nghiệp vụ tín dụng đầu tƣ.

- Các bộ luật liên quan đến hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước, hoạt động của doanh nghiệp và quản lý đầu tư xây dựng: Luật các tổ chức tín dụng, Luật đầu tư, Luật xây dựng, Luật nhà ở, Luật doanh nghiệp, Luật dân sự…

- Các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các thông tư văn bản hướng dẫn của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện ban hành:

 Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

 Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999, Nghị định số 12/2000/NĐ- CP ngày 05/5/2000 và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ ban hành và sửa đổi quy chế quản lý đầu tư và xây dựng (Áp dụng đối với dự án đầu tư không có xây dựng công trình).

 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành luật đất đai.  Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005, Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

 Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày 06/06/2005 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù.

 Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 của Chính phủ về việc ban hành quy chế khu đô thị mới.

48

 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 06/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều lệ của Luật bảo vệ môi trường.

 Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở.

 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư.

 Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng.

 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.

 Nghị định số78/2007/NĐ-CP ngày 11/5/2007 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức Hợp đồng xây dựng –Kinh doanh –Chuyển giao, Hợp đồng xây dựng –Chuyển giao –Kinh doah, Hợp đồng xây dựng –Chuyển giao.

 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình ; Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 7/1/2008 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP.  Nghị định số139/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp.

 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 30/11/2007 của Chính phủ về một số xử lý những vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây dựng và cải cách một số thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp.

- Một số thông tư hướng dẫn:

 Thông tư số 35/2012/TT-BTC ngày 2/3/2012 của Bộ tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 75/2011/NĐ-CP.

49

dẫn một số nội dung về giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doah nghiệp Nhà nước.

 Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 25/6/2007 của Bộ xây dựng hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005, Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 của Chính phủ.

 Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

 Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/6/2007 của Bộ xây dựng hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

 Thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/1/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình.

 Thông tư số 05/2008/TT-BXD ngày 25/2/20078 của Bộ xây dựng hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá và nguyên liệu nhiên liệu và vật liệu xây dựng.

2.2.1.2. Quy định, hƣớng dẫn thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc trong hệ thống NHPT

 Quyết định số 41/QĐ-HĐQL ngày 14/9/2007 của Hội đồng quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành Quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

 Quyết định số 93/QĐ-HĐQL ngày 6/11/2013 của Hội đồng quane lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành sửa đổi bổ sung Quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước kèm theo Quyết định số 41/QĐ-HĐQL ngày 14/9/2007 và Quyết định số 46/QĐ-HĐQL ngày 30/5/2011.

50

 Quyết định số 42/QĐ-HĐQL ngày 17/9/2007 của Hội đồng quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành Quy chế đảm bảo tiền vay của NHPT Việt Nam.

 Quyết định số 92/QĐ-HĐQL ngày 5/11/2013 của Hội đồng quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành sửa đổi bổ sung cho Quy chế đảm bảo tiền vay của NHPT Việt Nam.

 Quyết định số 342/QĐ-NHPT ngày 23/7/2007 của Tổng giám đốc NHPT ban hành quy định phân cấp ủy quyền trong hoạt động tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

 Quyết định số 462/QĐ-NHPT ngày 17/9/2007 của Tổng giám đốc ban hành Chế độ giám sát thực hiện phân cấp ủy quyền và cảnh báo trong hoạt động tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

 Quyết định số 546/QĐ-NHPT ngày 22/10/2007 của Tổng giám đốc phê duyệt đề án cho vay thí điểm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng đầu tư va vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

 Quyết định số 103/QĐ-NHPT ngày 04/3/2008 của Tổng giám đốc ban hành Chính sách khách hàng của NHPT.

 Văn bản số 3854/NHPT-TĐ ngày 30/11/2007 của Tổng giám đốc NHPT hướng dẫn nghiệp vụ thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư Nhà nước.

 Văn bản số 4274/NHPT-PC ngày 22/12/2007 của Tổng giám đốc NHPT hướng dẫn thực hiện quy chế bảo đảm tiền vay.

