Đánh giá nội dung bản quy hoạch

Một phần của tài liệu Đánh giá quy hoạch phát triển công nghiệp Nam Định giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (Trang 67)

5. Kết cấu của khóa luận

3.2.1. Đánh giá nội dung bản quy hoạch

3.2.1.1. Đánh giá quan điểm phát triển

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quan điểm “công nghiệp là động lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nên cần tập trung phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh để chủ động hội nhập với khu vực và thế giới” là đúng đắn và phù hợp với Chiến lược Quốc gia. Từ đó phát huy được hết các tiềm năng về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện xã hội, cơ sở hạ tầng của tỉnh. Tuy nhiên, do hầu hết các ngành công nghiệp của tỉnh đều phải nhập khẩu nguyên liệu nên chỉ chú trọng vào những ngành chủ chốt là thế mạnh của tỉnh như dệt may, cơ khí. Đồng thời cũng cần phải chú trọng phát triển nông nghiệp song song với phát triển công nghiệp do nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong GTSX của toàn tỉnh.

62

Về quan điểm phát triển công nghiệp phải phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp chung của cả nước, của vùng đồng bằng sông Hồng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Qua đó cho thấy được sự thống nhất trong quy hoạch công nghiệp từ Trung ương đến địa phương tạo ra một mối liên hệ chặt chẽ giữa các địa phương cũng như các vùng trong cả nước.

Hiện nay, lực lượng lao động chủ yếu chưa được qua đào tạo, trong khi đó Nam Định lại là nơi giáo dục khá phát triển, có nhiều cơ sở đào tạo, cùng với việc phát triển phải đón nhận được xu hướng chuyển giao công nghệ. Quan điểm xây dựng, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng phát huy lợi thế so sánh về nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng ngày càng cao rất cần thiết và phù hợp với tình hình phát triển của tỉnh.

Trong những năm gần đây, công nghiệp Nam Định đã thu hút được vốn từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và vốn nước ngoài đầu tư vào tỉnh. Vì thế, quan điểm đưa ra cần tiếp tục phát huy khả năng thu hút đầu tư, khuyến khích mọi thành phần tham gia đầu tư phát triển công nghiệp.

Ngoài ra, thêm một quan điểm là phát triển công nghiệp phải gắn với phát triển dịch vụ, du lịch, phát triển đô thị, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cho thấy tỉnh không chỉ chú trọng vào giá trị kinh tế công nghiệp mang lại mà còn chú trọng đến việc bảo tồn những yếu tố về tự nhiên, môi trường của tỉnh.

3.2.1.2. Đánh giá về mục tiêu phát triển

a. Đánh giá mục tiêu chung

Mục tiêu trọng điểm trong quy hoạch công nghiệp Nam Định là xây dựng ngành công nghiệp Nam Định ngày càng lớn mạnh, hiện đại, thân thiện với môi trường, có khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu

63

vào khu vực và thế giới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững, đặc biệt là xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống nhân dân.

Mục tiêu trên được đưa ra trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tất cả các vấn đề đưa ra trong mục tiêu này là những mục tiêu cơ bản và trọng tâm để xây dựng ngành công nghiệp Nam Định ngày càng vững mạnh.

b. Đánh giá mục tiêu cụ thể

Mục tiêu của bản quy hoạch đưa ra tốc độ tăng GTSX công nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 đạt 22 - 23%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 đạt 20 - 21%/năm và giai đoạn 2021 - 2025 tăng 17 - 18%/năm là một kỳ vọng hợp lý. Do các yếu tố, tiềm năng phát triển đang được tận dụng tối đa, cơ sở hạ tầng của tỉnh được nâng cấp đáng kể, đặc biệt là giao thông, đoạn đường mới Nam Định – Phủ Lý giúp việc giao lưu với các tỉnh khác và thủ đô Hà Nội dễ dàng hơn, tạo điều kiện thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp, cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp góp phần nâng cao khả năng thực hiện mục tiêu.

Về mục tiêu “Đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp, thủ công nghiệp đạt 400 - 420 triệu USD, năm 2020 đạt 650 -700 triệu USD và năm 2025 đạt trên 1 tỷ USD”, so với GTSX toàn ngành công nghiệp thì những con số ở các năm này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Nhưng hiện nay, ngành công nghiệp Nam Định hầu hết phải nhập nguyên vật liệu để sản xuất, hơn nữa, nguồn nhân lực chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Vì thế, giá thành và chất lượng sản phẩm liệu có cạnh tranh được với các tỉnh, các vùng lân cận để đạt được kỳ vọng về kim ngạch xuất khẩu công nghiệp?

Ngoài ra, bản quy hoạch còn đề ra mục tiêu đến năm 2015, công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 39,5%; năm 2020 chiếm tỷ trọng 45%; năm 2025 chiếm

64

tỷ trọng 48,5% GDP nền kinh tế. Đây là một mục tiêu khá cao, trong những năm gần đây, chuyển dịch cơ cấu GTSX của cả nước cũng không có sự dao động nhiều, ngành công nghiệp vẫn chỉ tăng giảm khoảng 1% mặc dù chủ trương của Đảng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo ý kiến chủ quan của tôi, cần thu hẹp lại mục tiêu này một chút cho sát với thực tế để khâu thực hiện sẽ khả quan hơn.

