Trình độ công nghệ sản xuất công nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá quy hoạch phát triển công nghiệp Nam Định giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (Trang 46)

5. Kết cấu của khóa luận

2.2.5.Trình độ công nghệ sản xuất công nghiệp

Nam Định là một tỉnh có truyền thống và bề dày về sản xuất công nghiệp nhưng đa phần thiết bị máy móc của các cơ sở công nghiệp trên địa bàn chậm được đổi mới và nâng cấp, một số máy móc thiết bị đã lạc hậu và hao mòn gần hết giá trị sử dụng. Một số cơ sở còn tận dụng các thiết bị đã hết khấu hao từ lâu. Trình độ công nghệ nói chung là ở mức trung bình thấp so với các thiết bị của các cơ sở sản xuất công nghiệp cùng ngành ở các địa phương khác trên cả nước.

Những năm gần đây do yêu cầu chất lượng sản phẩm và tăng tính cạnh tranh, một số cơ sở đã đầu tư máy móc thiết bị đồng bộ như: dây chuyền sản xuất dược phẩm (thuốc viên, thuốc nước...), dây chuyền sản xuất gạch (gạch men, gạch, ngói nung...), dây chuyền sản xuất các sản phẩm dệt may (khăn, vải sợi, vải màn, quần áo...)… Một số dự án mới xây dựng đã được đầu tư các thiết bị

41

công nghệ thuộc loại tiên tiến và đồng bộ như: công ty cổ phần dược Nam Hà, dược Trường Thọ..., các doanh nghiệp có vốn FDI…

Phần lớn các doanh nghiệp có hệ số sử dụng công suất thiết kế thấp, thậm chí có doanh nghiệp chỉ đạt khoảng 20 - 30%. Điều này là một yếu tố chủ yếu làm tăng giá thành các sản phẩm công nghiệp làm ra.

Số cơ sở công nghiệp được đầu tư dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến tại Nam Định còn chiếm tỷ trọng nhỏ nên chưa tạo được chuyển biến đáng kể cho ngành công nghiệp. Nhìn chung, trên địa bàn tỉnh số lượng các doanh nghiệp phát triển bền vững, có điều kiện để đầu tư đổi mới thiết bị rất ít. So với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa thì hệ số đổi mới thiết bị công nghệ của ngành công nghiệp Nam Định còn quá thấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá quy hoạch phát triển công nghiệp Nam Định giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (Trang 46)