 Văn bản số 4334/NHPT-TĐ ngày 27/12/2007 của Tổng giám đốc NHPT hướng dẫn một số nội dung của Quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

 Văn bản số 4076/NHPT-TĐ ngày 14/12/2007 của Tổng giám đốc NHPT hướng dẫn bổ sung công tác phân cấp thẩm định cho vay vốn tín dụng đầu tư của

51 Nhà nước và thực hiện giám sát cảnh báo.

 Văn bản số 576/NHPT-KTKH ngày 26/02/2008 của Tổng giám đốc NHPT hướng dẫn lập va thực hiện kế hoạch cho vay thí điểm.

2.2.1.3. Đánh giá, nhận xét chung

Nhìn chung, môi trường pháp lý tại NHPT tương đối đầy đủ, hoàn thiện và đồng bộ. Các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, văn bản đều nêu rõ vai trò nhiệm vụ, các quy định cụ thể rõ ràng, rành mạch và dễ hiểu. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vẫn còn một số vướng mắc, bất cập đối với ngân hàng.

Quản lý lượng vốn lớn, song hành lang pháp lý cũng như mô hình, cách thức tổ chức, vận hành, quản lý, giám sát của VDB lại tồn tại nhiều lỗ hổng, ở các nước phát triển như Đức, Nhật Bản hoặc ngay ở các nền kinh tế thị trường mới nổi như Hàn quốc, Indonesia… hoạt động của ngân hàng chính sách về tín dụng đầu tư phát triển đều được điều chỉnh bởi một luật riêng. Ở đó quy định rất chặt chẽ và cụ thể. Trong khi đó ở Việt Nam, chính sách tín dụng đầu tư phát triển đã thực hiện được hơn 10 năm song văn bản pháp lý cao nhất để điều chỉnh chủ chương này vẫn ở tầm Nghị định của chính phủ. Bản thân VDB cũng được thành lập bởi một quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Hành lang pháp lý tương đối lỏng lẻo.

Cụ thể như chính sách cho vay theo chỉ định làm gia tăng khó khăn trong bảo toàn vốn và gia tăng mức cấp bù ngân sách (như chương trình mía đường, chương trình đánh bắt cá xa bờ, chương trình tăng đốc độ dệt may… để lại nợ xấu 5268 tỷ đồng, chương trình cho vay đóng tàu biển Vinashin nợ khoanh khó thu hồi trên 2900 tỷ đồng…)

52

Chính sách ưu đãi về lãi suất áp dụng mức bằng nhau không phân biệt mức sinh lời và độ rủi ro của từng dự án vay vốn ít nhiều làm nảy sinh tâm lý ỷ lại thậm chí dây dưa chây lì trong nghĩa vụ trả nợ, làm nợ xấu cao.

Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước :Thứ nhất là đối tượng cho vay chưa thực sự phù hợp với thực tế triển khai (Ví dụ như thủy điện nhỏ có chính sách cắt giảm đầu tư và trong thời gian qua các nhà đầu tư không quan tâm đến các dự án thủy điện nhỏ chính vì vậy mà không phát sinh các nhu cầu vay vốn tại NHPT). Thứ hai là lãi suất cho vay thì chưa linh hoạt theo thị trường, khi lãi suất thị trường cao còn lãi suất cho vay tại NHPT quá thấp, dẫn đến chênh lệch lãi suất làm thất thoát một nguồn tiền lớn của Nhà nước (vì Nhà nước phải cấp bù chênh lệch lãi suất cho NHPT). Thứ ba là đồng tiền cho vay chưa được linh động.ở NHPT chỉ được cho vay bằng đồng VNĐ mà các dự án nhập khẩu có nhu cầu vay ngoại tệ (USD) lớn nhưng NHPT lại không thể cho vay.Thứ tư là thời hạn cho vay hiện nay tối đa là 12 năm, nhiều dự án chưa kịp hoàn thiện để sinh lợi nhuận đã phải lo trả nợ, làm giảm khả năng sinh lời của dự án cũng như làm giảm khả năng trả nợ cho NHPT.