Về các mục tiêu cụ thể của từng ngành công nghiệp, bản quy hoạch đưa ra khá hợp lý theo xu hướng phát huy những ngành chủ đạo sẵn có của tỉnh, dệt may da giày vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất do ngành này đã có truyền thống lâu đời, kế đến là chế tạo máy gia công kim loại và các ngành khác.

3.2.1.3. Đánh giá định hướng phát triển

Với định hướng phát triển các ngành dệt may; cơ khí đóng và sửa chữa tàu, cơ khí chế tạo, điện tử, cơ điện tử và công nghiệp phần mềm, nhiệt điện và dược phẩm; chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Điều này phù hợp với những tiềm năng kể trên của tỉnh như dân số đông, lao động trẻ dồi dào có sức khỏe tốt đáp ứng được nhiều yêu cầu công việc, đây cũng là nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng nghề dạy và nghiên cứu kỹ thuật điện, vi mạch điện tử trên cả nước như trường Đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định, Cao đẳng công nghiệp Nam Định, Đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp, cùng nhiều lớp đào tạo chuyên nghiệp bài bản,… Một số địa phương trên toàn tỉnh đã và đang phát triển ngành công nghiệp đóng tàu tạo việc làm cho nhiều lao động, nhất là ở Xuân Trường, Hải Hậu,… Đồng thời các ngành đã chọn trên đều là những ngành có lợi thế cạnh tranh trên cả nước và trong khu vực, do đó định hướng từng bước xây dựng Nam Định trở thành trung tâm của vùng Nam Đồng bằng sông Hồng về dệt may, đóng tàu, cơ khí chế tạo, dược phẩm, điện tử và công nghiệp phần mềm; tiếp tục

65

phát triển các ngành sản xuất vật liệu xây dựng là một định hướng đúng đắn có tình hợp lý khả thi cao.

Báo cáo với Thủ tướng, Chủ tịch UBND Nam Định Nguyễn Văn Tuấn cho biết, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ, trong đó công nghiệp – xây dựng chiếm 36%, dịch vụ 34%, nông nghiệp 30% .Theo Thủ tướng, Nam Định cần huy động và sử dụng tốt nhất các nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong GDP, từ đó tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh cần ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh ở cả ba khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ để xây dựng Nam Định tương xứng với vị trí, vai trò trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng, đóng góp ngày càng nhiều vào tăng trưởng chung của vùng. Phù hợp với tình hình đó, toàn tỉnh đưa ra định hướng tập trung đầu tư, phát triển, đưa công nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ lực, góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu thu ngân sách; gắn kết với phát triển nông nghiệp và phục vụ có hiệu quả công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Dưới sự nhắc nhở của Thủ tướng Chính phủ: “Đa dạng hoá về quy mô và loại hình sản xuất công nghiệp: công nghiệp chủ đạo, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống. Khuyến khích phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng nguồn vốn tư nhân, tạo ra một mạng lưới các vệ tinh sản xuất và xuất khẩu cho các công ty lớn, giải quyết việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo”, UBND tỉnh Nam Định đã kịp điều chỉnh định hướng một cách phù hợp hơn: Tập trung cao cho một số ngành trọng điểm, có lợi thế, sản xuất các sản phẩm xuất khẩu; phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn như công nghiệp dệt may, tàu thuỷ, chế biến nông lâm thuỷ

66

sản, nhiệt điện. Đặc biệt ưu tiên cho phát triển các ngành công nghệ cao (sản xuất thiết bị, linh kiện, chi tiết, cụm chi tiết cơ khí, cơ điện tử đạt tiêu chuẩn quốc tế, công nghệ phần mềm...).

Đứng trước lợi thế của một tỉnh giáp biển, được lợi từ nguồn tài nguyên phong phú này như hải sản dồi dào, dịch vụ du lịch phát triển với các bãi biển nổi tiếng sầm uất ngang với một số bãi biển trong nước như Đồ Sơn, Sầm Sơn thu hút khách trong và ngoại tỉnh, đem lại thu nhập không nhỏ cho người dân nơi này do đó mà định hướng phát huy lợi thế kinh tế biển, tập trung phát triển các ngành công nghiệp ven biển, công nghiệp dịch vụ vận tải biển, dầu khí trong tương lai tại khu kinh tế Ninh Cơ và khai thác than tại Giao Thuỷ sẽ huy động tập trung được nguồn lực biển kể trên.

Đứng trước việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế theo hướng bền vững, việc chú trọng cải tiến máy móc để nâng cao năng xuất lao động, cũng như công trình xử lý chất thải ngày càng được quan tâm do vậy cần khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ đối với các cơ sở hiện có và áp dụng công nghệ tiên tiến ở các cơ sở xây dựng mới. Phát triển công nghiệp tập trung vào các khu, cụm công nghiệp, di dời những công ty dệt may hiện tại đóng trên địa bàn thành phố vào các khu, cụm công nghiệp để tránh ô nhiễm môi trường là định hướng tích cực, giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường đang nhức nhối trên địa bàn tỉnh.

