5. Kết cấu của khóa luận
3.2.2. Đánh giá việc thực hiện quy hoạch
3.2.2.1. Đánh giá việc thực hiện quy hoạch trong 2 năm 2011, 2012
Dự án Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Nam Định giai đoạn 2011 - 2020 tầm nhìn đến năm 2025 đã được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt theo Quyết định 672/QĐ-UBND qua 2 năm triển khai thực hiện, công nghiệp Nam Định đã có mức tăng trưởng khá. Tuy vậy, nhiều chỉ tiêu quan trọng không đạt được như mục tiêu của quy hoạch.
70
Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp trong năm 2011 là 16,9 % thấp hơn nhiều so với mục tiêu quy hoạch là 23%, đến năm 2012 tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp có tăng lên là 22%, song vẫn chưa đạt được mục tiêu quy hoạch 23% như mục tiêu.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đạt 380.885 nghìn USD, tăng 17% so với năm 2011 (325.376 nghìn USD), với tốc độ tăng như vậy trong các năm tới để đạt được mục tiêu 400 - 410 triệu USD vào năm 2015 là rất khả quan.
Năm 2012 cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, ngành công nghiệp - xây dựng vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, chiếm 39,1% đây là một kết quả rất đáng ghi nhận, vì với mục tiêu của ngành chiếm 39,5 % vào năm 2015 không còn quá khó để thực hiện, tình hình cũng khả quan hơn để đạt mục tiêu 45% vào năm 2020.
Hiện tại ngành chế biến chế tạo đang chiếm tỷ trọng cao trong các ngành công nghiệp của toàn tỉnh, 95% trong đó ngành dệt, may mặc đóng vai trò chủ đạo. Mặc dù ngành cơ khí chế tạo, điện tử và gia công kim loại chưa phải là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất như quy hoạch đề ra, nhưng tới năm 2025 điều này hoàn toàn có thể thực hiện được.
3.2.2.2. Nguyên nhân trong và ngoài nước ảnh hưởng đến thực hiện bản quy hoạch
a. Các nguyên nhân chủ quan
- Chưa quán triệt đầy đủ vai trò của quy hoạch, kế hoạch trong việc lập, phê duyệt, triển khai quy hoạch.
- Trình độ năng lực lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch có nhiều hạn chế do chưa có chuẩn quy hoạch.
- Công tác vận động, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh của tỉnh chưa đáp ứng nhu cầu. Môi trường đầu tư có mặt chưa thực sự
71
thông thoáng, hấp dẫn, chưa thu hút được nhiều dự án quy mô lớn, công nghệ cao. Công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn.
- Công tác cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp trên địa bàn còn chậm, chưa có nhiều tiến bộ nhiều.
b. Các nguyên nhân khách quan
Trong bối cảnh khó khăn chung của đất nước, đặc biệt là hậu quả nặng nề của cơn bão số 8 ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế tỉnh và ngành công nghiệp của tỉnh.
Các công trình xây dựng hạ tầng giao thông, khu, cụm công nghiệp quan trọng trên địa bàn đều bị chậm, làm cho môi trường đầu tư kém hấp dẫn, khó thu hút đầu tư.
Vị trí địa kinh tế của Nam Định so với nhiều tỉnh trong vùng kém hấp dẫn do chi phí đến cảng, sân bay và trung tâm Hà Nội cao hơn.
3.2.2.3. Bài học kinh nghiệm
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các dự án đầu tư, các công trình trọng điểm để kịp thời tháo gỡ khó khăn, đảm bảo thực hiện dự án đúng tiến độ.
- Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch và triển khai thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp, khai thác tối đa và có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương để xây dựng hạ tầng, tạo quỹ đất sạch, thu hút các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng và đầu tư sản xuất công nghiệp. Minh bạch và thực hiện nhanh chóng công tác bồi thường, tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi, đồng thời xây dựng khu tái định cư, mở rộng phát triển ngành nghề nông thôn để ổn định cuộc sống cho nhân dân trong khu vực phải di dời.
- Công tác dự báo phát triển kinh tế cần phải đặt ngang hàng với công tác quản lý khác trong lĩnh vực công nghiệp (vì hiện nay công tác dự báo phát triển
72 kinh tế chưa được quan tâm đúng mức).
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hành chính. Chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn. Nâng cao kỹ năng, năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên viên trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về công nghiệp, TTCN.
- Nâng cao hiệu quả công tác khuyến công và xúc tiến thương mại, đẩy mạnh phát triển các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, TTCN và làng nghề gắn với vùng nguyên liệu tại chỗ, kích thích sức mua, giữ vững và mở rộng thị trường nội địa và xuất khẩu.
- Rà soát, điều chỉnh bổ sung các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút đầu tư vào sản xuất công nghiệp, TTCN và làng nghề của tỉnh.
- Tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các thủ tục đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư, quản lý thuế…, tận dụng tối đa có hiệu quả các chính sách ưu đãi của Chính phủ đối với các ngành nghề thuộc nhóm khuyến khích phát triển bằng cách tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận và thụ hưởng.
- Cần phải có những giải pháp huy động hữu hiệu vốn đầu tư từ nhiều thành phần kinh tế, từ mọi tầng lớp dân cư. Có chính sách sử dụng vốn của toàn xã hội một cách hiệu quả, nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ. Đẩy nhanh việc tích tụ vốn trong và ngoài tỉnh vào các khu vực trọng điểm như thành phố Nam Định và các khu vực thị trấn, vùng ven biển.
- Ngoài ra, cần đa dạng hoá hình thức tạo vốn, huy động vốn, coi trọng việc phát triển và mở rộng các nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh. Tăng cường kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn, phù hợp với yêu cầu công việc. Vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên lành nghề, có nghiệp vụ cần phải được coi trọng trong quá trình thực hiện quy hoạch trên địa bàn.
73
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Quy hoạch phát triển công nghiệp Nam Định giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025 được xem như là một bản quy hoạch ngành có chất lượng tốt. Được xây dựng dựa trên các lợi thế sẵn có và các nghiên cứu sâu về quá trình phát triển của địa phương, bản quy hoạch phát triển công nghiệp Nam Định giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025 đã đề ra được những mục tiêu phù hợp và những định hướng cụ thể nhằm phát triển một cách lâu dài cho ngành công nghiệp tỉnh.
Dựa trên những lợi thế sẵn có của địa phương và phát triển theo bản quy hoạch được xây dựng một cách khoa học và hoàn chỉnh hứa hẹn Nam Định sẽ trở thành một trung tâm công nghiệp lớn của cả nước.
Tuy nhiên bản quy hoạch vẫn mắc phải những thiếu sót đáng kể. Bản quy hoạch vẫn dự trên ý kiến chủ quan của người làm quy hoạch. Chưa hướng tới được ý kiến của cộng đồng để tăng tính khách quan và thể hiện hướng tới mục tiêu là quy hoạch vì cộng đồng.
Bản quy hoạch không sử dụng các phương pháp điều tra hiện đại trong giai đoạn hiện nay, chủ yếu chỉ thống kê và liệt kê số liệu mang lại tính không khách quan cho bản quy hoạch.
Cuối cùng bản quy hoạch cần chú trọng đến tác động của công nghiệp tới tự nhiên môi trường và xã hội.
Tuy nhiên, xét trên mức độ là một bản quy hoạch ngành của một địa phương đây là một bản quy hoạch toàn diện và tổng hợp. Đi từ thực trạng của các vấn đề, qua quá trình phân tích khoa học, đặt trong mối quan hệ tổng thể, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục và định hướng phát triển khá hoàn chỉnh.
74
2. Khuyến nghị
Trên cơ sở nghiên cứu của khóa luận, khuyến nghị với các cơ quan quản lý và nhân dân tỉnh Nam Định xem xét, cân nhắc:
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch.
- Điều chỉnh, bổ sung kịp thời quy hoạch phù hợp với những thay đổi trong từng giai đoạn.
75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản pháp lý
1. Quyết định số 672/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Nam Định giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
2. Quyết định số 87/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020.
B. Tài liệu
1. TS. Lê Kim Chi, Tập bài giảng Quy hoạch phát triển lãnh thổ, Học viện Chính sách và Phát triển.
2. PGS. TS. Hoàng Sỹ Động, Tập bài giảng Quy hoạch ngành, lĩnh vực, Học viện Chính sách và Phát triển.
3. Th.S Tô Văn Hùng (2007), Giáo trình quy hoạch đô thị, NXB Đại học Bách Khoa.
4. T.S Lê Văn Nắp (2011), Xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin cho công tác điều phối các vùng kinh tế trọng điểm, Viện chiến lược phát triển.
5. Trần nh Phương, Nghiên cứu khoa học “Đánh giá quy hoạch phát triển tổng thể du lịch Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2020, định hƣớng đến năm 2030”.
6. Nguyễn Thị Huyền Trang (2012) Tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hải Dƣơng. Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên Lý luận Chính trị.
76
7. Trần Hòa Thuận, Đánh giá về công tác quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang giai đoạn 2001 – 2010, Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang.
8. Ngô Doãn Vịnh (chủ biên), Bàn về phát triển kinh tế (Nghiên cứu con đƣờng dẫn tới giàu sang). Nxb Chính trị Quốc gia, 2005.
7. UBND tỉnh Nam Định, Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Nam Định giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
9. UBND tỉnh Nam Định, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020.
10. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê Việt Nam năm 2012, NXB Thống kê.
11. Viện chiến lược phát triển, “Kinh nghiệm quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội”, http://dsi.mpi.gov.vn/, 7/5/2014.