53

2.2.2.Quy trình tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Hình 2.2: Sơ đồ quy trình tín dụng tại NHPT

Quy trình tín dụng gồm có 7 bước:

(1) Tiếp nhận hồ sơ vay vốn: Kiểm tra hồ sơ vay vốn để đảm bảo đầy đủ giấy tờ cần thiết để thực hiện cho vay.

(2) Thẩm định và quyết định cho vay: Cán bộ thẩm định thực hiện việc thu thập thông tin về khách hàng và thực hiện đánh giá khách hàng về: năng lực tài chính, tính khả thi của dự án...Nếu khách hàng đủ điều kiện vay vốn thì ngân hàng quyết định cho vay và cơ cấu khoản vay hợp lý.

(3) Thực hiện ký kết hợp đồng.

(4) Quyết định giải ngân: sau khi đã ký hợp đồng vay vốn ngân hàng thực hiện giải ngân và thực hiện theo dõi khoản vay của khách hàng.

(5) Kiểm tra giám sát khoản vay.

(6) Thực hiện thu hồi nợ gốc và lãi theo kế hoạch.

(7) Thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro đối với các khoản nợ xấu, nợ quá hạn. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn Thực hiện thu hồi nợ gốc và lãi theo kế hoạch. Quyết định giải ngân Thẩm định và quyết định cho vay Thực hiện ký kết hợp đồng Thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro Kiểm tra giám sát khoản vay

54

Nhận xét: Nhìn chung quy trình tín dụng tại NHPT tương đối chặt chẽ và hợp lý. Qua quy trình tín dụng này sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng về tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Trong 7 bước của quy trình tín dụng thì bước 2 là thẩm định và quyết định cho vay là bước quan trọng nhất trong quy trình tín dụng của một ngân hàng. Bước này quyết định chính xác về tính khả thi, hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra của một dự án để đưa ra được quyết định có cho vay hay không.

Quy trình thẩm định và quyết định cho vay:

Hình 2.3:Sơ đồ quy trình thẩm định và quyết định cho vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

(1) Kiểm tra hồ sơ dự án và thu thập thông tin: Kiểm tra hồ sơ thẩm định dự án và thu thập thông tin chủ đầu tư, dự án đầu tư.

(2) Thẩm định chủ đầu tư: Xác định đối tượng vay vốn của chủ đầu tư; thẩm định tính pháp lý của chủ đầu tư; thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư; thẩm định năng lực điều hành, sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư; đánh giá uy tín của chủ đầu tư.

Kiểm tra hồ sơ dự án và thu thập thông tin Thẩm định chủ đầu tư Thẩm định dự án đầu tư Thẩm định lại

55

(3) Thẩm định dự án đầu tư: Xác định đối tượng vay vốn của dự án đầu tư; kiểm tra hồ sơ dự án và thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư; thẩm định phương án tài chính; thẩm định phương án trả nợ vốn vay; thẩm định bảo đảm tiền vay; thẩm định dự án đã có quyết định đầu tư hoặc dự án đang thực hiện đầu tư; lập báo cáo thẩm định tổng hợp.

(4) Quyết định cho vay: Kết luận thẩm định và quyết định cho vay. (5) Thẩm định lại dự án: Nhận xét đánh giá cơ sở điều chỉnh dự án, tính hợp lý của các nội dung điều chỉnh; thẩm định đánh giá các yếu tố thay đổi biến động có ảnh hưởng đến phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay và hiệu quả của dự án; đối với những nội dung trong dự án điều chỉnh không thay đổi so với dự án ban đầu thì sử dụng kết quả đã thẩm định lần đầu đối với dự án.

2.2.3. Kết quả hoạt động 3 năm 2011-2013 về tín dụng đầu tƣ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Qua nhiều năm hoạt động Ngân hàng Phát triển đã cho vay vốn đầu tư trên

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)