3.2.1.4. Đánh giá các giải pháp cơ chế chính sách

a. Nâng cao năng lực cạnh tranh bao gồm các giải pháp để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn

- Đứng trước những mục tiêu, định hướng đề ra nhằm phát triển kinh tế theo hướng bền vững, một trong những giải pháp được lựa chọn là tăng cường cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý. Để thực hiện điều này, bản

67

quy hoạch chỉ ra như: cải cách thủ tục hành chính, huy động sức mạnh của hệ thống chính trị, phân cấp để quản lý khu cụm công nghiệp, chống tham nhũng, không thể phủ nhận tính hợp lý của các giải pháp trên bởi những lý do sau:

+ Thủ tục hành chính rườm rà đã trở thành một vấn đề nhức nhối của một bộ máy cồng kềnh như ở các nước xã hội chủ nghĩa,là mối quan tâm của hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài, giải quyết được vấn đề này như thổi một cơn gió mới vào sự phát triển của nước nhà, giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp, tạo môi trường hấp dẫn đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực: đầu tư, thuế, hải quan, cấp đất, thương mại, môi trường, xây dựng.

+ Để đầu tư có trọng tâm trọng điểm đồng thời không gây ra những mâu thuẫn lợi ích giữa các huyện, việc huy động các tiềm lực kinh tế, nhân lực là không thể thiếu.

+ Khu công nghiệp, cụm công nghiệp thường được quản lý ở những cấp lớn, thường xa rời thực tế, đồng thời gây khó khăn cho các nhà đầu tư vậy nên thực hiện việc phân cấp giữa tỉnh, ngành và huyện, thành phố trong việc quản lý về cụm công nghiệp trên địa bàn theo hướng tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Đồng thời tăng cường chế độ giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, cơ chế đã ban hành. Tiếp tục đẩy mạnh chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy quản lý Nhà nước cũng là một cách thu hút cách nhìn của nhà đầu tư.

- Doanh nghiệp thường tính giá thành dựa trên giá sản xuất, do đó để khuyến khích gia tăng sản xuất nơi doanh nghiệp, việc giảm chi phí ngoài cho doanh nghiệp thông qua đẩy mạnh phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, điện nước, dịch vụ thông tin truyền thông, logistic… giảm chi phí dịch vụ hành chính công, dịch vụ hạ tầng cho các doanh nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ ứng dụng thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh sẽ làm kích thích sản xuất, cũng như nhu cầu tiêu dùng của toàn tỉnh.

68

- Để sản xuất kinh doanh, bên cạnh nguồn vốn tài chính, đất đai nhà xưởng cũng là một loại tài sản không kém cạnh trong nhiều trường hợp còn đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, việc tiếp cận đất đai cũng như thủ tục đất đai ở một nước có giá đất cao như ở Việt Nam không phải dễ dàng. Công khai, minh bạch trong việc tiếp cận đất đai đối với mọi loại hình doanh nghiệp; giải quyết các thủ tục về đất đai nhanh, theo quy trình, thủ tục thống nhất sẽ mau chóng giải quyết những tháo mắc cho doanh nghiệp.

b. Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao

Đặc thù chung của nhân lực các nước Đông Nam Á là dồi dào, tuy nhiên chất lượng kém, lực lượng lao động chất lượng cao còn yếu và thiếu, lao động đông hiện vẫn đang là lợi thế. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực dưới nhiều hình thức để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp, chú trọng đào tạo lao động cung ứng cho các ngành nghề mới và đào tạo theo địa chỉ. Đặc biệt chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có chính sách thu hút nhân tài, lao động trình độ cao về làm việc tại địa phương.

c. Đẩy mạnh thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư từ các tập đoàn kinh tế cho phát triển công nghiệp

Bản quy hoạch đưa ra chính sách thu hút vốn đầu tư hầu như từ mọi thành phần kinh tế, chú trọng đến những nguồn vốn lớn bằng cách tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, tập trung ở những ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh. Chính sách này là khá khả thi và cần thực hiện ngay trong những năm đầu quy hoạch, tạo tiền đề để thực hiện các mục tiêu một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Ngoài ra, một số giải pháp về thị trường, khoa học công nghệ hỗ trợ cho công nghiệp phát triển nhanh chóng, vững mạnh hơn, giải pháp về bảo vệ môi

69

trường giúp cho việc thực hiện quy hoạch theo hướng phát triển bền vững cũng cần được thực thi nghiêm túc, chính xác.

3.2.1.5. Đánh giá tính khả thi của quy hoạch

Bản quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Nam Định giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025 khá phù hợp và sát với Chiến lược phát

triển Quốc gia và quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh, bắt kịp được xu hướng phát triển chung.

Ngoài ra, như đã nêu trên phần cơ sở lý luận, nội dung quy hoạch Việt Nam thường không sát với thực tế. Có thể nói bản quy hoạch này cũng vẫn còn

Một phần của tài liệu Đánh giá quy hoạch phát triển công nghiệp Nam Định giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)