Hệ thống cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Đánh giá quy hoạch phát triển công nghiệp Nam Định giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (Trang 34)

5. Kết cấu của khóa luận

2.1.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng

2.1.4.1. Giao thông

Với vị trí cách thủ đô Hà Nội gần 90km và gần khu vực vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, mạng lưới giao thông gồm cả đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển tạo cho Nam Định giao lưu với các tỉnh trong vùng, trong nước và nước ngoài tương đối thuận lợi. Tuy vậy, hầu hết các tuyến giao thông đều có quy mô nhỏ, chất lượng thấp chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH, đặc biệt là phát triển công nghiệp.

Đường sắt: đường sắt Bắc - Nam chạy qua địa bàn tỉnh Nam Định dài 42km, mỗi ngày có hàng chục chuyến tàu Bắc - Nam chạy qua ga Nam Định.

Hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh Nam Định gồm các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và đường huyện, đường xã có tổng chiều dài hơn 8000 km, trong đó quốc lộ (QL10, QL21, QL38B) là 136 km; Đường tỉnh (10 tuyến) là 367 km; Đường huyện 400 km; đường xã, liên xã 1.925km và đường thôn xóm 5.172,52km. Hệ thống giao thông của Nam Định liên tục được mở rộng và nâng cấp. Từ năm 2010 đến nay, đã hoàn thành quốc lộ 21 Nam Định - Thịnh Long, tỉnh lộ 490C Nam Định - Thịnh Long. Năm 2013 đã hoàn thành tuyến Nam Định - Phủ Lý nối Quốc lộ 1 tác động rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Đường sông: Nam Định là tỉnh có ưu thế về mạng lưới đường sông với bốn con sông lớn có tổng chiều dài 251km: sông Hồng (74,5km, các loại tàu có

29

tải trọng 400 - 800 tấn đi lại thuận tiện); sông Đào (33,5km, tàu 100 - 200 tấn); sông Ninh Cơ (61km, tàu 400 - 600 tấn, có thể vận chuyển hàng hoá về tới cảng Phà Đen - Hà Nội); sông Đáy (82km, tà u 400 - 800 tấn).

Đường biển: Nam Định có 72km đường biển và cảng Hải Thịnh với 200m cầu tàu, năng lực 2 triệu tấn/năm, đảm bảo cho tàu 2.000 tấn ra vào cảng.

2.1.4.2. Thông tin liên lạc

Mạng lưới thông tin liên lạc của Nam Định ngày càng được mở rộng theo hướng hiện đại. Hiện 100% số xã và thị trấn trên địa bàn tỉnh đã có điện thoại và điểm bưu điện văn hoá với 01 bưu điện trung tâm tại thành phố Nam Định, 10 bưu điện huyện và 70 bưu điện khu vực. Tổng số thuê bao điện thoại (cả cố định và di động trả sau là 387.500 thuê bao, tỷ lệ đạt 21,22 máy/100 dân trong đó điện thoại cố định 19,6 máy/100 dân. Số lượng thuê bao Internet năm 2009 là 27.230 thuê bao, tăng mạnh 10.700 thuê bao so với năm 2008, tỷ lệ đạt 1,48 thuê bao/100 dân.

2.1.4.3. Cấp điện

Tính đến hết năm 2012, Nam Định đã có mạng lưới điện tương đối hoàn chỉnh và hiện đại, đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo phục vụ cho an ninh - quốc phòng trên địa bàn tỉnh, bao gồm:

1 trạm biến áp 220/110kV với tổng công suất 2x125 MV ;

9 trạm biến áp 110kV với tổng công suất 365 MV ; 17 trạm biến áp trung gian 35/10 KVA với dung lượng 91,2 MVA và 7 trạm biến áp 35/6 KV với tổng dung lượng 52,68 MVA

449 trạm biến áp 35/0,4 kV với tổng công suất 157 MV ; 590 trạm biến áp 22/0,4 kV với tổng công suất 198 MV ; 803 trạm biến áp 10/0,4 kV với tổng công suất 186 MV ; 78 trạm biến áp 6/0,4 kV với tổng công suất 22 MV .

30

Hệ thống lưới điện đã đến với 100% số xã trên địa bàn tỉnh với tổng chiều dài đường dây 35kV là 565,298km; đường dây 22kV là 177,97km; đường dây 10kV là 785,51km; đường dây 6KV là 49,83km; Lưới điện hạ áp trên địa bàn tỉnh có tổng cộng 9.921,1km.

2.1.4.4. Cấp nước

Toàn tỉnh hiện có 36 trạm cấp nước sạch tập trung, phân bố ở các xã của 9 huyện, 5 nhà máy phân bố ở các khu đô thị với tổng công suất 115.510 m3/ngày đêm. Trong đó, công suất trên địa bàn Thành phố Nam Định là 70.000 m3

/ngày đêm. Hiện nay, đã cung cấp nước sạch cho 188.277 hộ dân khu vực nông thôn và đô thị. Tỷ lệ dân cư sử dụng nước sạch tại Thành phố Nam Định đạt khoảng 95%, các đô thị khác đạt khoảng 75% với định mức bình quân 80 lít/người/ngày đêm. Hầu hết các trạm cung cấp nước đều sử dụng nguồn nước mặt tại các con sông lớn trên địa bàn tuy nhiên một số hệ thống trạm cung cấp sử dụng nước sông nội đồng có nguy cơ ô nhiễm rất cao.

Vùng nông thôn chủ yếu dùng nước giếng khoan với khoảng 80.000 giếng.

2.1.5. Thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức cho phát triển công nghiệp Nam Định

Thuận lợi (S) Khó khăn (W)

- Vị trí địa lý thuận lợi để giao lưu kinh tế xã hội, vừa là thị trường tiêu thụ rộng lớn các sản phẩm công nghiệp, vừa tiếp thu công nghệ từ các tỉnh phát triển hơn như Hà Nội, Hải Phòng. - Đất đai bằng phẳng, phì nhiêu, thuận lợi để phát triển kinh tế tổng hợp ven biển.

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho phát triển thủy điện cũng như

- Nam Định nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng của bão, thiên tai dẫn đến mất mùa, ảnh hưởng đến công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. - Khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng dễ làm hư hỏng máy móc.

- Nguồn khoáng sản có trữ lượng nhỏ, không có tiềm năng phát triển ngành

31 phục vụ đủ nhu cầu cho các ngành công nghiệp khác.

- Quỹ đất còn khá lớn để phục vụ sản xuất công nghiệp.

- Nguồn lao động dồi dào; cơ cấu lao động đang chuyển dần sang khu vực công nghiệp.

- Tài nguyên thiên nhiên dồi dào, đặc biệt là thủy sản, đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng đang được nâng cấp, đặc biệt là giao thông gồm cả đường sắt, đường bộ, đường sông và đường biển thuận tiện cho việc giao thương và thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp.

công nghiệp khai thác.

- Chất lượng lao động nhìn chung vẫn còn thấp.

- Các tuyến giao thông vẫn còn quy mô nhỏ và chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp.

Cơ hội (O) Thách thức (T)

- Sự quan tâm của Trung ương Đảng và Chính phủ.

- Trong điều kiện hội nhập, hơn nữa Nam Định đang ngày càng mở rộng quy mô phát triển dễ dàng thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài hơn.

- Phát triển công nghiệp cần phải chú trọng tới vấn đề ô nhiễm môi trường, đảm bảo hướng tới phát triển bền vững. - Nhu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp ngày càng tăng, đòi hỏi cạnh tranh cao.

32

Một phần của tài liệu Đánh giá quy hoạch phát triển công nghiệp Nam Định giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)