Đánh giá chung hiện trạng phát triển công nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá quy hoạch phát triển công nghiệp Nam Định giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (Trang 50)

5. Kết cấu của khóa luận

2.2.8. Đánh giá chung hiện trạng phát triển công nghiệp

2.2.8.1. Những mặt được và nguyên nhân

a. Những mặt được

- Trong những năm qua ngành công nghiệp Nam Định đã có bước phát triển mới, chủ yếu bằng nội lực, cao hơn nhiều so với mức trung bình cả nước, công nghiệp địa phương được duy trì và phát triển nhanh, đóng góp đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng công nghiệp. Mặt khác những năm gần đây tỉnh Nam Định đã quan tâm, tập trung nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng đặc biệt là hệ thống giao thông huyết mạch, điện lực, thông tin truyền thông...

- Đã thu hút được khu vực kinh tế ngoài quốc doanh phát triển công nghiệp mạnh mẽ.

45

- Đã thu hút được vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào Tỉnh.

- Đã hình thành một số khu, cụm công nghiệp, thu hút được một số dự án lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp trên địa bàn. Gây dựng được công nghiệp dược Nam Định đứng thứ 4 cả nước.

- Các sản phẩm công nghiệp bước đầu đã có được chỗ đứng trên thị trường và gây dựng được thương hiệu, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư đổi mới dây chuyền thiết bị tạo ra những sản phẩm có chất lượng và cạnh tranh.

- Công nghiệp phát triển giúp tạo công ăn, việc làm cho một bộ phận người lao động của tỉnh, góp phần thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp.

- Thúc đẩy quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nông thôn, hình thành các khu vực đô thị mới và du nhập các ngành nghề mới tới địa bàn.

b. Nguyên nhân

- Ngành công nghiệp luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh Ủy, HĐND, UBND tỉnh, đồng thời nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các Bộ, Ban Ngành từ trung ương đến địa phương.

- Môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện.

- Cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước, truyền thông, các khu, cụm công nghiệp... được chú trọng đầu tư mới và nâng cấp, cải tạo.

- Các doanh nghiệp trên địa bàn cố gắng đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng thị trường, từng bước tạo thêm nguồn lực mới cho ngành công nghiệp phát triển.

- Các cơ chế, chính sách của tỉnh được ban hành nhằm hỗ trợ cho phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp và các

46

thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển công nghiệp.

2.2.8.2. Những tồn tại và nguyên nhân

a. Những tồn tại

- Mặc dù công nghiệp đang tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế song quy mô vẫn còn nhỏ, tốc độ tăng trưởng vẫn còn chậm so với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.

- Mức độ đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sức cạnh tranh của sản phẩm đa phần không cao.

- Tích lũy nội bộ từ nền kinh tế còn thấp, thiếu vốn để đầu tư phát triển, các chính sách ưu đãi về tín dụng có hiệu quả còn rất hạn chế.

- Công tác tiếp thị, thu hút đầu tư, quảng bá hình ảnh của địa phương chưa được đầu tư đúng mức.

- Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ trong ngành công nghiệp còn thấp, các ngành công nghiệp đa phần là thâm dụng lao động và sử dụng lao động phổ thông, các ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám và công nghệ cao chưa phát triển.

- Các cơ sở công nghiệp có quy mô nhỏ bé, hiệu quả hoạt động thấp. Nguồn lực tích lũy của doanh nghiệp chưa nhiều, lao động chưa gắn bó với doanh nghiệp. Ngành công nghiệp đóng tàu sụt giảm mạnh.

- Thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư từ tỉnh ngoài vào địa bàn còn thấp và chưa có các dự án có thể tạo đột biến cho phát triển công nghiệp.

Tình trạng gây ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất công nghiệp ngày càng tăng, đặc biệt là tại các làng nghề gây ảnh hưởng đến môi trường sống

47 của người dân.

Sản xuất công nghiệp của Tỉnh chưa bền vững, đặc biệt là ngành công nghiệp cơ khí - ngành công nghiệp chủ lực của Tỉnh.

b. Nguyên nhân

- Xuất phát điểm của công nghiệp Nam Định tuy có từ lâu đời nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nền kinh tế, đa phần các doanh nghiệp là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiệu quả hoạt động không cao, khả năng tích lũy để tái đầu tư thấp, thu hút đẩu tư từ bên ngoài còn hạn chế.

- Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông còn hạn chế do xa các trục lớn và xa cảng. Các dịch vụ hỗ trợ đầu tư chưa phát triển nên chi phí sản xuất cao. Quy mô thị trường nội tỉnh nhỏ bé, sức cạnh tranh sản phẩm yếu.

- Đầu tư cho công nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của tỉnh, nhất là chưa tận dụng được nguồn nhân lực.

- Trình độ nguồn nhân lực còn hạn chế, nhất là nguồn nhân lực quản lý và khoa học công nghệ, chưa có chính sách đủ mạnh để thu hút nhân tài về làm việc tại Nam Định.

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên ít so với các địa phương khác.

- Tình hình biến động về kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thiếu định hướng về lựa chọn quy mô sản xuất nhất là đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

- Quản lý nhà nước về công nghiệp còn trùng lắp, chồng chéo nên sự phối hợp giữa các Sở, Ban, Ngành và UBND thành phố, các huyện, thị đưa lại hiệu quả chưa cao, chưa tập trung vào một đầu mối để tham mưu xây dựng ngành và giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

- Nhận thức của người dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý của địa phương về vấn đề môi trường chưa đầy đủ, chưa thực hiện tốt Luật Môi trường.

48

CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2011 – 2020,

TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Một phần của tài liệu Đánh giá quy hoạch phát triển công nghiệp Nam Định giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)